Cứ đến Giáng sinh (Noel) thì mọi
người lại náo nức cùng nhau đón lễ và dự những bữa tiệc đầm ấm bên gia đình.
Đây là giây phút hội tụ người thân cùng nhau quây quần bên những ánh đèn lung
linh đón chờ năm mới đang gõ cửa. Giáng sinh, người ta sẽ tổ chức những lễ hội
náo nhiệt với một không khí rộn ràng, háo hức. Vậy Noel là ngày mấy, nguồn gốc
ngày lễ này bắt đầu từ đâu? Và ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh (Noel) là gì? Hãy
cùng Wiki Cách Làm tìm hiểu xem nhé.
Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ
Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giê-su
sinh ra đời, theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo. Họ tin là Chúa Giêsu được
sinh tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea (Giuđêa) nước Do Thái (ngày nay là 1
thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7
TCN và năm 2.
Ngày lễ được cử hành chính thức
vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch
Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa
đêm. Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24
tháng 12 gọi là “lễ vọng” và thường thu hút nhiều người tham dự hơn.
Nhiều giáo hội Chính Thống giáo Đông
phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ
Giáng sinh của họ ứng với ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory (còn gọi là tây lịch
hay Công lịch).
Theo lịch phụng vụ Công giáo, trước
lễ Giáng sinh là 4 tuần Mùa Vọng, và sau lễ Giáng sinh là Mùa Giáng sinh (12
ngày mùa Giáng sinh).
Lễ Giáng sinh là của những người
theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình,
người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng dần dần, theo thời
gian và qua các lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng
linh đình. Kết quả là bây giờ, lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc
tế, với ông già Noel, cây Giáng sinh và cây thông Noel.
Nguồn gốc của ngày lễ Giáng Sinh (Noel)
Thời kỳ Giáo hội cơ đốc sơ khai
(2,3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với lễ Hiễn linh. Tuy
nhiên ngay từ năm 200, thánh Clementê Alexandria (150-215) đã nói đến một lễ hết
sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Hội thánh La tinh thì mừng
kính lễ ấy vào ngày 25 tháng 12.
Theo một nguồn khác thì tín hữu cơ
đốc sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm
theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ
giáng sinh của Đức Jesus trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ IV, những người
Cơ đốc mới bắt đầu muốn ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Jesus mỗi năm một lần,
nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ bởi vì đến lúc đó, cơ đốc
giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.
Những người La Mã, hàng năm ăn
mưng “Thần Mặt trời” (Feast of The SolInvictus) đem ánh sáng đến cho trần gian
vào ngày 25 tháng 12. Những người cơ đốc đã nhân cơ hội này để tổ chức ăn mừng
ngày Đức Giêsu giáng sinh vào đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại (Gioan
8:12) cùng một ngày với ngày lễ “Thần Mặt trời” của người La Mã. Nhờ vậy, chính
quyền đã không phát hiện việc các tín hữu cơ đốc tổ chức ăn mừng lễ Giáng sinh
của Đức Giêsu.
Đến năm 312, Hoàng đế La Mã
Constantine đã bỏ đa thần giáo và theo cơ đốc. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng
“Thần Mặt trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật của Đức Jesus. Đến năm
354, Giáo hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành
lễ Giáng sinh của Đức Jesus.
Trong nhiều thề kỷ, những nhà ghi
chép Ki-tô giáo chấp nhận Giáng sinh là ngày Jesus được sinh ra đời. Tuy nhiên,
đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac
Newton cho rằng ngày Giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với đông chí ở Bắc
bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12.
Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người
Đức lập luận ngày Giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày
Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước người Kitô giáo, nhiều nền
văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ cuối tháng 12.
Ý nghĩa của tên gọi CHRISTMAS
Chữ Christmas gồm có chữ Christ và
Mas. Chữ Christ (bắt nguồn và được viết trong tiếng Hy Lạp là “Χριστός”
(Khrīstos) là tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas nghĩa là thánh lễ. Khi chữ Christ
và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng
Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.
Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa
như nhau. Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Christos, Xpiơtós hay Xristos. Người
ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ
Mas kế cận để thành chữ Xmas.
Ý nghĩa của tên gọi NOEL
Ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh
Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chuá,
Noel là một ngày lễ gia đình, một ngày đặc quyền để tụ tập quây quần mọi
người, mọi thế hệ trong gia đình. Lễ này dưới mọi hình thức được biểu lộ, tạo
những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong gia đình. Đến
ngày lễ thì mọi người cùng nhau dự bữa ăn chung vui bên gia đình bè bạn, không
ngủ để cùng nhau vui chơi ca hát, nghe kể chuyện và quây quần bên lò sưởi và
cây thông Noel. Và trẻ em trong gia đình rất yêu thích ngày lễ này vì tất
cả mọi điều ước của chúng trong ngày này sẽ trở thành sự thật và được nhận quà
từ ông già Noel đáng mến.
Ngày Noel cũng là một thông điệp của
hoà bình: “Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế”: đây là
câu được hát bởi những thiên thần báo tin sự xuất hiện của vị cứu thế và Noël
cũng là ngày người ta chia sẻ với những ai bị bỏ rơi, bị cô đơn, bệnh hoạn, già
yếu…
Ý nghĩa của các biểu tượng Giáng
sinh
1.
Cây thông Noel (Cây Giáng sinh)
Cây Giáng Sinh là cây xanh thường là cây thông được trang hoàng để trình bày trong dịp lễ Giáng sinh theo phong tục của người Kitô giáo.
Theo quan niệm của nhiều người phương Tây, màu xanh là màu tượng trưng cho sự vĩnh cửu, phồn vinh và ấm no. Những loại cây có màu xanh quanh năm thường mang ý nghĩa rất đặc biệt với con người. Cây thông được chọn cho dịp Giáng sinh cũng là vì nó vẫn có thể xanh tốt vào mùa đông lạnh giá. Nhiều quốc gia còn tin rằng màu xanh chính là thứ bùa giúp xua đuổi tà ma và bệnh tật.
2. Ông
già Noel
Thánh Nicôla và
Ông Già Noel là cùng một người. Thánh Nicôla là một Giám Mục của Giáo Phận
Myra, bên Thổ Nhĩ Kỳ. Người Pháp gọi là: Le Père Noel (ông Cha, linh mục Noel),
người Anh gọi trực tiếp là Santa Claus (Thánh Nicôla), Thánh Giám mục, lễ mừng
ngày 6 tháng 12 hàng năm.
Người Pháp thân mật gọi Ngài là “Le Père Noel” (ông cha Noel) vì ngài liên hệ nhiều đến lễ Noel, nhất là với trẻ em, đến nỗi sau khi Ngài qua đời đã lâu rồi, mà hình ảnh Ngài còn được lưu truyền cho hậu thế. Đầu tiên ở Châu Âu, rồi tới toàn thế giới qua bóng dáng một cụ già đẹp lão, râu tóc bạc phơ, mặc áo choàng đỏ viền trắng, thắt lưng da đen,đội mũ chóp đỏ, lưng vác một giỏ lớn đây đồ chơi và bánh kẹo cho thiếu nhi.
Người ta còn thi vị hóa, đem niềm vui cho trẻ em, bằng cách “bắt ông cha Noel đêm 24 tháng 12 chui qua lò sưởi vào phòng ngủ của các em, bỏ đồ chơi, bánh kẹo vào những chiếc giày các em để bên lò sưởi, hay bỏ vào những chiếc vớ mà các em treo ở chân giường”. Thật ra là cha mẹ các em bỏ vào đó để khuyên các em phải ngoan thì “Cha Noel” mới cho quà! Một cách giáo dục hay!
3. Hang đá Bê-lem
và máng cỏ
Trong truyền thuyết, Chúa sinh ra trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục
đồng chăn chiên tại thành Bê-lem. Thường là vào mùa Giáng sinh, một máng cỏ
được đặt trong hang đá (hay gỗ) được dựng lên trong nhà hay ngoài trời, với các
hình tượng Chúa Giê-su, Mẹ Maria, thánh cả Thánh Giuse (Joseph), xung quanh là
các thiên sứ, mục đồng cùng các gia súc như bò, lừa để kể lại sự tích Chúa ra đời
trong máng cỏ.
4. Thiệp Giáng
sinh
Bắt nguồn từ năm
1843 khi ông Henry Cole (1808 – 1882), một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ
John Callcott Horsley (1817 – 1903), một họa sĩ ở Luân Đôn, thiết kế một tấm
thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu
tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng
bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính
phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kỳ người dân nào gửi thư đến bất
kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30
năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.
5. Vòng lá Mùa Vọng
Vòng lá Mùa Vọng
là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để
mọi người trông thấy, trong 4 tuần Mùa Vọng. Cây xanh thường được trang hoàng
trong các bữa tiệc của dịp Đông chí – dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên
vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Lutheran ở Đức vào
năm 1839 với 24 cây nến gồm 20 nến đỏ và 4 nến trắng, cứ mỗi ngày gần Giáng
sinh được đốt thêm một cây nến. Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách sự sống
vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng
rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím – màu
của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay
còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday). Hoặc 4 cây nến đỏ, cứ mỗi tuần
mùa Vọng đốt 1 cây nến. Ngoài ra, tại phương Tây, thường có một lịch Mùa Vọng
là một lịch đặc biệt được sử dụng để đếm hoặc kỷ niệm những ngày chờ đợi đến lễ
Giáng sinh.
6. Quà Giáng sinh
Những món quà biểu
lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn. Đối với một số người, những
món quà Giáng Sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày
sinh của Chúa Giê-su, món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người. Khi Chúa
Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba nhà
thông thái (hay nhà chiêm tinh, theo truyền thống cũng là ba vị vua) từ phương
Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá,
đó làvàng, nhũ hương và mộc dược. Vàng có ý nói Chúa Giêsu là vua, nhũ hương để
tuyên xưng Giêsu là Thiên Chúa và mộc dược tiên báo cuộc khổ nạn và sự chết của
Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại. Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân
nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ
lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giêsu hoa quả và
những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra. Theo truyền thuyết xưa, Ông già Noel
thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông Giáng sinh và leo qua ống
khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những
chiếc bít tất (vớ). Ngoài ra, ngày nay ở Việt Nam thì Giáng sinh cũng là dịp để
các bạn trẻ có cơ hội gửi cho nhau những món quà, những bó hoa tươi và lời chúc
tốt đẹp đến người thân và bạn bè.
7. Ngôi sao Giáng
sinh
Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt. Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó, ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật trầm hương và vàng bạc châu báu. Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên.
8. Chợ Giáng sinh
Chợ Giáng sinh là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng sinh (thường bắt đầu khoảng 1 tháng trước Lễ Giáng sinh) có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp. Bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Thời kỳ Trung Cổ (khoảng thế kỷ 14), cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông bắc Pháp trong dịp Giáng sinh cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.