Fr: Viet Do
Khách ngoại quốc: 'Người Hà Nội lười, lúc nào cũng thấy trà đá vỉa hè'
Drew Binsky đã đặt chân tới 110 quốc gia kể từ năm 2012. Phượt thủ ??? Mỹ dừng chân tại Hà Nội hồi đầu năm nay. Dưới đây là những ấn tượng của anh về thủ đô Việt Nam, được chia sẻ trên blog cá nhân Drew Binsky.
Khi đến Hà Nội, tôi có cơ hội cảm nhận và thấu hiểu con người, văn hóa hay ẩm thực nơi đây. Tôi yêu Hà Nội, thành phố này là một trong những nơi tôi yêu thích nhất trên thế giới và nó có một vị trí đặc biệt trong trái tim tôi.
Con người
Phần lớn người Hà Nội và người Việt nói chung ít dùng tiếng Anh. Trừ những khu vực thường xuyên tiếp đón khách du lịch như khách sạn, nhà hàng, quán cà phê… và học sinh, sinh viên, bạn sẽ thấy người địa phương có vốn ngoại ngữ ở mức rất cơ bản, thấp hơn phần lớn các nước châu Á khác.
Một quán ăn Drew bắt gặp trên đường. Ảnh: Drew Binsky.
Thành thực mà nói, người Hà Nội khá lười, lúc nào bạn cũng thấy họ ngồi thư giãn bên hè phố, nhâm nhi trà đá và cắn hạt hướng dương. Dường như chẳng ai vội vã, điều gì xảy ra thì cứ xảy ra vậy thôi.
Người Hà Nội thích ngồi trên những chiếc ghế nhỏ xíu như của học sinh mẫu giáo, khung cảnh ấy khá hài hước nếu bạn nhìn thấy lần đầu tiên. Nếu có chiều cao "quá khổ" so với người Việt, bạn sẽ gặp rắc rối khi ngồi xuống những chiếc ghế của họ đấy.
Bạn cũng sẽ gặp rất nhiều dân du lịch bụi tại Hà Nội, chủ yếu đến từ Australia, Mỹ và châu Âu. Phần lớn họ sẽ tụ tập tại khu vực phố cổ hoặc cụ thể hơn là ăn nhậu trên phố bia Tạ Hiện cho tới đêm muộn.
Kiến trúc
Thành phố này rộng lớn nhưng hầu hết hoạt động dành cho du khách lại tập trung trong khu phố cổ, chứ không dàn trải khắp nơi như Los Angeles hay Tokyo.
Bạn sẽ dành phần lớn thời gian tại phố cổ, nơi có nhiều tiệm cà phê, nhà hàng, khách sạn, quán bar, vũ trường, siêu thị, quán ăn vỉa hè… Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là khu vực sống động nhất trong thành phố. Cũng vì lý do này, bạn chỉ cần "ngắm" Hà Nội trong khoảng một đến hai ngày là đủ, không nhất thiết phải dành cả tuần ở đây.
Drew ghé thăm một khu chợ tại Hà Nội. Ảnh: Drew Binsky.
Hà Nội cũng không có nhiều nhà chọc trời hay quận tài chính trong khu trung tâm, đa số tòa nhà cao nhất chỉ tới 5 tầng. Nếu bạn muốn thấy những tòa nhà chọc trời, hãy đến TP HCM.
Giao thông
Phương tiện giao thông chủ yếu tại Hà Nội là xe máy, cảnh tượng đường phố tấp nập xe cộ sẽ khiến bạn choáng váng vào phút đầu. Băng qua những con phố cũng giống như chơi điện tử ngoài đời thực, hơn nữa người dân cũng không đi theo làn. Lời khuyên của tôi là hãy duy trì tốc độ khi sang đường, người ta sẽ tự tránh bạn. Nếu đột ngột bước chậm lại hoặc nhanh hơn, bạn sẽ gặp rắc rối.
Ẩm thực
Thức ăn đường phố có ở khắp mọi nơi, tôi đề nghị bạn nên ăn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, vài du khách có thể bị ngộ độc. Hãy mang theo nước đun sôi và chỉ ăn hoa quả do chính tay bạn bóc vỏ.
Bạn nên từ chối những phụ nữ trong phố cổ luôn mời chào bánh rán hay trái cây xắt miếng sẵn, bởi họ chắc chắn đã dùng một con dao bẩn để cắt gọt hoặc bán đồ tích trữ trong vài ngày.
Người bán hàng rong chào mời Drew mua bánh rán.
Ảnh: Drew Binsky.
Giá cả
Một USD đổi được khoảng 22.000 đồng. Khi tới máy ATM rút tiền, bạn sẽ cầm trên tay hàng triệu đồng, ngất ngây với suy nghĩ "Mình là một triệu phú!".
Trừ những nơi sang trọng, người địa phương chuộng dùng tiền mặt. Hãy đảm bảo bạn mang theo gấp đôi lượng tiền mặt mình cần.
Gần như mọi thứ tại Hà Nội đều rẻ, tôi nghĩ đây là một trong những thủ đô rẻ nhất tại Đông Nam Á. Khoảng một USD cho một bát phở, nửa USD cho một cuốc taxi, một USD mua được một chiếc áo phông.
Bạn luôn luôn phải mặc cả khi mua bất cứ thứ gì từ quà lưu niệm trong cửa hàng nhỏ hay từ người bán hàng rong trên phố. Họ lúc nào cũng muốn "chặt chém", đừng dễ mắc lừa.
1- Lý do Người Úc thoải mái
Người Úc từ lâu đã được biết là có phong cách thoải mái, nhưng điều đó không hẳn là do khí hậu thuận lợi.
Vào một buổi cuối chiều thứ tư ở Bắc Sydney, toàn bộ văn phòng của tôi nghỉ việc sớm để chơi bóng gỗ chân đất dưới nắng hè. Đây là một lối thư dãn của người Úc, chơi bóng gỗ truyền thống trên bãi cỏ, và khi đến lượt chủ hãng chiêu đãi bia, ông gọi người thế chân ông. Khi Dave đã ở trong quán ba (gọi 'Dave' thôi, không kèm chữ 'ngài' hoặc 'ông') lối chơi của ông bị khoảng hơn 20 đồng nghiệp chế giễu, rồi họ càng cười to khi ông bê khay đầy bia lạnh ra và cùng tham gia vào việc giễu cợt này. Chúng tôi là câu lạc bộ bóng gỗ lâu đời thứ hai ở New South Wales, nhưng không mặc vét trắng chỉnh tề. Chỉ chân đất và bia. Mọi người gọi nhau là 'bạn' và toàn nói lóng và nói tắt.
Cảnh thế này không có gì là bất thường. Người Úc từ lâu đã được biết là có thái độ thoải mái và bình dân trong cuộc sống, ở bất cứ đâu, từ câu lạc bộ bóng gỗ Sydney này, tới ghế đẩu cao của quán bar ở Outback, đến bãi biển lướt ván ở Victoria.
Theo Tiến sĩ Tanya King, giảng viên cao cấp về nhân loại học của Đại học Deakin ở Victoria, "đó là chủ nghĩa bình quyền của người Úc, đầu óc khôi hài và ngôn ngữ bình dân thường được lấy làm ví dụ cho thái độ này".
Những đặc điểm này không có gì mới và có thể được thấy trong lời hóm hỉnh suồng sã và áng văn mỉa mai của những nhà thơ và nhà văn dân dã Úc nổi tiếng Banjo Paterson và Henry Lawson cuối những năm 1800. Điều này là rõ ràng khi năm 1977 cựu cầu thủ bóng chày Úc Dennis Lillee chào mừng Nữ Hoàng với câu 'Chào, khỏe không?'. Họ đang trình diễn vào năm 2012 thì cựu thủ tướng Bob Hawke mở lon bia trước máy ghi hình. Và ta có thể trông thấy họ rất rõ ở buổi vui nhộn sau giờ làm việc của tôi lúc này.
Nhưng tôi muốn tìm hiểu những khía cạnh này của nền văn hoá Úc bắt nguồn từ đâu? Điều gì làm cho người Úc thoải mái đến như vậy, hoặc ít nhất có vẻ như vậy?
Theo tiến sĩ King, cảm giác 'bạn bè', mọi người đều bình đẳng, bắt nguồn từ lịch sử của khu định cư người da trắng của nước này. "Chủ nghĩa bình đẳng bắt nguồn từ cách mà đất nước này được tạo thành," bà nói và giải thích rằng trong thời kỳ sáng lập nước Úc vào cuối những năm 1700, những người tù định cư thường bị các thống đốc và các người khác trong chính quyền đối xử tàn nhẫn và tước đoạt các quyền cơ bản của con người. Lớp tù nhân này, hầu hết là dân lao động Anh và Ireland, không thể mong ước tư cách công dân được dành cho những người nhập cư không phải tù nhân, và họ lý luận rằng nếu tù nhân cũng được những quyền bình đẳng như vậy thì sẽ là 'tội ác được đãi ngộ'. Vì vậy, một tinh thần bình đẳng được nhiều người tù ở đây coi như huy hiệu danh dự. Họ có thể không có quyền, không giáo dục hay không giàu có, nhưng họ chia sẻ một niềm tin vào sự bình đẳng.
Điều thú vị là những người di cư đến Úc từ những năm 1850 là từ các xã hội kém bình quyền hơn như Anh, Ireland và Trung Quốc, có thể họ cũng đóng vai trò nhất định trong việc tạo ra đặc điểm mang tính quốc gia này.
"Những người đến đây là để có một khởi đầu mới và thoát khỏi hệ thống phân tầng giai cấp mạnh mẽ ở Anh và các nơi khác trên thế giới," Tiến sĩ King nói.
Đặc tính bình quyền của Úc đã tồn tại suốt và ra ngoài thế kỷ 19 và đã trở thành một nét đặc trưng của văn hoá ngày nay. Đó là lý do tại sao, vào bữa ăn tối tại một trong vô vàn các nhà hàng của Sydney, hóa đơn tiền ăn thường được chia đều, bất kể khác biệt giàu nghèo (điều này là hiếm thấy ở nhiều nước). Đó cũng là điều được cho là chấp nhận được khi chào đón Nữ Hoàng Anh với câu 'chào' gọn lỏn; trong khi người Anh có thể thấy sốc và kinh hoàng thì phần lớn người Úc khen Lillee là một người Úc thật sự.
Tuy nhiên có những thời kỳ khi mà ý thức bình đẳng mãnh liệt này dẫn đến một kết quả kém mong muốn. "Hội chứng cây hoa anh túc cao", có khuynh hướng làm mất uy tín hoặc xem thường những người đạt được sự giàu có đáng kể hoặc nổi bật trong cuộc sống công cộng, nghĩa là người Úc đôi khi có thái độ suồng sã hơn là chân thành, vì những người cố gắng quá sức thường bị chế giễu. Họ không thích nghe điều đó ở nhà."
Trên chuyến đi theo đường bộ từ Sydney đến Melbourne, lái xe dọc theo quốc lộ Princes qua các thị trấn ven biển như Wollongong, Narooma và Mallacoota, tôi phát hiện một đặc điểm nổi tiếng khác của Úc. Khi nằm trên bãi biển ở Pambula, tôi nghe vô tình nghe một số ngư dân địa phương cởi trần nói chuyện bằng tiếng lóng mà bạn phải là người Úc mới hiểu được, khi họ phân phát 'bia buổi trưa' và nói tay 'thuyền trưởng' là hơi 'gây gổ' tối qua ở quán rượu. Đa số từ là lóng.
Cách người Úc sử dụng ngôn ngữ không chính thức của người ít học và dùng từ viết tắt cũng được cho là bắt nguồn từ thời gian đi tù đày, trong cuốn 'Ngôn Ngữ Úc', nhà ngữ văn Sidney Baker viết rằng 'không một lớp người nào nhạy bén hơn trong việc pha chế ra các từ ngữ mới để phù hợp với những điều kiện sống mới'. Tiếng lóng ở Đông London do dân lao động mang tới đây lại được rút gọn hơn nữa, 'have a look' rút thành 'ava'. Thực tiễn này là để nói ngắn đi, thí dụ 'good day' rút thành 'g'day', 'afternoon' thành 'arvo', 'journalist' thành 'journo' và 'barbecue' thành 'barbie'.
Tiến sĩ Tanja Luckins, giảng viên về 'Nghiên Cứu Úc' tại Đại học Deakin, Melbourne, tin rằng loại ngôn ngữ này là biểu thị sự bình dân của chúng ta. "Người Úc có khuynh hướng không muốn trịnh trọng hóa các thứ," bà nói.
Các điều kiện khắc nghiệt của thời kỳ định cư cũng đóng góp một phần cho tính hài hước khô khan và châm biếm của người Úc. Trong khi ở nhiều nước, người ta cho là vô duyên khi pha trò trong hoàn cảnh khó khăn thì người Úc có xu hướng coi vấn đề này nhẹ nhàng hơn. Cũng trong chuyến đi đường bộ nói trên, khi tôi vượt qua ranh giới để vào bang Victoria, tôi lái xe qua một số cây cối đen kịt, tàn dư của một vụ cháy rừng gần đây. Một biển hiệu bên đường cảnh báo về động vật hoang dã đã bị cháy và uốn cong, nhưng hình con Kanguru đang nhảy vẫn còn rõ. Đằng sau hình đó, ai đó đã vẽ ngọn lửa trông như đuôi con vật đang bốc cháy, có lẽ gợi nhớ lời bài hát thiếu nhi nói về con chim kookaburra bị cháy đuôi do chạm vào dây điện thoại. Tôi không nhịn được cười, đó là một lời nhắc nhở tuyệt vời về thái độ 'không gì có thể làm chúng tôi phiền muộn' và chống độc tài của đất nước, điều mà tiến sĩ King sau này đã mô tả là "một phần của nỗ lực của chúng tôi để phá vỡ hiện trạng", có lẽ là một khía cạnh khất của đặc điểm tính cách cho thấy mọi trò đùa có thể không phải là dễ dãi như thoạt nhìn.
Và một điều bạn không thể không chú ý khi lái xe trên khắp Australia (thậm chí còn nhiều ở phía tây hơn là trên tuyến đi của tôi từ Sydney đến Melbourne có rải rác các vườn quốc gia) đó là khoảng diện tích thừa thãi của đất nước này. Điều này, theo tiến sĩ Luckins, cùng với sự dồi dào về thời gian rỗi và khí hậu tốt, tất cả đều góp phần tạo nên thái độ thoải mái của người Úc.
"Chúng tôi có thể lần ra thời gian rỗi dồi dào của chúng tôi từ những năm 1850," bà nói. "Victoria là nơi đầu tiên trên thế giới đưa ra chế độ ngày 8 tiếng: 8 tiếng làm việc, tám tiếng nghỉ ngơi và 8 tiếng giải trí."
Và mặc dù sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống ngày nay có thể không tốt bằng thế (Cục Thống kê Úc năm 2007 cho thấy 1/3 số người Úc làm việc theo thời gian 'không có tính xã hội') nhưng nó vẫn là một quốc gia tận dụng tối đa thời gian rỗi của mình.
Khi đến Melbourne vào cuối chiều của một ngày làm việc, ở vùng ngoại tôi thấy nhiều các ông bố và con trai chơi bóng chày ở ngoài phố (sử dụng thùng rác làm cọc gôn), trong khi ở Vườn Bách Thảo thành phố, các nhóm bạn bè thưởng thức thịt nướng và bia dưới ánh mặt trời sau giờ làm. Bản thân tôi cũng thấy thư dãn và thoải mái, thật đơn giản để nói rằng khuôn mẫu này là hoàn toàn đúng, rằng người Úc rất thoải mái và không chỉ tỏ ra như vậy. Nhưng, như tiến sĩ King nói, thực tế có một tí chút của cả hai.
"Giống như đầu óc khôi hài của chúng ta, có chút xíu gì đó nhiều hơn nhãn bên ngoài của nó."
Miranda Luby BBC Travel
Khách ngoại quốc: 'Người Hà Nội lười, lúc nào cũng thấy trà đá vỉa hè'
Drew Binsky đã đặt chân tới 110 quốc gia kể từ năm 2012. Phượt thủ ??? Mỹ dừng chân tại Hà Nội hồi đầu năm nay. Dưới đây là những ấn tượng của anh về thủ đô Việt Nam, được chia sẻ trên blog cá nhân Drew Binsky.
Khi đến Hà Nội, tôi có cơ hội cảm nhận và thấu hiểu con người, văn hóa hay ẩm thực nơi đây. Tôi yêu Hà Nội, thành phố này là một trong những nơi tôi yêu thích nhất trên thế giới và nó có một vị trí đặc biệt trong trái tim tôi.
Con người
Phần lớn người Hà Nội và người Việt nói chung ít dùng tiếng Anh. Trừ những khu vực thường xuyên tiếp đón khách du lịch như khách sạn, nhà hàng, quán cà phê… và học sinh, sinh viên, bạn sẽ thấy người địa phương có vốn ngoại ngữ ở mức rất cơ bản, thấp hơn phần lớn các nước châu Á khác.
Một quán ăn Drew bắt gặp trên đường. Ảnh: Drew Binsky.
Thành thực mà nói, người Hà Nội khá lười, lúc nào bạn cũng thấy họ ngồi thư giãn bên hè phố, nhâm nhi trà đá và cắn hạt hướng dương. Dường như chẳng ai vội vã, điều gì xảy ra thì cứ xảy ra vậy thôi.
Người Hà Nội thích ngồi trên những chiếc ghế nhỏ xíu như của học sinh mẫu giáo, khung cảnh ấy khá hài hước nếu bạn nhìn thấy lần đầu tiên. Nếu có chiều cao "quá khổ" so với người Việt, bạn sẽ gặp rắc rối khi ngồi xuống những chiếc ghế của họ đấy.
Bạn cũng sẽ gặp rất nhiều dân du lịch bụi tại Hà Nội, chủ yếu đến từ Australia, Mỹ và châu Âu. Phần lớn họ sẽ tụ tập tại khu vực phố cổ hoặc cụ thể hơn là ăn nhậu trên phố bia Tạ Hiện cho tới đêm muộn.
Kiến trúc
Thành phố này rộng lớn nhưng hầu hết hoạt động dành cho du khách lại tập trung trong khu phố cổ, chứ không dàn trải khắp nơi như Los Angeles hay Tokyo.
Bạn sẽ dành phần lớn thời gian tại phố cổ, nơi có nhiều tiệm cà phê, nhà hàng, khách sạn, quán bar, vũ trường, siêu thị, quán ăn vỉa hè… Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là khu vực sống động nhất trong thành phố. Cũng vì lý do này, bạn chỉ cần "ngắm" Hà Nội trong khoảng một đến hai ngày là đủ, không nhất thiết phải dành cả tuần ở đây.
Drew ghé thăm một khu chợ tại Hà Nội. Ảnh: Drew Binsky.
Hà Nội cũng không có nhiều nhà chọc trời hay quận tài chính trong khu trung tâm, đa số tòa nhà cao nhất chỉ tới 5 tầng. Nếu bạn muốn thấy những tòa nhà chọc trời, hãy đến TP HCM.
Giao thông
Phương tiện giao thông chủ yếu tại Hà Nội là xe máy, cảnh tượng đường phố tấp nập xe cộ sẽ khiến bạn choáng váng vào phút đầu. Băng qua những con phố cũng giống như chơi điện tử ngoài đời thực, hơn nữa người dân cũng không đi theo làn. Lời khuyên của tôi là hãy duy trì tốc độ khi sang đường, người ta sẽ tự tránh bạn. Nếu đột ngột bước chậm lại hoặc nhanh hơn, bạn sẽ gặp rắc rối.
Ẩm thực
Thức ăn đường phố có ở khắp mọi nơi, tôi đề nghị bạn nên ăn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, vài du khách có thể bị ngộ độc. Hãy mang theo nước đun sôi và chỉ ăn hoa quả do chính tay bạn bóc vỏ.
Bạn nên từ chối những phụ nữ trong phố cổ luôn mời chào bánh rán hay trái cây xắt miếng sẵn, bởi họ chắc chắn đã dùng một con dao bẩn để cắt gọt hoặc bán đồ tích trữ trong vài ngày.
Người bán hàng rong chào mời Drew mua bánh rán.
Ảnh: Drew Binsky.
Giá cả
Một USD đổi được khoảng 22.000 đồng. Khi tới máy ATM rút tiền, bạn sẽ cầm trên tay hàng triệu đồng, ngất ngây với suy nghĩ "Mình là một triệu phú!".
Trừ những nơi sang trọng, người địa phương chuộng dùng tiền mặt. Hãy đảm bảo bạn mang theo gấp đôi lượng tiền mặt mình cần.
Gần như mọi thứ tại Hà Nội đều rẻ, tôi nghĩ đây là một trong những thủ đô rẻ nhất tại Đông Nam Á. Khoảng một USD cho một bát phở, nửa USD cho một cuốc taxi, một USD mua được một chiếc áo phông.
Bạn luôn luôn phải mặc cả khi mua bất cứ thứ gì từ quà lưu niệm trong cửa hàng nhỏ hay từ người bán hàng rong trên phố. Họ lúc nào cũng muốn "chặt chém", đừng dễ mắc lừa.
1- Lý do Người Úc thoải mái
Người Úc từ lâu đã được biết là có phong cách thoải mái, nhưng điều đó không hẳn là do khí hậu thuận lợi.
Vào một buổi cuối chiều thứ tư ở Bắc Sydney, toàn bộ văn phòng của tôi nghỉ việc sớm để chơi bóng gỗ chân đất dưới nắng hè. Đây là một lối thư dãn của người Úc, chơi bóng gỗ truyền thống trên bãi cỏ, và khi đến lượt chủ hãng chiêu đãi bia, ông gọi người thế chân ông. Khi Dave đã ở trong quán ba (gọi 'Dave' thôi, không kèm chữ 'ngài' hoặc 'ông') lối chơi của ông bị khoảng hơn 20 đồng nghiệp chế giễu, rồi họ càng cười to khi ông bê khay đầy bia lạnh ra và cùng tham gia vào việc giễu cợt này. Chúng tôi là câu lạc bộ bóng gỗ lâu đời thứ hai ở New South Wales, nhưng không mặc vét trắng chỉnh tề. Chỉ chân đất và bia. Mọi người gọi nhau là 'bạn' và toàn nói lóng và nói tắt.
Cảnh thế này không có gì là bất thường. Người Úc từ lâu đã được biết là có thái độ thoải mái và bình dân trong cuộc sống, ở bất cứ đâu, từ câu lạc bộ bóng gỗ Sydney này, tới ghế đẩu cao của quán bar ở Outback, đến bãi biển lướt ván ở Victoria.
Theo Tiến sĩ Tanya King, giảng viên cao cấp về nhân loại học của Đại học Deakin ở Victoria, "đó là chủ nghĩa bình quyền của người Úc, đầu óc khôi hài và ngôn ngữ bình dân thường được lấy làm ví dụ cho thái độ này".
Những đặc điểm này không có gì mới và có thể được thấy trong lời hóm hỉnh suồng sã và áng văn mỉa mai của những nhà thơ và nhà văn dân dã Úc nổi tiếng Banjo Paterson và Henry Lawson cuối những năm 1800. Điều này là rõ ràng khi năm 1977 cựu cầu thủ bóng chày Úc Dennis Lillee chào mừng Nữ Hoàng với câu 'Chào, khỏe không?'. Họ đang trình diễn vào năm 2012 thì cựu thủ tướng Bob Hawke mở lon bia trước máy ghi hình. Và ta có thể trông thấy họ rất rõ ở buổi vui nhộn sau giờ làm việc của tôi lúc này.
Nhưng tôi muốn tìm hiểu những khía cạnh này của nền văn hoá Úc bắt nguồn từ đâu? Điều gì làm cho người Úc thoải mái đến như vậy, hoặc ít nhất có vẻ như vậy?
Theo tiến sĩ King, cảm giác 'bạn bè', mọi người đều bình đẳng, bắt nguồn từ lịch sử của khu định cư người da trắng của nước này. "Chủ nghĩa bình đẳng bắt nguồn từ cách mà đất nước này được tạo thành," bà nói và giải thích rằng trong thời kỳ sáng lập nước Úc vào cuối những năm 1700, những người tù định cư thường bị các thống đốc và các người khác trong chính quyền đối xử tàn nhẫn và tước đoạt các quyền cơ bản của con người. Lớp tù nhân này, hầu hết là dân lao động Anh và Ireland, không thể mong ước tư cách công dân được dành cho những người nhập cư không phải tù nhân, và họ lý luận rằng nếu tù nhân cũng được những quyền bình đẳng như vậy thì sẽ là 'tội ác được đãi ngộ'. Vì vậy, một tinh thần bình đẳng được nhiều người tù ở đây coi như huy hiệu danh dự. Họ có thể không có quyền, không giáo dục hay không giàu có, nhưng họ chia sẻ một niềm tin vào sự bình đẳng.
Điều thú vị là những người di cư đến Úc từ những năm 1850 là từ các xã hội kém bình quyền hơn như Anh, Ireland và Trung Quốc, có thể họ cũng đóng vai trò nhất định trong việc tạo ra đặc điểm mang tính quốc gia này.
"Những người đến đây là để có một khởi đầu mới và thoát khỏi hệ thống phân tầng giai cấp mạnh mẽ ở Anh và các nơi khác trên thế giới," Tiến sĩ King nói.
Đặc tính bình quyền của Úc đã tồn tại suốt và ra ngoài thế kỷ 19 và đã trở thành một nét đặc trưng của văn hoá ngày nay. Đó là lý do tại sao, vào bữa ăn tối tại một trong vô vàn các nhà hàng của Sydney, hóa đơn tiền ăn thường được chia đều, bất kể khác biệt giàu nghèo (điều này là hiếm thấy ở nhiều nước). Đó cũng là điều được cho là chấp nhận được khi chào đón Nữ Hoàng Anh với câu 'chào' gọn lỏn; trong khi người Anh có thể thấy sốc và kinh hoàng thì phần lớn người Úc khen Lillee là một người Úc thật sự.
Tuy nhiên có những thời kỳ khi mà ý thức bình đẳng mãnh liệt này dẫn đến một kết quả kém mong muốn. "Hội chứng cây hoa anh túc cao", có khuynh hướng làm mất uy tín hoặc xem thường những người đạt được sự giàu có đáng kể hoặc nổi bật trong cuộc sống công cộng, nghĩa là người Úc đôi khi có thái độ suồng sã hơn là chân thành, vì những người cố gắng quá sức thường bị chế giễu. Họ không thích nghe điều đó ở nhà."
Trên chuyến đi theo đường bộ từ Sydney đến Melbourne, lái xe dọc theo quốc lộ Princes qua các thị trấn ven biển như Wollongong, Narooma và Mallacoota, tôi phát hiện một đặc điểm nổi tiếng khác của Úc. Khi nằm trên bãi biển ở Pambula, tôi nghe vô tình nghe một số ngư dân địa phương cởi trần nói chuyện bằng tiếng lóng mà bạn phải là người Úc mới hiểu được, khi họ phân phát 'bia buổi trưa' và nói tay 'thuyền trưởng' là hơi 'gây gổ' tối qua ở quán rượu. Đa số từ là lóng.
Cách người Úc sử dụng ngôn ngữ không chính thức của người ít học và dùng từ viết tắt cũng được cho là bắt nguồn từ thời gian đi tù đày, trong cuốn 'Ngôn Ngữ Úc', nhà ngữ văn Sidney Baker viết rằng 'không một lớp người nào nhạy bén hơn trong việc pha chế ra các từ ngữ mới để phù hợp với những điều kiện sống mới'. Tiếng lóng ở Đông London do dân lao động mang tới đây lại được rút gọn hơn nữa, 'have a look' rút thành 'ava'. Thực tiễn này là để nói ngắn đi, thí dụ 'good day' rút thành 'g'day', 'afternoon' thành 'arvo', 'journalist' thành 'journo' và 'barbecue' thành 'barbie'.
Tiến sĩ Tanja Luckins, giảng viên về 'Nghiên Cứu Úc' tại Đại học Deakin, Melbourne, tin rằng loại ngôn ngữ này là biểu thị sự bình dân của chúng ta. "Người Úc có khuynh hướng không muốn trịnh trọng hóa các thứ," bà nói.
Các điều kiện khắc nghiệt của thời kỳ định cư cũng đóng góp một phần cho tính hài hước khô khan và châm biếm của người Úc. Trong khi ở nhiều nước, người ta cho là vô duyên khi pha trò trong hoàn cảnh khó khăn thì người Úc có xu hướng coi vấn đề này nhẹ nhàng hơn. Cũng trong chuyến đi đường bộ nói trên, khi tôi vượt qua ranh giới để vào bang Victoria, tôi lái xe qua một số cây cối đen kịt, tàn dư của một vụ cháy rừng gần đây. Một biển hiệu bên đường cảnh báo về động vật hoang dã đã bị cháy và uốn cong, nhưng hình con Kanguru đang nhảy vẫn còn rõ. Đằng sau hình đó, ai đó đã vẽ ngọn lửa trông như đuôi con vật đang bốc cháy, có lẽ gợi nhớ lời bài hát thiếu nhi nói về con chim kookaburra bị cháy đuôi do chạm vào dây điện thoại. Tôi không nhịn được cười, đó là một lời nhắc nhở tuyệt vời về thái độ 'không gì có thể làm chúng tôi phiền muộn' và chống độc tài của đất nước, điều mà tiến sĩ King sau này đã mô tả là "một phần của nỗ lực của chúng tôi để phá vỡ hiện trạng", có lẽ là một khía cạnh khất của đặc điểm tính cách cho thấy mọi trò đùa có thể không phải là dễ dãi như thoạt nhìn.
Và một điều bạn không thể không chú ý khi lái xe trên khắp Australia (thậm chí còn nhiều ở phía tây hơn là trên tuyến đi của tôi từ Sydney đến Melbourne có rải rác các vườn quốc gia) đó là khoảng diện tích thừa thãi của đất nước này. Điều này, theo tiến sĩ Luckins, cùng với sự dồi dào về thời gian rỗi và khí hậu tốt, tất cả đều góp phần tạo nên thái độ thoải mái của người Úc.
"Chúng tôi có thể lần ra thời gian rỗi dồi dào của chúng tôi từ những năm 1850," bà nói. "Victoria là nơi đầu tiên trên thế giới đưa ra chế độ ngày 8 tiếng: 8 tiếng làm việc, tám tiếng nghỉ ngơi và 8 tiếng giải trí."
Và mặc dù sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống ngày nay có thể không tốt bằng thế (Cục Thống kê Úc năm 2007 cho thấy 1/3 số người Úc làm việc theo thời gian 'không có tính xã hội') nhưng nó vẫn là một quốc gia tận dụng tối đa thời gian rỗi của mình.
Khi đến Melbourne vào cuối chiều của một ngày làm việc, ở vùng ngoại tôi thấy nhiều các ông bố và con trai chơi bóng chày ở ngoài phố (sử dụng thùng rác làm cọc gôn), trong khi ở Vườn Bách Thảo thành phố, các nhóm bạn bè thưởng thức thịt nướng và bia dưới ánh mặt trời sau giờ làm. Bản thân tôi cũng thấy thư dãn và thoải mái, thật đơn giản để nói rằng khuôn mẫu này là hoàn toàn đúng, rằng người Úc rất thoải mái và không chỉ tỏ ra như vậy. Nhưng, như tiến sĩ King nói, thực tế có một tí chút của cả hai.
"Giống như đầu óc khôi hài của chúng ta, có chút xíu gì đó nhiều hơn nhãn bên ngoài của nó."
Miranda Luby BBC Travel