Wednesday, October 11, 2017

CHẾ BIẾN LÔNG GÀ ( BBC- SONG NGỮ)

Từ lông gà đến những ngôi nhà mới

Ở đâu có con người, ở đó có gà. Có lẽ ở nước nào trên thế giới, thịt gà hoặc trứng gà cũng đều có trong thực đơn.
Từ Na Uy cho tới New Zealand, từ Cuba cho tới Campuchia, con gà gắn bó với các cộng đồng dân cư, kể cả ở những nơi xa xôi hẻo lánh nhất.
Và kết quả là số lượng gà đông đúc cũng xả ra một lượng lớn khủng khiếp lông gà, là thứ thường bị đem đi đốt bỏ hoặc chôn tại các bãi rác, dẫn đến gây ô nhiễm môi trường.
Ryan Robinson, tốt nghiệp ngành sinh học từ trường Imperial College London, cùng với một người nữa, tin rằng ta có thể tìm ra giải pháp khác để xử lý chỗ rác thải lông gà.
Cùng với nhà thiết kế Elena Dieckmann, Robinson đã phát hiện ra một cách để biến lông gà thành vật liệu cách nhiệt cho các công trình xây dựng, hoặc làm nguyên liệu đóng gói thực phẩm, thuốc men.

Ryan Robinson và Elena Dieckmann tin rằng chất liệu mới có thể sử dụng cho nhiều mục đích   Hình ảnh Aeropowder

Hai người đã cùng thành lập một công ty khởi nghiệp, Aeropowder, nhằm biến sáng chế của họ thành một sản phẩm dân dụng.
"Aeropowder bắt đầu từ dự án nghiên cứu của Elena tại trường đại học, nơi cô ấy tìm cách mới để sử dụng rác thải trong xã hội," Robinson nói. "Cô ấy bắt đầu từ việc nghiên cứu tóc, coi đó là nguồn cung cấp chất keratin, nhưng cho đến nay thì lượng keratin thải ra nhiều nhất lại được tìm thấy ở lông gà bị vứt bỏ."
"Chỉ riêng nước Anh đã thải ra 1.000 tấn lông gà mỗi tuần."
Đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Robinson tin rằng trên toàn thế giới, có 10 ngàn tấn lông gà được xả ra mỗi ngày.
Chương trình BBC Designed đã tới thăm Dieckmann và Robinson tại nơi làm việc của họ ở trường Imperial College, nơi hai người tiến hành nghiên cứu những mớ lông gà được thu lượm từ các nông trại và các cơ sở chế biến thực phẩm ở Anh.
"Hiện nay lông gà ở nước Anh chủ yếu được biến thành thực phẩm kém giá trị dành cho động vật, gọi là cám lông gà," Robinson nói.
Trong chuyến thăm phòng thí nghiệm, anh bốc một nhúm thức ăn dành cho động vật này từ một chiếc xô đưa lê ngửi. Thứ bột có mùi hỗn hợp giữa hop (một loại cây có hoa dùng làm men bia), phô-mai xanh và mùi hôi của chân - rõ là không thơm ngon hấp dẫn gì.
"Lông gà cũng có thể bị đem đốt bỏ hoặc đưa ra bãi rác thải. Và các cách vứt bỏ rác như vậy đã không tận dụng hết các giá trị tự nhiên đáng giá có sẵn trong lông gà." 

Thiết kế ban đầu của Aeropowder là biến lông gà thành dạng bột Hình ảnh  Aeropowder
Hóa ra lông gà là một thứ vật liệu rất tuyệt. "Lông gà cách nhiệt rất tốt do có cấu trúc gồm các sợi keratin rỗng," Robinson nói.
Có thêm không khí trong các sợi đồng nghĩa với việc tỷ lệ mất nhiệt giảm đi. "Thật đáng ngạc nhiên về tác dụng tuyệt vời của chất liệu này; chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục cải tiến để làm cho nó đạt chất lượng tốt hơn nữa."
Ban đầu, chất liệu Aeropower - mà có lẽ là đưa lên ngửi thì đơn giản hơn là đem cho động vật ăn - được xay thành bột nhỏ mịn. "Khi tiếp tục nghiên cứu, chúng tôi quyết định rằng bản thân lông gà đã có những tính năng vô cùng hữu ích - không chỉ trong vai trò là chất phụ gia mà kể cả khi chúng được sử dụng làm thành phần chính trong vật liệu xây dựng."
Hiện nay, vật liệu xây dựng Aeropower được làm dưới hình thức giống như viên gạch nén bằng lông gà. Nó có độ dẻo, nhẹ và không mất nhiều trí tưởng tượng người cũng đoán được nó làm từ chất liệu gì.
Có một câu hỏi đặt ra là vật liệu này có khả năng chịu lửa không - việc sử dụng chất liệu xây dựng chống cháy đã rất được chú trọng tại Anh sau vụ hỏa hoạn tòa nhà Grenfell Tower ở London, khiến ít nhất 80 người thiệt mạng hồi 6/2017. 

Hình ảnh Aeropowder 
"Vụ hỏa hoạn [Grenfell Tower] cho thấy nhu cầu cần được sống trong những môi trường an toàn," Robinson nói. "Lông gà không dễ bắt cháy như các sản phẩm làm từ vật liệu tổng hợp, tuy nhiên chúng tôi vẫn đang tìm hiểu các lựa chọn khả thi nhất để tăng khả năng chịu nhiệt cao cho lông gà, và sản phẩm vật liệu xây dựng từ lông gà sẽ không được đưa ra thị trường trước khi được kiểm định và thử nghiệm bởi các cơ quan độc lập."
Robinson nói anh và Dieckmann sẽ thử tìm các chất liệu giữ tính tự nhiên ở mức cao nhất có thể.
"Cách nhiệt trong xây dựng là mục tiêu chính," Robinson nói. "Các chất liệu của chúng tôi có thể dùng để xây tường bên ngoài, ở lớp tường cách nhiệt, và cả ở phần áp mái. Nhưng chúng tôi cũng quan tâm tới việc tạo chất cách nhiệt cho các sản phẩm tiêu dùng nhỏ gọn... như là thực phẩm hay thuốc men."
Aeropowder không phải là nơi đầu tiên thử tìm cách sử dụng chất thải rất phổ biến này.
Hồi 2011, các nhà nghiên cứu từ Đại học Nebraska-Lincoln tại Hoa Kỳ đề xuất rằng lông gà có thể được dùng để giúp sản xuất ra nhựa tự tiêu. Việc gà được tiêu thụ rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới đồng nghĩa với việc đây sẽ là một thị trường toàn cầu đầy tiềm năng.
Thách thức tiếp theo sẽ là tìm ra cách để chất liệu này được xử lý, tạo ra sản phẩm ở ngay gần nơi có nguồn gà cung ứng lông thay vì phải chuyển tới một nhà máy nào đó ở nơi xa.
"Vẫn có nhiều thứ cần làm để thử nghiệm và thử dùng các vật liệu của chúng tôi," Robinson nói. "Nhưng về mặt dài hạn, chúng tôi muốn trở thành những chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực hoạt động dựa vào lông gà. Mục đích của chúng tôi là nhằm tạo ra mảng sản xuất địa phương, cho ra các sản phẩm có tính bền vững ở bất kỳ nơi nào có nguồn cung ứng lông gà."





Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen


How chicken feathers could warm our homes?
How chicken feathers could warm our homes?
One of the world’s most under-exploited waste products – the feathers from poultry farms – is finding a clever new use inside buildings.

Where there are people, there are chickens. Pretty much every country on Earth has poultry or their eggs on the menu.
So, from Norway to New Zealand, and Cuba to Cambodia, chickens root around even the most isolated settlements, and fill giant farms in their thousands.
One result of a huge chicken population is a huge amount of chicken feathers, which are normally burned or taken to landfill, polluting the environment.
Ryan Robinson, a biology graduate from Imperial College London, is one of a duo that believes it might have come up with a different solution for this feathery waste.
Along with designer Elena Dieckmann, Robinson has discovered a way to turn feathers into an insulating material for buildings or a packing material for food or medicine.
The pair has formed a start-up, called Aeropowder, to try and turn their invention into a commercial product.
                            
 Ryan Robinson and Elena Dieckmann believe the new material could have a range of uses (Credit: Aeropowder)
“Aeropowder started as Elena's research project at university, where she was looking at new uses for waste in society,” says Robinson. “She started looking at hair as a source of keratin, but by far the greatest amount of waste keratin is found in waste feathers.
“In the UK alone we dispose of 1,000 tonnes of feathers a week.”
That’s only the tip of the iceberg – Robinson believes that across the world, 10,000 tonnes of waste feathers are produced every day.
BBC Designed visited Dieckmann and Robinson in their work space at Imperial College, where the pair works amid bales of chicken feathers collected from British farms and food processors.
These disposal methods do not make use of their amazing natural properties
“Currently feathers are mainly converted in this country to a low-grade animal feed called feathermeal,” says Robinson. During the lab visit, he picked up a handful of the pungent meal from a bucket to sniff. The powder smells like a cross between hops, blue cheese and sweaty feet – not exactly appetising.
This seems to be about the only product that uses feathers after they have been plucked. “Feathers can also be incinerated or put into a landfill. And these disposal methods do not make use of their amazing natural properties.”
It turns out that feathers are quite the wonder material. “Feathers are inherently insulating due to their structure, which is hollow keratin fibres,” says Robinson. Extra air in the fibres means less heat transfer. “What has been surprising is… how well the material has performed, and we hope to continue to make it better and better.”
 The initial design of Aeropowder created a powder-like substance (Credit: Aeropowder) 
Initially, the Aeropowder material – considerably easier on the nose than the animal feed – was ground down to a very fine powder. “As we continued we decided that the properties of the feathers themselves were also extremely useful – not just as an additive but when they were comprising the majority of the material.”
The current form of Aeropowder’s material looks much more like a compressed brick of feathers. It’s pliant and light and doesn’t take a lot of imagination to figure out what it’s made from.
One question is how fire-resistant the material is – the issues around fire-proof construction materials have been put into focus in the UK since the Grenfell Tower fire in London which killed at least 80 people in June.
Feathers inherently do not combust as fiercely as synthetic products – Ryan Robinson
“The [Grenfell Tower] fire highlighted the need to live in safe environments,” says Robinson. “Feathers inherently do not combust as fiercely as synthetic products, however we are still investigating the best possible options to make this material highly fire resistant, and this product would not be released to the market before this has been independently verified and tested.”
Robinson says he and Dieckmann would try and find materials that were as natural as possible, in keeping with Aeropowder’s sustainable credentials.
“Building insulation has been a main focus,” says Robinson. “Our materials could be used on exterior walls, in between cavity walls or in the lofts. But we are also interested in insulating smaller consumer items… like food or medicine.” 

The pair have spent months working on the best way to make the material from waste feathers (Credit: Aeropowder)
Aeropowder isn't the first outfit trying to find a further use for this very common waste product. In 2011, researchers from the University of Nebraska-Lincoln in the US suggested that chicken feathers could be used to help produce a biodegradable plastic. The ubiquity of chickens – on almost every menu, and stocking the freezers and chillers of food stores in every corner of the world – means that there is a potentially worldwide market.
The next challenge will be to find a way for this material to be made close to where the chickens are, rather than sending it far away to a processing plant.
“There is still work to be done to get our material tested and trialled with early adopters,” Robinson says. “But in the long term, we wish to become the world experts in feather-based materials. Our goal will be to enable the local manufacturing of sustainable products wherever there are feathers.”
http://www.bbc.com/future/story/20171010-how-chicken-feathers-could-warm-our-homes