Monday, June 19, 2017

NGƯỜI CAO NIÊN NGHÈO VIỆT NAM

 Việt Nam: Lận đận kiếm cơm 
                   lúc tuổi già bóng xế
 Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 
2013-07-24 
 Cụ Phạm Thị Đờn, 76 tuổi, thôn Quảng Hội, Khánh Hòa dậy từ 1 giờ khuya, lọ mọ xuống ngâm mình dưới biển mò cua bắt ốc kiếm gạo ăn qua ngày.Photo Quốc Dũng/goccuocsong.org 

 Số lượng người già neo đơn ở Việt Nam nhiều hơn các nước trong khu vực, có nhiều lý do và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, đáng kể nhất vẫn là những người mẹ có con cái mất trong chiến tranh và do kinh tế khốn đốn, những người con không cưu mang được cha mẹ mình. Để tồn tại, những người già phải bươn bả kiếm cơm bằng nhiều việc, từ bán vé số đến buôn ve chai, lượm đồng nát và cả ăn xin. Những người còn sức lao động một chút, đủ để gắng gượng làm thêm thì thường chọn việc phụ giúp, rửa chén bát, lau chùi nhà để kiếm cơm. Cụ bà tên Cửu Ba, người gốc Quảng Ngãi, hiện nay đang làm việc trông coi em bé và dọn rửa chén bát, lau nhà cho một gia đình ở Qui Nhơn, Bình định, than thở với chúng tôi là bà gặp rất nhiều khó khăn để tồn tại, năm nay bà mới 75 tuổi, nghĩa là còn 10 năm nữa bà mới được nhận mỗi tháng 180 ngàn đồng bảo trợ xã hội của nhà nước. Cụ bà tên Cửu Ba, người gốc Quảng Ngãi, hiện nay đang làm việc trông coi em bé và dọn rửa chén bát, lau nhà cho một gia đình ở QN, Bình định, than thở với chúng tôi là bà gặp rất nhiều khó khăn để tồn tại, năm nay bà mới 75 tuổi Bà không có con cháu, phải ở đợ trông coi em bé, rửa chén quét nhà và phụ những việc vặt cho chủ. Mọi người trong nhà đối xử với bà rất tốt, mỗi tháng trả cho bà 900 ngàn đồng, mỗi năm may cho bà nhiều áo quần và mỗi chuyến chủ nhà đi đâu về đều mua cho bà lon sữa, hộp bánh. Nói chung là con ruột của bà có tốt thì cũng ngần ấy. Nhưng bà vẫn thấy cô đơn vì con ruột của bà không có, hơn nữa, mọi thứ trong nhà đều hiện đại, đụng thứ gì bà cũng thấy sợ và không biết sử dụng, nhất là cái máy giặt, nhiều lần nó làm bà hoảng hồn, không hiểu chuyện gì, sử dụng nó luôn là việc quá khó cho bà. Không phải ai cũng may mắn và gặp được chủ nhà tốt để làm việc, để sống qua ngày như bà Cửu Ba, họa hoằng lắm mới có được sự may mắn như thế. 
              Một cụ già ngồi vỉa hè bán vé số. RFA 
Bà Lùng, 70 tuổi, quê ở Tuy Phước, Bình Định, cũng đang ở đợ cho một gia đình nhà giàu có trong thành phố Qui Nhơn. Nhưng bà Lùng không được chủ nhà đối đãi tốt cho mấy, nếu không nói là quá tệ, bà Lùng than thở, vì khác thế hệ, lại không phải là họ hàng ruột thịt gì nên chủ nhà luôn sợ bà ăn cắp và không cho bà ngủ trong nhà, bà chỉ được phép vào nhà làm việc trong lúc có người ở nhà, sau đó bà ra ngủ ngoài một mái lều che tạm gần chỗ chuồng chó. Với thu nhập mỗi ngày chưa đầy một trăm ngàn đồng, cụ Tứ (90 tuổi) nói rằng cụ là người bán vé số thuộc hàng đắt khách và ăn nên làm ra nhất trong giới bán vé số. Một phần vì cụ chịu đi mời, không ngừng nghỉ, một phần khách hàng thấy cụ tuổi cao sức yếu nên luôn mua ủng hộ Bà không được trả lương theo tháng, mỗi năm chủ may cho hai bộ áo quần, cho ăn cơm ngày ba bữa và trả cho hai triệu đồng. Nghiệt nỗi, vì bà Lùng có đông con cái, nhưng đứa nào cũng nghèo và có đứa vào tù ra tội nên chủ nhà cũng ngại vì chuyện bà để con cháu đến thăm hoặc bà giấu đun giấu đút cho con cháu. Bà hiểu điều này và thấy thông cảm cho chủ nhà, thấy thương thân mình, thương phận làm một con người nghèo khổ, không chốn nương thân hơn, bà không thấy buồn cho đời mình nhiều, cũng nhờ vậy mà bà tồn tại qua ngày đoạn tháng một cách dễ dàng, an nhiên. Bán vé số, buôn ve chai đồng nát Cụ Tứ, năm nay 90 tuổi, kể với chúng tôi rằng cụ đã lang thang bán vé số từ Sài Gòn ra Nha Trang, Qui Nhơn, Đà Nẵng rồi quay trở lại Qui Nhơn để kiếm sống qua ngày, nhưng sắp tới cụ phải quay trở lại Đà Nẵng vì người con gái của cụ đang bị bệnh tim, phải uống thuốc thường xuyên mỗi ngày và chuyện đi lại, sinh hoạt, ăn ở rất khó khăn, chính vì thế, cụ cần có mặt bên cạnh con gái mình để giúp đỡ. Nói đến đây cụ bật khóc vì thương cảm cho người con gái không có chồng con nhưng lại đeo đẳng bệnh tật, không biết đến khi cụ qua đời, người con gái bệnh tật của mình sẽ dựa vào ai. 
                   Một cụ bà bán vé số. RFA 
Với thu nhập mỗi ngày chưa đầy một trăm ngàn đồng, cụ Tứ nói rằng cụ là người bán vé số thuộc hàng đắt khách và ăn nên làm ra nhất trong giới bán vé số. Một phần vì cụ chịu đi mời, không ngừng nghỉ, một phần khách hàng thấy cụ tuổi cao sức yếu nên luôn mua ủng hộ và thỉnh thoảng có tặng thêm cụ vài đồng. Chính vì thế, sau mười năm bán vé số, cụ dành dụm được hơn ba chỉ vàng phòng khi trái gió trở trời và khi cụ nằm xuống, còn có cái để con gái cụ bán mà mua thuốc uống qua ngày. Người con gái của cụ Tứ cũng đi bán vé số nhưng không thường xuyên và không đi bán cả ngày được như cụ. Cụ Tứ cho biết là đã được nhận tiền trợ cấp xã hội vài năm nay vì cụ trên 85 tuổi, mỗi tháng được 180 ngàn đồng, cũng đủ để trả tiền điện và tiền nước. Vì cụ và người con gái xài tiết kiệm nên mỗi tháng không tới 200 ngàn đồng tiền điện, nước. Bán lai rai sống qua ngày và nếu được thì kiếm thêm hai chỉ nữa dành cho việc ma chay, tang điếu cho cụ và cụ bà. Nói chuyện đến đây, ánh mắt cụ Vạn (78 tuổi) lóe lên một tia hy vọng, giọng nói cụ hào hứng ra....Cụ Vạn thấy vui, nhưng chúng tôi thấy buồn cho phận làm một người nghèo Việt Nam đến muốn rơi nước mắt Một cụ ông tên Vạn, 78 tuổi, người Nha Trang, Khánh Hòa, thuê phòng trọ bán vé số ở thành phố Qui Nhơn, Bình Định, nói với chúng tôi rằng bán vé số ở Bình Định không đắt bằng ở Khánh Hòa nhưng cụ chấp nhận mất tiền thuê trọ, ăn nhín uống nhịn để bán ở đây, vì làm như thế sẽ đỡ tội nghiệp cho con cái. Cụ có năm người con, ba trai, hai gái, họ đã dựng vợ gả chồng xong rồi, nhưng nghiệt nỗi người nào cũng nghèo khổ, tuy họ rất hiếu thảo với cha mẹ, chia phần nhau về giúp đỡ cha mẹ nhưng cụ thấy mình thì còn sức lao động, con cái phải nhịn ăn nhịn mặc gửi về báo hiếu cha mẹ như vậy thì tội nghiệp quá, thôi thì để cụ bà ở nhà cho họ lo lắng, chăm sóc, còn cụ thì tìm cách đi bán vé số nuôi thân. Lúc đầu cụ bán tại Nha Trang, các con của cụ khóc lóc, lạy cụ đừng bán nữa. Cụ thấy không ổn, trốn ra Bình Định bán vé số, thời gian trôi qua ngót nghét bảy năm ròng, cụ Vạn cũng tiết kiệm được sáu chỉ vàng. Cụ quyết định sẽ bán đến bao giờ kiếm đủ một lượng vàng để cho mỗi đứa hai chỉ, sau đó bán lai rai sống qua ngày và nếu được thì kiếm thêm hai chỉ nữa dành cho việc ma chay, tang điếu cho cụ và cụ bà. Nói chuyện đến đây, ánh mắt cụ Vạn lóe lên một tia hy vọng, giọng nói cụ hào hứng ra. Âu đó cũng là nỗi hào hứng của một kiếp nghèo sống và lăn lóc mãi trong âm u của thiếu thốn và mặc cảm. Hốt nhiên, lúc về già, lại có một chút để dành cho con cháu làm hồi môn. Cụ Vạn thấy vui, nhưng chúng tôi thấy buồn cho phận làm một người nghèo Việt Nam đến muốn rơi nước mắt. 
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam. 

Mỹ:   Chuyện người vô gia cư gốc Việt 
                     ở Little Saigon
       

88888