Fr: Bieu Nguyen* Trong Nguyen*Jackie OanhPham
Cuộc sống người già Nhật Bản
Lý Anh.
Nhật Bản là một trong những nước nhân khẩu lão hóa trầm trọng nhất thế giới.
Trong hơn 120 triệu dân số, các cụ cao niên từ 60 tuổi trở lên chiếm tới một phần tư. Trong đó, phần lớn là các cụ sống độc thân. Nhiều cụ không chịu nổi cuộc sống "người không ra người, ngợm không ra ngợm". Trong khi đó, những người phạm tội bị nhốt trong tù được ăn ở miễn phí, ốm đau được chữa bệnh không mất tiền, một số cụ bèn cố tình đi ăn cắp vặt cho phạm tội để được vào ngồi tù. Từ đó ngày càng có nhiều cụ cao niên vào ngồi tù, dần dần biến một số nhà tù thành … viện dưỡng lão.
Cố tình phạm tội để ngồi tù
Căn cứ vào "Sách trắng phạm tội 2015" (White paper on crimes 2015), những năm gần đây, tại nước Nhật Bản có nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, ngày càng có nhiều cụ cao niên từ 60 tuổi trở lên cố tình phạm tội để được vào ngồi tù. Năm 2014, Nhật Bản có 22.000 người phạm tội phải ngồi tù, trong đó có 2.300 cụ cao niên từ 60 tuổi trở lên, so với các thống kê từ 1991 trở đi, lần đầu tiên tỷ lệ các cụ cao niên vào ngồi tù trên 10%. Khi công bố về số người phạm tội 6 tháng đầu năm 2015, Sở Cảnh sát Nhật Bản cho biết, các cụ cao niên gây ra 23.000 vụ án, thanh thiếu niên từ 14 đến 19 tuổi chỉ gây ra 19.000 vụ. Nếu tính từ năm 1989 trở lại đây, đây là lần đầu tiên các cụ cao niên phạm tội nhiều hơn thanh thiếu niên.
Một số học giả sau khi nghiên cứu tại sao người già ở Nhật Bản lại thích ngồi tù đã có cùng nhận xét: Gần 20 năm qua, kinh tế Nhật Bản suy thoái, phúc lợi xã hội ngày càng giảm bớt, nếu chỉ dựa vào lương hưu hoặc tiền trợ cấp xã hội, nhiều cụ cao niên phải sống những ngày thiếu thốn, không những thế, lại có nhiều cụ sống trong cảnh cô đơn. So với những kẻ phạm tội ngồi tù được ăn ở miễn phí, chữa bệnh không mất tiền quả là kém xa. Thế là nhiều cụ cố tình phạm tội để được hưởng cuộc sống trong nhà tù.
Tờ Financial Times ra ngày 27/03/2016 từng đăng bài báo đầu đề "Japan's elderly turn to life of crime to ease cost of living" (Các cụ cao niên Nhật Bản muốn vào tù sống để giảm bớt chi phí sinh hoạt) của Leo lewis, ký giả báo Financial Times thường trú tại Tokyo (Tokyo Correspondent at the Financial Times). Nội dung bài báo viết về các cụ cao niên do phúc lợi của chính phủ cấp phát không đủ sống, cố tình phạm tội vào ngồi tù để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hệ thống nhà tù của Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng về ngân sách, khi phúc lợi xã hội không đầy đủ khiến nhiều cụ cao niên phạm tội ngày một tăng.
Theo số liệu phạm tội tại Nhật Bản, có đến 35% số người phạm tội ăn cắp vặt trong các cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị là các cụ già trên 60 tuổi. Trong số này, 40% các cụ từng tái phạm hơn 6 lần.
Trong một tài liệu nghiên cứu về các cụ cao niên Nhật Bản cố tình phạm tội để được ngồi tù, học giả Michael Newman thuộc Tokyo-based research house (Custom Products Research) đã viết như sau:
Có nhiều lý do để khẳng định rằng, ngày càng có nhiều cụ cao niên "cố tình" ăn cắp vặt trong cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị với ý đồ được vào ngồi tù để hưởng đồ ăn, chỗ ở và chăm sóc y tế miễn phí.
Trong cuộc sống hằng ngày, các cụ cao niên sống vào đồng lương hưu hoặc trợ cấp xã hội của chính phủ, dù ăn uống tằn tiện, chui rúc trong những nơi ở tồi tàn rẻ tiền, một cụ già độc thân chi tiêu thật tiết kiệm vẫn phải chịu chi phí sinh hoạt cao hơn 25% so với khoản lương hưu cơ bản 780.000 Yên trong 1 năm (theo hối đoái ngày 07/07/2016, mỗi Yên trị giá khoảng 0.0100 Mỹ kim, 780.000 Yên tính ra khoảng 7,800 đô Mỹ). Trong khi đó, chỉ cần ăn cắp một chiếc bánh sandwich giá 200 Yên có thể lĩnh án tù 2 năm. Trong hai năm ngồi "bóc lịch", mỗi tù nhân tiêu tốn của chính phủ Nhật Bản 8,4 triệu Yên. Bởi vậy, có thể nói, đó là lý do khiến ngày càng có nhiều cụ cao niên ở Nhật Bản phạm tội để được vào ngồi tù. Năm 2014, Bộ Tư pháp Nhật công bố con số các cụ cao niên phạm tội 6 lần để … được ngồi tù tăng 460% tính từ 1991 đến 2013.
Thậm chí, tốc độ gia tăng của số người già phạm tội ở Nhật còn nhanh hơn cả tốc độ lão hóa dân số ở nước này. Ước tính, với xu hướng lão hóa dân số như hiện nay, đến năm 2060, 40% dân số ở Nhật sẽ là những người trên 60 tuổi.
Ông Akio Doteuchi, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc NLI Research Institute, một tổ chức chuyên nghiên cứu về kinh tế, tài chánh và bảo hiểm ở Tokyo, dự báo tỷ lệ người già phạm tội nhiều lần ở Nhật Bản sẽ tiếp tục gia tăng. "Tình hình xã hội ở Nhật Bản đẩy người già vào hoàn cảnh cố tình phạm tội để vào tù. Tỷ lệ người dân Nhật Bản nhận trợ cấp xã hội đã lên mức cao nhất kể từ ngày kết thúc Đệ nhị Thế chiến. Khoảng 40% người già sống cô đơn. Đây là một vòng tròn luẩn quẩn. Khi ra tù, họ không có tiền và người thân sống cùng, vì vậy, họ lại cố tình phạm tội ngay lập tức để được quay lại nhà tù" …
Tuy nhiên, nhiều cụ cao niên Nhật Bản vẫn còn giữ thể diện và tôn nghiêm của mình, dù phải sống những ngày cực khổ và cô đơn cũng không muốn vào tù để mang tiếng mình là tù nhân. Chính vì vậy hiện nay ở Nhật Bản vẫn còn có nhiều cụ cao niên sống cô đơn một mình.
Những gì xảy ra sau ngày các cụ già cô đơn Nhật Bản từ trần?
Trong một xã hội đang lão hóa nhanh chóng như Nhật Bản, người cao tuổi vừa là trung tâm chú ý, vừa gây nên những vấn đề khác nhau. Ông Takako Sodei, một chuyên gia lão khoa tại Đại học Ochanomizu ở Tokyo, nhận xét: "Các gia đình ba thế hệ sống chung một mái nhà gần như chỉ còn trong … truyện cổ tích".
Nhiều người cho rằng, công nghiệp hóa với nhịp sống gấp gáp là một trong những nguyên nhân khiến mối quan hệ gia đình ở Nhật Bản không còn gắn bó với nhau.
Chuyện người già sống một mình và chết trong cô đơn, không ai hay biết đã xảy ra rất nhiều ở Nhật Bản. Cục Phúc lợi và Sức khỏe Cộng đồng thành phố Tokyo từng công bố: Thủ đô Tokyo có hơn 2.200 người trên 65 tuổi chết trong cô đơn. Nhiều cụ chết được một thời gian, hàng xóm láng giềng ngửi thấy mùi hôi thối của tử thi mới đi báo cảnh sát và các nhà chức trách đến lo hậu sự.
Chính vì vậy, nhiều thành phố Nhật Bản xuất hiện một đội ngũ tình nguyện đi dọn dẹp những ngôi nhà bị bỏ hoang sau khi chủ nhân của chúng là người già chết cô đơn. Khi vào dọn dẹp, họ có thể thấy, hầu như khắp mọi nơi vẫn còn dấu hiệu của sự sống từng tồn tại – bát đĩa chưa rửa, thư chưa mở và những tờ lịch cũ chưa xé …
Hirotsugu Masuda, một nhân viên chuyên đi dọn vệ sinh tại những ngôi nhà đó đã nhìn thấy những gì, khi vào dọn nhà một cụ cao niên tuổi 85 sống cô đơn tại thành phố Tokyo. Cụ chết trong căn nhà của mình không ai biết. Khoảng 1 tháng sau hàng xóm ngửi thấy mùi hôi thối mới báo cho cảnh sát và đội vệ sinh của Masuda đưa tử thi người chết đi hỏa táng, dọn dẹp lau chùi làm vệ sinh, tẩy uế khử trùng. Đến nơi nhân viên đội vệ sinh nhìn thấy căn phòng bừa bộn, nhiều bát đũa chưa rửa, cơm thừa đã lên rêu mốc, đồ đạc vứt khắp nhà. Khi làm vệ sinh, họ đeo mặt nạ, dùng bình xịt hóa chất để diệt ruồi muỗi và những con nhặng bò lúc nhúc …
Ở đất nước trên 120 triệu người dân, trong đó các cụ cao niên trên 60 chiếm khoảng một phần tư, ngày càng có nhiều người chết cô đơn, do quan hệ gia đình trong xã hội lạnh nhạt khiến nhiều cụ phải sống một mình.
Lý Anh
Cuộc sống người già Nhật Bản
Lý Anh.
Nhật Bản là một trong những nước nhân khẩu lão hóa trầm trọng nhất thế giới.
Trong hơn 120 triệu dân số, các cụ cao niên từ 60 tuổi trở lên chiếm tới một phần tư. Trong đó, phần lớn là các cụ sống độc thân. Nhiều cụ không chịu nổi cuộc sống "người không ra người, ngợm không ra ngợm". Trong khi đó, những người phạm tội bị nhốt trong tù được ăn ở miễn phí, ốm đau được chữa bệnh không mất tiền, một số cụ bèn cố tình đi ăn cắp vặt cho phạm tội để được vào ngồi tù. Từ đó ngày càng có nhiều cụ cao niên vào ngồi tù, dần dần biến một số nhà tù thành … viện dưỡng lão.
Cố tình phạm tội để ngồi tù
Căn cứ vào "Sách trắng phạm tội 2015" (White paper on crimes 2015), những năm gần đây, tại nước Nhật Bản có nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, ngày càng có nhiều cụ cao niên từ 60 tuổi trở lên cố tình phạm tội để được vào ngồi tù. Năm 2014, Nhật Bản có 22.000 người phạm tội phải ngồi tù, trong đó có 2.300 cụ cao niên từ 60 tuổi trở lên, so với các thống kê từ 1991 trở đi, lần đầu tiên tỷ lệ các cụ cao niên vào ngồi tù trên 10%. Khi công bố về số người phạm tội 6 tháng đầu năm 2015, Sở Cảnh sát Nhật Bản cho biết, các cụ cao niên gây ra 23.000 vụ án, thanh thiếu niên từ 14 đến 19 tuổi chỉ gây ra 19.000 vụ. Nếu tính từ năm 1989 trở lại đây, đây là lần đầu tiên các cụ cao niên phạm tội nhiều hơn thanh thiếu niên.
Một số học giả sau khi nghiên cứu tại sao người già ở Nhật Bản lại thích ngồi tù đã có cùng nhận xét: Gần 20 năm qua, kinh tế Nhật Bản suy thoái, phúc lợi xã hội ngày càng giảm bớt, nếu chỉ dựa vào lương hưu hoặc tiền trợ cấp xã hội, nhiều cụ cao niên phải sống những ngày thiếu thốn, không những thế, lại có nhiều cụ sống trong cảnh cô đơn. So với những kẻ phạm tội ngồi tù được ăn ở miễn phí, chữa bệnh không mất tiền quả là kém xa. Thế là nhiều cụ cố tình phạm tội để được hưởng cuộc sống trong nhà tù.
Tờ Financial Times ra ngày 27/03/2016 từng đăng bài báo đầu đề "Japan's elderly turn to life of crime to ease cost of living" (Các cụ cao niên Nhật Bản muốn vào tù sống để giảm bớt chi phí sinh hoạt) của Leo lewis, ký giả báo Financial Times thường trú tại Tokyo (Tokyo Correspondent at the Financial Times). Nội dung bài báo viết về các cụ cao niên do phúc lợi của chính phủ cấp phát không đủ sống, cố tình phạm tội vào ngồi tù để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hệ thống nhà tù của Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng về ngân sách, khi phúc lợi xã hội không đầy đủ khiến nhiều cụ cao niên phạm tội ngày một tăng.
Theo số liệu phạm tội tại Nhật Bản, có đến 35% số người phạm tội ăn cắp vặt trong các cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị là các cụ già trên 60 tuổi. Trong số này, 40% các cụ từng tái phạm hơn 6 lần.
Trong một tài liệu nghiên cứu về các cụ cao niên Nhật Bản cố tình phạm tội để được ngồi tù, học giả Michael Newman thuộc Tokyo-based research house (Custom Products Research) đã viết như sau:
Có nhiều lý do để khẳng định rằng, ngày càng có nhiều cụ cao niên "cố tình" ăn cắp vặt trong cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị với ý đồ được vào ngồi tù để hưởng đồ ăn, chỗ ở và chăm sóc y tế miễn phí.
Trong cuộc sống hằng ngày, các cụ cao niên sống vào đồng lương hưu hoặc trợ cấp xã hội của chính phủ, dù ăn uống tằn tiện, chui rúc trong những nơi ở tồi tàn rẻ tiền, một cụ già độc thân chi tiêu thật tiết kiệm vẫn phải chịu chi phí sinh hoạt cao hơn 25% so với khoản lương hưu cơ bản 780.000 Yên trong 1 năm (theo hối đoái ngày 07/07/2016, mỗi Yên trị giá khoảng 0.0100 Mỹ kim, 780.000 Yên tính ra khoảng 7,800 đô Mỹ). Trong khi đó, chỉ cần ăn cắp một chiếc bánh sandwich giá 200 Yên có thể lĩnh án tù 2 năm. Trong hai năm ngồi "bóc lịch", mỗi tù nhân tiêu tốn của chính phủ Nhật Bản 8,4 triệu Yên. Bởi vậy, có thể nói, đó là lý do khiến ngày càng có nhiều cụ cao niên ở Nhật Bản phạm tội để được vào ngồi tù. Năm 2014, Bộ Tư pháp Nhật công bố con số các cụ cao niên phạm tội 6 lần để … được ngồi tù tăng 460% tính từ 1991 đến 2013.
Thậm chí, tốc độ gia tăng của số người già phạm tội ở Nhật còn nhanh hơn cả tốc độ lão hóa dân số ở nước này. Ước tính, với xu hướng lão hóa dân số như hiện nay, đến năm 2060, 40% dân số ở Nhật sẽ là những người trên 60 tuổi.
Ông Akio Doteuchi, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc NLI Research Institute, một tổ chức chuyên nghiên cứu về kinh tế, tài chánh và bảo hiểm ở Tokyo, dự báo tỷ lệ người già phạm tội nhiều lần ở Nhật Bản sẽ tiếp tục gia tăng. "Tình hình xã hội ở Nhật Bản đẩy người già vào hoàn cảnh cố tình phạm tội để vào tù. Tỷ lệ người dân Nhật Bản nhận trợ cấp xã hội đã lên mức cao nhất kể từ ngày kết thúc Đệ nhị Thế chiến. Khoảng 40% người già sống cô đơn. Đây là một vòng tròn luẩn quẩn. Khi ra tù, họ không có tiền và người thân sống cùng, vì vậy, họ lại cố tình phạm tội ngay lập tức để được quay lại nhà tù" …
Tuy nhiên, nhiều cụ cao niên Nhật Bản vẫn còn giữ thể diện và tôn nghiêm của mình, dù phải sống những ngày cực khổ và cô đơn cũng không muốn vào tù để mang tiếng mình là tù nhân. Chính vì vậy hiện nay ở Nhật Bản vẫn còn có nhiều cụ cao niên sống cô đơn một mình.
Những gì xảy ra sau ngày các cụ già cô đơn Nhật Bản từ trần?
Trong một xã hội đang lão hóa nhanh chóng như Nhật Bản, người cao tuổi vừa là trung tâm chú ý, vừa gây nên những vấn đề khác nhau. Ông Takako Sodei, một chuyên gia lão khoa tại Đại học Ochanomizu ở Tokyo, nhận xét: "Các gia đình ba thế hệ sống chung một mái nhà gần như chỉ còn trong … truyện cổ tích".
Nhiều người cho rằng, công nghiệp hóa với nhịp sống gấp gáp là một trong những nguyên nhân khiến mối quan hệ gia đình ở Nhật Bản không còn gắn bó với nhau.
Chuyện người già sống một mình và chết trong cô đơn, không ai hay biết đã xảy ra rất nhiều ở Nhật Bản. Cục Phúc lợi và Sức khỏe Cộng đồng thành phố Tokyo từng công bố: Thủ đô Tokyo có hơn 2.200 người trên 65 tuổi chết trong cô đơn. Nhiều cụ chết được một thời gian, hàng xóm láng giềng ngửi thấy mùi hôi thối của tử thi mới đi báo cảnh sát và các nhà chức trách đến lo hậu sự.
Chính vì vậy, nhiều thành phố Nhật Bản xuất hiện một đội ngũ tình nguyện đi dọn dẹp những ngôi nhà bị bỏ hoang sau khi chủ nhân của chúng là người già chết cô đơn. Khi vào dọn dẹp, họ có thể thấy, hầu như khắp mọi nơi vẫn còn dấu hiệu của sự sống từng tồn tại – bát đĩa chưa rửa, thư chưa mở và những tờ lịch cũ chưa xé …
Hirotsugu Masuda, một nhân viên chuyên đi dọn vệ sinh tại những ngôi nhà đó đã nhìn thấy những gì, khi vào dọn nhà một cụ cao niên tuổi 85 sống cô đơn tại thành phố Tokyo. Cụ chết trong căn nhà của mình không ai biết. Khoảng 1 tháng sau hàng xóm ngửi thấy mùi hôi thối mới báo cho cảnh sát và đội vệ sinh của Masuda đưa tử thi người chết đi hỏa táng, dọn dẹp lau chùi làm vệ sinh, tẩy uế khử trùng. Đến nơi nhân viên đội vệ sinh nhìn thấy căn phòng bừa bộn, nhiều bát đũa chưa rửa, cơm thừa đã lên rêu mốc, đồ đạc vứt khắp nhà. Khi làm vệ sinh, họ đeo mặt nạ, dùng bình xịt hóa chất để diệt ruồi muỗi và những con nhặng bò lúc nhúc …
Ở đất nước trên 120 triệu người dân, trong đó các cụ cao niên trên 60 chiếm khoảng một phần tư, ngày càng có nhiều người chết cô đơn, do quan hệ gia đình trong xã hội lạnh nhạt khiến nhiều cụ phải sống một mình.
Lý Anh