Wednesday, September 13, 2017

NHẬT BẢN :KHÁI NIỆM VỀ HẠNH PHÚC ( songữ :Anh Việt )

Người Nhật và khái niệm kỳ lạ về hạnh phúc

   Yukari Mitsuhashi  

12 tháng 9 2017

Người Nhật xem lợi ích của số đông lớn hơn lợi ích của cá nhân và tìm thấy hạnh phúc trong việc tạo ra giá trị cho cộng đồng.
Với những người lao động Nhật Bản trong các thành phố lớn, một ngày điển hình bắt đầu bằng trạng thái gọi là sushi-zume - một thuật ngữ để chỉ những người đi làm trên những chiếc tàu điện đông đúc giống như những hạt cơm bị ép chặt trong món sushi.
Không chỉ vậy, văn hóa công sở nổi tiếng của đất nước này yêu cầu mọi người dành nhiều giờ đồng hồ ở văn phòng, tuân theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ. Làm thêm giờ không phải là chuyện lạ và chuyến tàu cuối cùng lúc nửa đêm vào cuối tuần luôn được lấp đầy bởi dân văn phòng.
Làm sao họ có thể thích ứng được với lối sống này?
Bí mật của người Nhật có thể liên quan đến ikigai. Từ này không thể dịch trực tiếp, nó thể hiện quan điểm về hạnh phúc trong cuộc sống. Ikigai là lý do bạn thức giấc mỗi buổi sáng.
Với người phương Tây quen thuộc với từ ikigai, nó thường được liên hệ đến biểu đồ Venn với 4 giá trị được chồng chéo, đan xen lên nhau: Thứ bạn thích, thứ bạn làm tốt, thứ mà thế giới cần và thứ mà bạn được trả tiền để làm.
Tuy nhiên, với người Nhật thì biểu đồ này có một chút khác biệt. Ikigai của một người có thể không liên quan gì đến thu nhập. Trên thực tế, khảo sát được thực hiện bởi Central Research Services đối với trên 2.000 đàn ông và phụ nữ Nhật năm 2010 cho thấy chỉ 31% người coi công việc là ikigai. Giá trị sống của một số người có thể là công việc - nhưng chắc chắn không chỉ có vậy. 
Một cái nhìn gần hơn
Trong nghiên cứu về ikigai năm 2001, đồng tác giả Akihiro Hasegawa, một nhà tâm lý học lâm sàng và phó giáo sư tại Đại học Toyo Eiwa, coi ikigai là một phần trong ngôn ngữ thường nhật của người Nhật. Nó gồm 2 từ: iki - có nghĩa là cuộc sống, và gai - có nghĩa là giá trị.
Các cụ bà từng là thần tượng nhạc pop một thời trong nhóm KBG84 biểu diễn tại một vườn thảo mộc ở đảo Kohama, Hạt Okinawa
Theo Hasegawa, nguồn gốc của từ ikigai bắt nguồn từ thời Heian (794 - 1185). "Gai bắt nguồn từ kai có nghĩa là rất có giá trị, từ đó ikigai được hiểu là từ mang nghĩa 'giá trị trong cuộc sống'."
Có các từ khác cũng sử dụng kai như yarigai hay hatarakigai, là những từ có nghĩa giá trị của hành động và giá trị của việc làm. Ikigai có thể hiểu sự kết hợp toàn diện các giá trị đó trong cuộc sống.
Có rất nhiều sách ở Nhật Bản viết về ikigai, nhưng có một cuốn được coi là hay nhất: Ikigai-ni-tsuite (về ikigai), phát hành năm 1966.
Tác giả cuốn sách, nhà tâm thần học Mieko Kamiya giải thích rằng ikigai là một từ tương tự như "hạnh phúc" nhưng nó có một sự khác biệt tinh tế về sắc thái. Ikigaicho phép bạn hướng tới tương lai dù rằng bạn đang thấy khốn cùng ở hiện tại.
Hasegawa chỉ ra rằn, trong tiếng Anh, từ life vừa có nghĩa là cuộc đời, vừa có nghĩa là cuộc sống hàng ngày. Do đó, ikigai được dịch là mục đích sống nghe thật lớn lao. "Nhưng trong tiếng Nhật, chúng tôi có từ jinsei có nghĩa là cuộc đời vàseikatsu có nghĩa là cuộc sống hàng ngày," ông nói.
Ý nghĩa từ ikigai gần với seikatsu hơn và qua nghiên cứu, Hasegawa phát hiện ra rằng, người Nhật tin rằng, sự tổng hợp của những niềm vui nhỏ hàng ngày sẽ tạo nên một cuộc đời trọn vẹn hơn.
Một quan niệm về tuổi thọ?
Người Nhật có những công dân sống thọ nhất trên thế giới - những người phụ nữ sống đến 87 tuổi và đàn ông sống đến 81 tuổi, theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi của nước này. Liệu ikigai có đóng góp gì cho điều này?
Tác giả Dan Buettner tin là như vậy. Ông là tác giả cuốn Blue Zones: Lessons on Living Longer from the People Who've Lived the Longest, và đã đi khắp thế giới khám phá các cộng đồng người sống thọ mà ông gọi là "blue zones".
Các nhân viên trẻ rời khỏi tòa nhà công sở tại Tokyo. GETTY IMAGES
Một trong số những cộng đồng đó là Okinawa, một hòn đảo hẻo lánh với số lượng những người sống hàng trăm tuổi ấn tượng. Một chế độ ăn uống đặc biệt có vẻ đóng góp nhiều vào việc tuổi thọ cao của một người, Buettner nói, tuy nhiên ikigaicũng là một nhân tố.
"Những người già được tôn trọng, và họ cảm thấy cần phải truyền lại sự thông thái của mình cho thế hệ trẻ," ông nói. Việc này mang lại cho họ một mục đích sống ngoài các mục đích cá nhân và góp phần phục vụ cộng đồng của mình.
Theo Buettner, quan niệm về ikigai không chỉ có ở những người sống ở Okinawa: "Có thể không có từ để diễn giải lối sống này nhưng trong 4 cộng đồng người sống thọ khác như Sardinia hay Bán đảo Nicoya đều có một khái niệm tương tự như vậy."
Buettner gợi ý việc đề ra 3 danh sách: giá trị của bạn, thứ bạn thích làm và thứ bạn làm tốt. Điểm trùng nhau của 3 danh sách chính là ikigai của bạn.
Nhưng chỉ biết về ikigai của mình thì không đủ. Bạn cần nơi để thể hiện nó. Ikigailà "mục đích của hành động," ông nói.
Với người phụ nữ 92 tuổi Tomi Menaka, ikigai của bà là múa và hát với những người bạn trong nhóm múa KBG84 - bà nói với tờ báo Mainichi. Với những người khác, nó đơn giản chỉ là công việc. 
Hành động
Trong một nền văn hóa mà giá trị của số đông vượt trội giá trị cá nhân, người lao động Nhật Bản được hướng tới việc phải trở nên hữu ích cho cộng đồng, nhận được sự cảm kích và tôn trọng từ đồng nghiệp, theo ông Toshimitsu Sowa, CEO của công ty cố vấn nhân sự Jinzai Kenkyusho.
CEO của công ty tuyển dụng Probity Global Search Yuko Takato đã dành nhiều ngày với những lao động trình độ cao, những người coi công việc là ikigai của họ. Theo Takato, họ đều có một điểm chung giống nhau: Họ là những người có động lực và nhanh chóng biến lời nói thành hành động.
"Nếu bạn muốn bắt đầu một công ty và sợ những thách thức mới, hãy tìm những người đã làm công việc giống những gì bạn đang nghĩ trong đầu." Việc chứng kiến sự thành công của ý tưởng mình muốn làm sẽ khiến bạn tự tin rằng mình cũng có thể làm được, ông nói.
Nghĩ nhỏ lại
Nói như vậy không có nghĩa là làm việc chăm chỉ hơn, lâu hơn là nguyên lý của ikigai - gần 25% người lao động Nhật Bản làm việc quá giờ hơn 80 tiếng 1 tháng phải gánh những hậu quả nghiêm trọng - hiện tượng karoshi (chết vì làm quá sức) cướp đi hơn 2.000 sinh mạng hàng năm.
Việc nghỉ hưu khiến vận động viên Dai Tamesue suy nghĩ lại về công việc ông muốn làm trong đời GETTY IMAGES
Ikiga là về việc cảm nhận công việc của bạn tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của người khác.
Làm thế nào mà mọi người tìm ra ý nghĩa trong công việc là một chủ đề hấp dẫn dối với các chuyên gia quản trị.
Một nghiên cứu bởi giáo sư quản trị trường Wharton, Adam Grant giải thích rằng cho rằng con người ta tìm được cảm hứng trong công việc khi nhận thấy công việc này ảnh hưởng tới cuộc sống của người khác và được gặp gỡ những người chịu ảnh hưởng từ công việc của họ.
Trong một thí nghiệm, những người xin tài trợ ở Đại học Michigan được dành thời gian gặp những người được nhận học bổng mang về số tiền nhiều hơn 171% so với những người không gặp trực tiếp mà chỉ nói chuyện qua điện thoại. Việc gặp mặt những học sinh được nhận học bổng khiến họ cảm thấy công việc của mình ý nghĩa hơn, do đó nâng cao hiệu quả công việc.
Điều này đúng trong cuộc sống nói chung. Thay vì giải quyết nạn đói trên thế giới, bạn có thể bắt đầu bằng việc giúp những người xung quanh mình như một nhóm tình nguyện địa phương chẳng hạn.
Đa dạng hoá ikigai của bạn
Nghỉ hưu có thể mang lại một cảm giác mất mát to lớn và trống rỗng với những người đặt ikigai của mình vào công việc.
Điều này đặc biệt đúng với các vận động viên, những người có sự nghiệp ngắn hơn so với các nghề nghiệp khác.
Nhà vô địch chạy vượt rào Dai Tamesue đã nghỉ hưu năm 2012; trong cuộc phỏng vấn gần đây ông nói rằng câu hỏi quan trọng ông đặt ra sau khi nghỉ hưu là: "tôi đã muốn đạt được điều gì qua việc chơi thể thao?"
"Với tôi, điều tôi muốn đạt được qua việc chạy đường dài đó là thay đổi nhận thức của mọi người." Sau khi nghỉ hưu, ông mở một công ty hỗ trợ các công việc kinh doanh liên quan đến thể thao.
Câu chuyện của Tamesue thể hiện bản chất linh hoạt của ikigai và cách nó có thể được áp dụng. Khi phải nghỉ hưu, việc ý thức được lý do bạn đang làm công việc hiện tại ngoài mục đích tiền bạc là rất có ích.
Hiểu rõ ý niệm của ikigai sẽ giúp bạn sống một cuộc sống trọn vẹn hơn.
http://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-41232733\




Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen
                   
Ikigai : A Japanese concept to improve work and life  
By Yukari Mitsuhashi
7 August 2017
For Japanese workers in big cities, a typical work day begins with a state called sushi-zume, a term which likens commuters squeezed into a crowded train car to tightly packed grains of rice in sushi.
The stress doesn't stop there. The country's notorious /nəʊˈ:riəs/ work culture ensures most people put in long hours at the office, governed by strict hierarchical /ˌhaɪəˈ:(r)kɪk(ə)l/
rules. Overwork is not uncommon and the last trains home on weekdays around midnight are filled with people in suits. How do they manage?
The secret may have to do with what Japanese call ikigai. There is no direct English translation, but it's a term that embodies the idea of happiness in living. Essentially, ikigai is the reason why you get up in the morning.
To those in the West who are more familiar with the concept of ikigai, it's often associated with a Venn diagram with four overlapping qualities: what you love, what you are good at, what the world needs, and what you can be paid for.
(Credit: Alamy)
Rush hour crowds in a state of sushi-zume at Shinjuku station in Tokyo (Credit: Alamy)
For Japanese however, the idea is slightly different. One's ikigai may have nothing to do with income. In fact, in a survey of 2,000 Japanese men and women conducted by Central Research Services in 2010, just 31% of recipients considered work as their ikigai. Someone's value in life can be work – but is certainly not limited to that.
A closer look
In a 2001 research paper on ikigai, co-author Akihiro Hasegawa, a clinical psychologist and associate professor at Toyo Eiwa University, placed the word ikigai as part of everyday Japanese language. It is composed of two words: iki, which means life and gai, which describes value or worth.
According to Hasegawa, the origin of the word ikigai goes back to the Heian period (794 to 1185). "Gai comes from the wordkai ("shell" in Japanese) which were deemed highly valuable, and from there ikigai derived as a word that means value in living."
There are other words that use kai: yarigaior hatarakigai which mean the value of doing and the value of working. Ikigai can be thought of as a comprehensive concept that incorporates such values in life.
There are many books in Japan devoted to ikigai, but one in particular is considered definitive: Ikigai-ni-tsuite (About Ikigai), published in 1966.
The book's author, psychiatrist Mieko Kamiya, explains that as a word, ikigai is similar to "happiness" but has a subtle difference in its nuance. Ikigai is what allows you to look forward to the future even if you're miserable right now.
Hasegawa points out that in English, the wordlife means both lifetime and everyday life. So, ikigai translated as life's purpose sounds very grand. "But in Japan we have jinsei, which means lifetime andseikatsu, which means everyday life," he says. The concept of ikigai aligns more to seikatsu and, through his research, Hasegawa discovered that Japanese people believe that the sum of small joys in everyday life results in more fulfilling life as a whole.
A concept for longevity?/lɒnˈdʒevəti/
Japan has some of the longest-living citizens in the world -87 years for women and 81 for men, according to the country's Ministry of Health, Labor and Welfare. Could this concept of ikigai contribute to longevity?
Author Dan Buettner believes it does. He's the author of Blue Zones: Lessons on Living Longer from the People Who've Lived the Longest, and has travelled the globe exploring long-lived communities around the world, which he calls "blue zones". 
One such zone is Okinawa, a remote island with a remarkably high number of centenarians. While a unique diet likely has a lot to do with residents' longevity/lɒnˈdʒevəti/, Buettner says ikigai also plays a part.
(Credit: Getty Images)
Pop idol grannies from KBG84 perform at a herb garden on Kohama Island, Okinawa Prefecture (Credit: Getty Images)
"Older people are celebrated, they feel obligated to pass on their wisdom to younger generations," he says. This gives them a purpose in life outside of themselves, in service to their communities.
According to Buettner, the concept of ikigai is not exclusive to Okinawans: "there might not be a word for it but in all four blue zones such as Sardinia and Nicoya Peninsula, the same concept exists among people living long lives."
Buettner suggests making three lists: your values, things you like to do, and things you are good at. The cross section of the three lists is your ikigai.
But, knowing your ikigai alone is not enough. Simply put, you need an outlet. Ikigai is "purpose in action," he says.
For 92-year-old Tomi Menaka, her ikigai is to dance and sing with her peers in the KBG84 dance troupe, she told the Mainichi newspaper. For others, it might be work itself.
Take action
In a culture where the value of the team supercedes the individual /ˌɪndɪˈvɪdʒuəl/, Japanese workers are driven by being useful to others, being thanked, and being esteemed by their colleagues, says Toshimitsu Sowa, CEO of HR consulting firm Jinzai Kenkyusho.
CEO of executive recruiting firm Probity Global Search Yuko Takato spends her days with highly qualified people who consider work as their ikigai and, according to Takato, they all have one thing in common: they are motivated and quick to take action.
"If you want to start a company but you are scared to dive into the unknown, go and see someone who is already doing something similar to what you have in mind." By seeing your plans in action, Takato says, "it will give you confidence that you can do it too".
(Credit: Getty Images)
Young salarymen (office workers) leave an office building in Tokyo (Credit: Getty Images)
Think smaller
That's not to say that working harder and longer are key tenets of the ikigai philosophy – nearly a quarter of Japanese employees work more than 80 hours of overtime a month, and with tragic outcomes – the phenomenon of karoshi (death from overwork) claims more than 2,000 lives a year.
Rather, ikigai is about feeling your work makes a difference in people's lives.
How people find meaning in their work is a topic of much interest to management experts. One research paper by Wharton management professor Adam Grant explained that what motivates employees is "doing work that affects the well-being of others" and to "see or meet the people affected by their work."
In one experiment, cold callers at the University of Michigan who spent time with a recipient of the scholarship they were trying to raise money for brought in 171% more money when compared with those who were merely working the phone. The simple act of meeting a student beneficiary provided meaning to the fundraisers and boosted their performance.
This applies to life in general. Instead of trying to tackle world hunger, you can start small by helping someone around you, like a local volunteering group.
Diversify your ikigai
Retirement can bring a huge sense of loss and emptiness for those who find their ikigai in work. This can be especially true for athletes, who have relatively shorter careers.
(Credit: Getty Images)
Retirement caused champion hurdler Dai Tamesue to re-think the role work played in his life and identity (Credit: Getty Images)
Champion hurdler Dai Tamesue, who retired in 2012, said in a recent interviewthat the fundamental question he asked after he retired was: "what was it that I wanted to achieve by playing sports?"
"For me, what I wanted to achieve through competing in track and field was to change people's perceptions". After retiring, he started a company that supports sports-related business.
Tamesue's story shows the malleable /ˈliəb(ə)l/ nature of ikigai and how it can be applied. When retirement comes, it is helpful to have a clear understanding of why you do what you do beyond collecting a payslip.
By being mindful of this concept, it might just help you live a more fulfilling life./

                               BẢNG PHÁT ÂM 4 CỘT
                    Từ điển điện tử xử dụng :  Mac Millan 
                           http://www.macmillandictionary.com/
 1.Words
      T
  2. Syllables
      Âm tiết
     3.  I.P.A
      Ký âm
4Pronunciation
  Nghe phát âm  
notoriousno-to-ri-ous/nəʊˈ:riəs//notorious/
hierarchyhi-er-ar-chyhaɪəˌrɑ:(r)ki/ /hierarchy
hierarchicalhi-er-ar-chi-cal/ˌhaɪəˈ:(r)kɪk(ə)l//hierarchical/
longevitylon-gev-i-ty/lɒnˈdʒevəti//longevity/
individualin-di-vid-u-al/ˌɪndɪˈvɪdʒuəl/ /individual_1/
malleablemal-le-a-bleliəb(ə)l//malleable/


1.Trong một từ, các âm tiết tuy được tách bạch ( cột 2) nhưng khi phát âm lại phải nối liền với nhau( cột 3) .

2.Từ hierarchy có hai âm tiết được nhấn : âm tiết /hai/được nhấn mạnh hơn âm tiết /ra:(r)/
Trong từ hierarchical  âm tiết ra:(r) được nhấn mạnh hơn âm tiết /hai/
Xem vị trí của dấu (')
            - trong hierarchical  -->  ˌhaɪ  ... ˈ:(r) /hierarchical/
            - trong hierarchy     -->    ˈhaɪ ... ˌrɑ:(r)  /hierarchy