Thursday, September 28, 2017

VĂN HÓA DỦNG TRÀ CỦA NGƯỜI ANH

Nguồn gốc văn hóa dùng trà của người Anh

Billie Cohen - BBC Travel
  • 23 tháng 9 2017
Hãy tưởng tượng về một người Anh điển hình. Tôi đoán bất kể bạn nghĩ tới kiểu người nào đi chăng nữa, thì rồi người đó cũng gắn liền với hình ảnh một người cương quyết, trên tay luôn cầm một tách trà. Bởi đó chính là người Anh.(Bản quyền hình ảnhGetty Images)
Họ mang theo trà, họ uống trà. Trà là thứ hoàn toàn Anh, là một phần của văn hóa Anh, và cũng là cách nhìn thâm căn cố đế của thế giới đối với nền văn hóa đó.

Theo cách hiểu thông thường thì người phương Tây phải cảm ơn Trung Quốc, nơi bắt nguồn của việc trồng trọt, thu hoạch thứ lá có chứa chất tannin này.
Nhưng hiếm ai biết rằng người Bồ Đào Nha mới là người đã khiến cho trà trở nên phổ biến tại Anh, mà chính ra là một phụ nữ Bồ Đào Nha. Hãy nghĩ tới điều đó khi lần tới bạn tới nhấp ngụm trà ô-long trong chiếc cốc tinh tế tại khách sạn Ritz, hay đứng dưới tấm chân dung Bá tước Grey tại Bảo tàng Victoria & Albert.
Không mấy ai biết rằng chính người Bồ Đào Nha đã khiến cho trà trở thành phổ biến tại Anh (Bản quyền hình ảnh Christopher Furlong/Getty Images )
Ngược dòng thời gian về năm 1662, khi Catherine vùng Braganza (công chúa, con gái Vua John IV của Bồ Đào Nha) cưới được vị vua của vương triều vừa mới được phục hồi ở Anh, Vua Charles III, nhờ vào khoản hồi môn vô cùng hậu hĩnh gồm cả tiền bạc, các loại gia vị, đồ châu báu và các cảng biển béo bở Tangiers và Bombay. Sự kết hợp này khiến nàng trở thành một người phụ nữ rất quan trọng: Hoàng hậu Anh, Scotland và Ireland.
Khi chuyển lên miền bắc chung sống với Vua Charles, nàng được cho là đã mang theo trà mạn trong những hành lý, và đó cũng rất có thể chính là một phần của hồi môn của nàng. Một truyền thuyết thú vị kể rằng những [cratesư thùng trà được đánh dấu là Transporte de Ervas Aromaticas (Vận chuyển Hương liệu Thơm) - rồi sau được viết tắt là T.E.A.
Phần thông tin đó có thể không đúng (các nhà ngôn ngữ học cho rằng chữ 'tea' trong tiếng Anh là bắt nguồn từ việc phiên âm từ chữ 'trà' trong tiếng Hoa), nhưng điều chắc chắn là trà khi đó đã được dùng rộng rãi trong giới quý tộc Bồ Đào Nha do nước này có mối buôn bán trực tiếp với Trung Quốc thông qua thuộc địa của mình là Macau, lần đầu tiên từ hồi giữa thập niên 1500.


Sau khi kết hôn với Vua Charles II của Anh, công chúa Bồ Đào Nha Catherine vùng Braganza luôn mang theo và uống trà hàng ngày- (Bản quyền hình ảnh Dea/G.Dagliorti /Getty Images )
Khi Catherine tới Anh, trà đã được dùng ở đây nhưng mới chỉ như một loại thuốc chữa bệnh, nhằm giúp cơ thể khoẻ mạnh và tâm trạng không bị u uất.
Thế nhưng hoàng hậu trẻ trung vốn quen uống trà hàng ngày nay vẫn tiếp tục như thế, và điều đó khiến cho trà trở thành món đồ uống phổ biến trong các dịp giao lưu xã hội thay vì chỉ đóng vai trò một thứ thức uống bổ dưỡng.
"Khi Catherine kết hôn với Charles, nàng trở thành tâm điểm chú ý - mọi thứ, từ váy áo cho tới đồ dùng của nàng đều trở thành chủ đề bàn tán nơi cung đình," Sarah-Beth Watkins, tác giả cuốn Catherine of Braganza: Charles II's Restoration Queen, nói. "Việc nàng thường uống trà khiến những người khác cũng uống. Các quý bà quý cô đua nhau học theo nàng, và đua nhau muốn trở thành thành phần thân cận với nàng."
Nói cho công bằng thì trà đã có mặt ở nước Anh từ trước khi Catherine tới, nhưng nó không thật phổ biến, không được nhiều người biết đến.
"Waller được ghi nhận là đã uống trà từ 1657, tức là hơn sáu năm trước khi Catherine tới nơi," Markman Ellis, giáo sư nghiên cứu về Thế kỷ 18 tại Đại học Queen Mary thuộc Đại học London, nói. Ông cũng là đồng tác giả cuốn Empire of Tea: The Asian Leaf that Conquered the World. "Ông ấy là môt nhà trà học nổi tiếng, và điều đó rất bất thường, bởi khi đó trà vô cùng đắt và mọi người đều uống cà phê cả."
Có ba lý do khiến trà đắt đỏ. Anh không buôn bán trực tiếp với Trung Quốc, trà từ Ấn Độ khi đó vẫn chưa có, và những số lượng nhỏ mà người Hà Lan nhập khẩu vào được bán với giá rất cao.
"Rất là đắt vì nó được đưa từ Trung Quốc tới, và bị đánh thuế rất nặng," Jane Pettigrew, tác giả cuốn A Social History of Tea, giải thích. Bà cũng là người được giải 2014 World Tea Awards' Best Tea Educator và là giám đốc nghiên cứu tại Học viện Trà Anh.
  Vì Anh không buôn bán trực tiếp với Trung Quốc nên trà mang sang được Anh có giá thành rất cao (Bản quyền hình ảnhBlake Kent/Design Pics/Getty Images)
Thực sự là nó rất đắt đỏ (một cân Anh, tức 454g, có giá bằng mức thu nhập của một người lao động trung bình trong một năm), và do đó, theo Ellis, "chỉ dành cho giới thượng lưu nhất, giàu có nhất trong xã hội. Cho nên trà trở nên gắn liền với những quý bà quý cô sang trọng nhất nơi cung đình, mà tất nhiên Catherne là hình tượng nổi tiếng nhất."
Và điều gì xảy ra với những người nổi tiếng? Những người kém nổi tiếng hơn sẽ bắt chước. "Khi hoàng hậu làm điều gì thì mọi người đều muốn làm theo, cho nên dần dần, đến cuối Thế kỷ 17, giới quý tộc bắt đầu nhấp trà," Petrigrew nói.
Đương nhiên là giới thượng lưu không tạo ra văn hóa uống trà mà cũng chỉ là những người học theo. Như Pettigrew nói, "cho tới khi trà được người Hà Lan mang tới, chúng tôi [người Anh] không biết tí gì về trà hết. Không có thìa đường, tách uống, không có ấm pha trà (chỉ có ấm đun nước để trong bếp), cho nên chúng tôi làm điều luôn xảy ra đó là sao chép toàn bộ nghi lễ uống trà từ Trung Quốc. Chúng tôi nhập khẩu những chén sứ nhỏ, tách, đĩa đựng đường, những ấm pha trả nhỏ [của Trung Quốc]."
Tại đất nước quê nhà của Catherine, người ta cũng chứng kiến sự phổ cập hóa phong cách uống trà như vậy. "Bồ Đào Nha là một trong những tuyến đường mà đồ sứ theo vào châu Âu," Ellis ghi nhận. "Đó là món rất đắt đỏ, rất đẹp, và là một trong những thứ khiến việc uống trà trở nên hấp dẫn, giống như bây giờ mọi người muốn có điện thoại iPhone đời mới nhất vậy."
Bởi quý giá, cho nên đồ sứ có lẽ cũng là một phần trong của hồi môn của Catherine. Và giống như các quý bà quý cô thuộc dòng dõi quý tộc khác, nàng có lẽ có nhiều những món đồ tuyệt đẹp để bày biện trong những buổi thưởng trà một khi chuyển hẳn sang sống tại Anh.


Người Anh học cách uống trà của người Trung Quốc, thậm chí nhập khẩu cả các loại ấm, chén pha trà từ Trung Quốc (Bản quyền hình ảnh Zenshui  /Laurence Mouton/Getty Images )
Pettigrew giải thích: "Nàng bắt đầu nó như một thói quen quý phái nơi cung điện của mình - rất sang trọng, rất thượng lưu, và do đó những nghi lễ đến từ Trung Quốc ngay lập tức được gắn với đời sống vương giả. Ngay khi trà được đưa vào Anh, nó đã có những mối liên hệ rất mạnh mẽ với giới phụ nữ và những gia đình quyền thế, mà tôi cho là thông qua Catherine, bởi đồ sứ rất đắt tiền. Những người nghèo thì phải dùng đồ đất nung. Cho nên mọi thứ đắt giá đều chỉ dành cho giới quý tộc. Tương tự như ngày nay thôi: bạn mua những thứ rất đắt để cho thiên hạ thấy bạn quan trọng tới mức nào."
Rồi rốt cuộc, những tầng lớp xã hội thấp hơn cũng chuyển trà sang thành thứ đồ uống phổ biến hơn.
Ngày nay, những ai tới London vẫn có thể trải nghiệm sự phù hoa và kiểu cách của giới quý tộc khi dùng trà chiều tại các khách sạn sang trọng, mà đáng kể nhất là tại Palm Court của khách sạn Langham ở London (được cho là nơi sinh ra nghi lễ trà chiều), tại các khách sạn danh giá Ritz London và Claridge's.
Ta cũng có thể bắt gặp các sự kiện dùng trà rất thú vị tại Bồ Đào Nha, nhưng ở đó mối liên hệ tới Hoàng hậu Catherine không phải là điều nhiều người biết.
Tuy nhiên, tại thành phố lịch sử Sintra, có một khách sạn đang nỗ lực làm thay đổi điều này. Tại khách sạn Tivoli Palácio de Seteais Sintra, tổng giám đốc Mario Custódio sẽ làm một chương trình trà chiều đặc biệt với chủ đề Catherine trong tháng Mười. "Trong trường học, chúng tôi không được biết [về câu chuyện lịch sử này]," Custódio nói. "Tôi không biết gì hết. Thậm chí người dân Bồ Đào Nha cũng không ai biết gì hết."


( Bản quyền hình ảnh Stuart Mccall/Getty Images)
Với Custódio, đưa phần lịch sử ít người biết này vào với đời sống sẽ khiến du khách tới thành phố có được trải nghiệm đặc biệt, rất cá nhân "Tôi đang muốn đưa ra những thứ rất ít người biết này, bởi vì ngày nay, đó là thứ xa xỉ," ông nói.
Việc phục vụ trà hàng ngày (chỉ dành cho khách nghỉ lại khách sạn) sẽ giới thiệu về mối liên hệ của Bồ Đào Nha với truyền thống tao nhã này.
Hiện Custódio đang hợp tác với một sử gia để phục vụ loại trà mà Catherine có lẽ đã từng uống (Ellis cho rằng hầu như chắc chắn rằng đó là một loại trà xanh, bởi vì trà từ Ấn Độ không được đưa ra thế giới bên ngoài cho tới tận thập niên 1830, là khi hoàng hậu đã qua đời từ lâu.
Mứt vỏ cam (marmalade) cũng là một phần trong thực đơn, bởi đó là một phần trong câu chuyện huyền bí về Catherine vùng Braganza mà Custosdio tìm tòi được trong quá trình nghiên cứu.
Câu chuyện kể rằng do một số loại cam ngon nhất thế giới là của Bồ Đào Nha, cho nên Catherine đã cho chở cam tới Anh, ngôi nhà mới của mình, một cách thường xuyên. Những quả cam khi tới nơi không còn đạt chất lượng cao nhất sẽ được đem đi làm mứt marmalade.
Tất nhiên là cam nguyên quả thì quý hơn nhiều, cho nên nếu Hoàng hậu Catherine tặng ai đó món marmalade thay vì trái cam, thì điều đó đồng nghĩa với việc nàng không quan tâm lắm đến người đó.
"Người Bồ Đào Nha chúng tôi muốn tin rằng Catarina đóng vai trò quan trọng đối với trà. Tôi không muốn câu chuyện lịch sử này mất đi," Custosdio nói.
http://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-41180547

Daniel Doan*Paula Le* Kimmy Nguyen


The true story behind
 England's England's tea obsession
  • By Billie Cohen
28 August 2017
Imagine the most English-English person you can think of. Now I'm fairly certain that no matter what picture you just conjured up, that person comes complete with a stiff upper lip and a cup of tea in their hand. Because that's what the English do. They carry on and they drink tea. Tea is so utterly English, such an ingrained part of the culture, that it's also ingrained in how everyone else around the world perceives that culture.
And while it's fairly common knowledge that Westerners have China to thank for the original cultivation of the tannic brew, it's far less known that it was the Portuguese who inspired its popularity in England – in particular, one Portuguese woman. Think about that next time you're sipping steaming oolong from delicate mugs at the Ritz, or standing under the portrait of Earl Grey in the Victoria & Albert Museum.
Few people know that it was the Portuguese who inspired tea's popularity in England (Credit: Credit: Christopher Furlong/Getty Images)
Few people know that it was the Portuguese who inspired tea's popularity in England (Credit: Christopher Furlong/Getty Images)
Travel back in time to 1662, when Catherine of Braganza (daughter of Portugal's King John IV) won the hand of England's newly restored monarch, King Charles II, with the help of a very large dowry that included money, spices, treasures and the lucrative ports of Tangiers and Bombay. This hookup made her one very important lady: the Queen of England, Scotland and Ireland. 
When she relocated up north to join King Charles, she is said to have packed loose-leaf tea as part of her personal belongings; it would also have likely been part of her dowry. A fun legend has it that the crates were marked Transporte de Ervas Aromaticas (Transport of Aromatic Herbs) – later abbreviated to T.E.A.
That last bit probably isn't true (etymologists believe the word 'tea' came from a transliteration of a Chinese character), but what is for sure is that tea was already popular among the aristocracy of Portugal due to the country's direct trade line to China via its colony in Macau, first settled in the mid-1500s (visit today to sample the other end of this culinary exchange, the Portuguesepastéis de nata, aka egg custard tarts).
Upon marrying England's King Charles II, Portugal's Catherine of Braganza carried on sipping tea as part of her daily routine (Credit: Credit: DEA/G. DAGLI ORTI/Getty Images)
Upon marrying England's King Charles II, Portugal's Catherine of Braganza carried on sipping tea as part of her daily routine (Credit: Dea/Dagliorti /Getty Images)
When Catherine arrived in England, tea was being consumed there only as a medicine, supposedly invigorating the body and keeping the spleen free of obstructions. But since the young queen was used to sipping the pick-me-up as part of her daily routine, she no doubt continued her habit, making it popular as a social beverage rather than as a health tonic.
"When Catherine married Charles, she was the focus of attention – everything from her clothes to her furniture became the source of court talk," said Sarah-Beth Watkins, author ofCatherine of Braganza: Charles II's Restoration Queen. "Her regular drinking of tea encouraged others to drink it. Ladies flocked to copy her and be a part of her circle."
Hot poet of the time, Edmund Waller, even wrote a birthday ode to her shortly after her arrival, which forever linked the queen and Portugal with the fashionable status of tea in England. He wrote:
"The best of Queens, and best of herbs, we owe
To that bold nation, which the way did show
To the fair region where the sun doth rise,
Whose rich productions we so justly prize."
Ladies flocked to be part of Catherine's circle, quickly copying her tea-drinking habit (Credit: Credit: Culture Club/Getty Images)
Ladies flocked to be part of Catherine's circle, quickly copying her tea-drinking habit (Credit: Culture Club/Getty Images)
To be fair, tea could be found in England before Catherine arrived, but it wasn't very popular. "Waller is recorded drinking tea in 1657, which is a whole six years before Catherine turns up," said Markman Ellis, professor of 18th-Century Studies at Queen Mary, University of London, and co-author of Empire of Tea: The Asian Leaf that Conquered the World. "He is a well-known aficionado for tea, which is unusual because it was so expensive and everyone was drinking coffee at this time."
The reason for the cost was threefold: England had no direct trade with China; tea from India wasn't around yet; and the small quantities that the Dutch were importing were sold at a very high premium.
"It was very expensive because it came from China and it was taxed very heavily," explained Jane Pettigrew, author of A Social History of Tea, winner of the 2014 World Tea Awards' Best Tea Educator and director of studies at UK Tea Academy.
Because England had no direct trade with China, tea was an expensive commodity (Credit: Credit: Blake Kent/Design Pics/Getty Images)
Because England had no direct trade with China, tea was an expensive commodity (Credit: Blake Kent/Design Pics/Getty Images)
Indeed it was so pricey (a pound went for as much as a working-class citizen made in a year), that, according to Ellis, "it ruled out anyone but the most elite and wealthiest sectors of society. So tea became associated with elite women's sociability around the royal court, of which Catherine was the most famous emblem."
And what happens with famous people? Non-famous people imitate them. "When the queen does something, everyone wants to follow suit, so very, very gradually by the end of the 17th Century, the aristocracy had started sipping small amounts of tea," Pettrigrew said.
Of course, the upper class didn't invent the ritual of tea-drinking themselves – they were imitators too. As Pettigrew recounted, "Until tea arrived with the Dutch, we [the English] didn't know anything about tea. No sugar spoons, no cups, no tea kettles (only kitchen kettles), so we did what always happens: we copied the entire ritual from China. We imported [Chinese] tiny porcelain tea bowls, the saucers, the dishes for sugar, the small teapots."
The English copied the entire tea ritual from China, even importing Chinese teapots (Credit: Credit: ZenShui/Laurence Mouton/Getty Images)
The English copied the entire tea ritual from China, even importing Chinese teapots (Credit: ZenShui/Laurence Mouton/Getty Images)
Catherine's home country had a hand in in popularising this aspect of the tea experience, too. "Portugal was one of the routes [by which] porcelain got to Europe," Ellis noted. "It was very expensive and very beautiful, and one of the things that made tea drinking attractive was all the pretty stuff that went with it, like having the latest iPhone."
Since it was so prized, porcelain was probably part of Catherine's dowry, and, like other aristocratic ladies, she would have accrued many gorgeous trappings to pad out her tea sessions once she was living in England. Pettigrew explained, "She started it as an aristocratic habit in her palaces – very posh, very upper class, and so the ceremony that arrived from China was immediately associated with fine living. As soon as tea arrived, it had very strong connections to feminine women and very big houses, I suppose through Catherine, because the porcelain cost huge amounts of money. The poor had to make due with earthenware. So everything that was expensive had to do with the aristocracy. It's the same as today: You buy expensive things to show how important you are."
Markman Ellis:
Markman Ellis: "One of the things that made tea drinking attractive was all the pretty stuff that went with it" (Credit: Stuart McCall/Getty Images)
Eventually the lower classes transformed tea into a more egalitarian drink, but today, travellers to London can still experience the aristocratic pomp and circumstance at upscale hotels' afternoon tea services, most notably at the Langham Hotel's Palm Court in London (which claims to be the birthplace of afternoon tea), the famed Ritz London and Claridge's.
You can find fancy tea events in Portugal too, but even there, the link to Queen Catherine is not well known. In the historic municipality of Sintra, though, one hotel is trying to change that. At the Tivoli Palácio de Seteais Sintra Hotel, general manager Mario Custódio is about to launch a special afternoon tea themed after Catherine in October. "In school we don't get this [history]," Custódio said. "I had no idea. Even the Portuguese don't know this."
The area of Sintra, spread across lush green mountains about 30 minutes outside Lisbon, is a Unesco World Heritage Site, noted for its concentrated displays of European romantic architecture. The Seteais Palace, built in the 1780s by Dutch consul Daniel Gildemeester, is just one of several ornate, whimsical estate homes that dot the Sintra landscape; wedding-cake follies overlooking intricate, sprawling gardens and parks. Queen Catherine never lived here, but the concentration of old wealth and must-see mansions makes it the perfect place to reflect on what the lives of Portuguese nobility used to be like. You can easily imagine opulently dressed noblewomen gathering in opulently draped drawing rooms, clinking teacups and swapping news and gossip.
Travellers can still experience afternoon tea at London's upscale hotels, including The Ritz (Credit: Credit: Imagedoc/Alamy)
Travellers can still experience afternoon tea at London's upscale hotels, including The Ritz (Credit: Imagedoc/Alamy)
For Custódio, bringing these little-known bits of history to life is what makes the travel experience special and personal for visitors. "I'm trying to [present] these things that are very unknown because that is luxury today," he said.
The daily tea service (open only to hotel guests), will highlight aspects of the Portuguese connection to this genteel tradition. For instance, Custódio is working with a historian to serve the type of tea Catherine would have drank (Ellis thinks it's most likely a green tea, as no tea came out of India until the 1830s, long after she'd passed away). Marmalade will also be part of the menu, as that's another part of the Catherine of Braganza mythology that Custódio has stumbled across in his research. The tale goes that, since some of the best oranges in the world come from Portugal, Catherine had them shipped over to her new English home regularly. The ones that didn't make the journey in top condition were turned into marmalade. Of course, whole oranges were a more prized snack, so if Queen Catherine gave you a gift of marmalade instead of oranges, it meant she didn't think that much of you.
The Seteais Palace in Sintra offers a glimpse of what Portuguese nobility used to be like (Credit: Credit: Zoonar GmbH/Alamy)
The Seteais Palace in Sintra offers a glimpse of what Portuguese nobility used to be like (Credit: Zoonar GmbH/Alamy)
The spread at the Seteais Palace will come with no such judgments. Custódio is simply hoping that by mingling with visitors during the themed tea service and by gifting them with a small book – complete with QR codes for more photos, historical facts and fun stories – he'll be helping to share some of the culture and colour of his home and reinforce the long-term influence of a little-known transplant queen.
"We Portuguese want to believe that Catarina was responsible for the tea. I don't want this history to die."
http://www.bbc.com/travel/story/20170823-the-true-story-behind-englands-tea-obsession