Sunday, August 2, 2015

CÃNH GIÁC : SẢN PHẨM MADE IN CHINA RẤT LÀ ĐỘC HẠI !

1) 5 lý do bạn không nên tin tưởng các sản phẩm “hữu cơ” từ Trung Quốc

Tác giả: Irene Luo, Epoch Times | Dịch giả: Xuân Dung       1 Tháng Tám , 2015

clip_image001
Những sản phẩm hữu cơ từ Trung Quốc có thể bị dán nhãn một cách gian lận hoặc bị nhiễm dư lượng kim loại nặng do thiếu các quy định. (Justin Sullivan / Getty Images)
Sau một loạt vụ bê bối thực phẩm ở Trung Quốc, người Trung Quốc đã vỡ mộng về khả năng của chế độ cộng sản trong việc điều tiết ngành công nghiệp thực phẩm một cách đúng đắn. Và thực phẩm bị ô nhiễm không chỉ có ở Trung Quốc. Hiệp hội Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) thường xuyên từ chối những lô hàng từ Trung Quốc vì “nhiễm bẩn”, có các chất phụ gia không an toàn, dư lượng thuốc thú y, và dán nhãn sai. Năm 2007, thuốc chữa bệnh cho vật nuôi nhiễm melamine từ Trung Quốc được cho là đã giết chết hàng ngàn chó và mèo ở Mỹ.
Một giải pháp mới đối với nhiều nạn nhân người Trung Quốc hiện nay là các sản phẩm thực phẩm hữu cơ. Đây là một sự cam kết rằng các sản phẩm này được sản xuất theo cách có trách nhiệm với môi trường và không có thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, thuốc kháng sinh, hormon tăng trưởng, hoặc các hóa chất nguy hiểm khác.
Theo khảo sát của một công ty nghiên cứu ở Bắc Kinh, 80% người Trung Quốc không hài lòng với tình hình về an toàn thực phẩm ở Trung Quốc. Báo cáo về nông phẩm nước ngoài năm 2010 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn mười lần cho thịt bò hữu cơ và nhiều hơn từ 5 đến 9 lần cho rau hữu cơ. Các sản phẩm hữu cơ, mặc dù chỉ chiếm một thị phần nhỏ trong thị trường thực phẩm của Trung Quốc, đang gia tăng. Việc tiêu thụ thực phẩm hữu cơ trên tổng số thực phẩm tiêu thụ tăng gấp ba lần từ năm 2007 đến năm 2012, theo Biofach, hội chợ thương mại sản phẩm hữu cơ lớn nhất thế giới.
Nhưng  sản phẩm “hữu cơ” của Trung Quốc có thực sự an toàn? Và ai là người đảm bảo cho điều đó?
Khi xem xét hệ thống quản lý mờ đục của Trung Quốc, không có gì là quá rõ ràng. Tất nhiên, không phải tất cả các thực phẩm hữu cơ từ Trung Quốc là có vấn đề, và Trung Quốc không phải là nước duy nhất vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, nhưng vì Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn thứ ba các sản phẩm nông nghiệp sang Mỹ, nên tình hình đáng phải quan tâm.
Dưới đây là một số trong những vấn đề lớn với các sản phẩm “hữu cơ” của Trung Quốc
1) Ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc rất nghiêm trọng
clip_image003
Ảnh: Các công nhân đang tháo nước bị ô nhiễm gần mỏ đồng Zijin tại Thượng Hải ngày 13 tháng 7 năm 2010, sau khi tình trạng ô nhiễm từ mỏ đã làm ô nhiễm sông Đinh, đường vận tải thủy chính của tỉnh Phúc Kiến ở phía đông nam của Trung Quốc. (STR / AFP / Getty Images)
Do hậu quả của sự phát triển quá nhanh của Trung Quốc, sự tăng trưởng trong các ngành công nghiệp phần lớn không được kiểm soát rộng rãi trong vài thập kỷ qua, khiến Trung Quốc bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.  Đất trồng trọt và nguồn nước của Trung Quốc chứa một lượng lớn các kim loại nặng, như chì và cadmium từ nước thải công nghiệp.
Nhưng nhãn hàng “hữu cơ” sẽ thất bại nếu không tính đếm đến việc ô nhiễm môi trường, khi hệ thống chỉ xác nhận một quá trình không có thuốc trừ sâu độc hại, phân bón, v..v có thể đã bổ sung khi chăm sóc sản phẩm hữu cơ. Thế còn các kim loại nặng, như cadmium, chì, và thạch tín, đã làm ô nhiễm nguồn nước và đất ở Trung Quốc thì sao? Theo Mike Adams, một người ủng hộ sức khỏe tự nhiên và biên tập viên tờ Tin tức Tự nhiên, USDA không đặt ra giới hạn cho việc ô nhiễm kim loại nặng.
Số liệu của chính phủ Trung Quốc năm 2011 cho thấy hơn một nửa số hồ lớn và hồ chứa của Trung Quốc đã quá ô nhiễm cho con người sử dụng. Và một báo cáo về ô nhiễm nước ngầm do Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc công bố tháng 4 năm 2015 đã cho thấy 16 phần trăm mẫu nước là “rất nghèo nàn” về chất lượng.
Hơn nữa, theo bộ Bảo vệ Môi trường và Bộ Tài nguyên Đất đai của Trung quốc, gần một phần năm đất nông nghiệp của Trung Quốc bị ô nhiễm các kim loại nặng ngấm trong đất do việc nước tưới tiêu bị ô nhiễm. 
2. Nhãn hàng gian lận thường xuyên xuất hiện
clip_image005
Ảnh: Sản phẩm hữu cơ đang được bán tại một khu chợ ở Hồng Kông. (Alex Ogle / AFP / Getty Images)
Do các sản phẩm hữu cơ được bán với giá cao hơn, các nhà sản xuất thực phẩm, và không chỉ những người ở Trung Quốc, có thể găm các nhãn “hữu cơ” gian lận trên sản phẩm của họ để kiếm được lợi nhuận cao hơn. Khi các vấn đề phát sinh ở tất cả các cấp trong chuỗi cung ứng, chính quyền Trung Quốc và USDA rất khó khăn để phát hiện tất cả các hành vi vi phạm. Một báo cáo năm 2010 của USDA cho biết một số nhà sản xuất cố tình tránh đổi mới giấy chứng nhận hàng năm và tiếp tục sử dụng nhãn hữu cơ đã hết hạn để giảm chi phí, trong khi các nhà bán buôn khác chỉ đơn giản là dán nhầm nhãn các sản phẩm thông thường thành hữu cơ.
Theo USDA, trong tổng số 23 trường hợp gian lận giấy chứng nhận hữu cơ từ khoảng tháng 2 năm 2011 đến tháng 6 năm 2013, chín công ty liên quan là của Trung Quốc. Vào tháng 9 năm 2011, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã ban hành một cảnh báo tới các nhà phân phối và những người làm hàng gia công các sản phẩm hữu cơ về việc lừa đảo giấy chứng nhận hữu cơ đối với cây dâm bụt, hoa nhài, và bột chiết xuất từ ​​rễ củ cải của một công ty ở Tây An.
Một trường hợp khác, hệ thống siêu thị Whole Foods đã phải ngừng bán gừng của Trung Quốc nhãn hiệu “365” sau khi phát hiện thấy có dư lượng aldicarb sulfoxide, một loại thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp không được chấp nhận sử dụng trên thực phẩm hữu cơ.
3. Các sản phẩm hữu cơ thường được cấp chứng nhận bởi bên thứ ba
clip_image007
Ảnh: Do thiếu người làm chứng nhận được uỷ nhiệm của USDA, các bên thứ ba là những người kiểm tra rất nhiều các chất hữu cơ nhập khẩu từ Trung Quốc. (OceanFishing / iStock)
Trung tâm chứng nhận sản phẩm hữu cơ của Trung Quốc (COFCC), cơ quan được cho là chịu trách nhiệm xác nhận tất cả các sản phẩm hữu cơ, chỉ kiểm tra được 30 phần trăm sản phẩm hữu cơ, trong khi những phần còn lại được chứng nhận bởi các công ty tư nhân, các tổ chức NGO, và thanh tra viên tư nhân, tất cả đều phải được uỷ nhiệm của cơ quan quản lý về uỷ quyền và chứng nhận  (CNCA). Nhưng cũng trong báo cáo trong năm 2010 của USDA cho biết không có sự tương đương về các tiêu chuẩn và chứng nhận sản phẩm hữu cơ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, vì Trung Quốc không công nhận tiêu chuẩn hữu cơ của nước ngoài. Vì vậy, những khác biệt nghiêm trọng có thể xảy ra giữa các loại hóa chất và thực tế nông nghiệp được chấp nhận trong các sản phẩm hữu cơ từ Trung Quốc so với các sản phẩm hữu cơ của Hoa Kỳ.
Các sản phẩm hữu cơ nhập khẩu vào Mỹ đều phải được cấp giấy chứng nhận của những người làm công tác chứng nhận được USDA uỷ quyền, nhưng vì không có đủ người, USDA thuê các bên thứ ba của Trung Quốc. Nhưng có trường hợp, USDA cấp các uỷ quyền có điều kiện đối với những người làm chứng nhận chỉ dựa trên giấy tờ và lờ đi việc khẳng định họ tuân thủ tất cả các quy định theo luật tự nhiên. 
4. Không có các quy định mạnh đúng chỗ
clip_image009
Ảnh: Giống như người bảo vệ Trung Quốc này, các cơ quan chức năng thường xuyên quay lưng lại với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm ở Trung Quốc cho phép các vấn đề để sinh sôi nảy nở. (Wang Zhao / AFP / Getty Images)
Trong năm 2010, Bộ Nông nghiệp Mỹ báo cáo rằng chính quyền Trung Quốc đã thất bại trong việc thực thi nghiêm túc các tiêu chuẩn về sản phẩm hữu cơ, và không trao quyền hạn rõ ràng cho bất kỳ một cơ quan chính phủ nào, do đó làm xảy ra việc lạm dụng và nhiều hoạt động bất hợp pháp. Bộ cũng trích dẫn một báo cáo hàng ngày của Quảng Châu về một người tiêu dùng đã tố giác về các loại rau hữu cơ giả và được chỉ dẫn đến bốn cơ quan chính phủ khác nhau trước khi được bảo rằng không ai trong số họ có đủ thẩm quyền để đối phó với vấn đề này.
5. Tham nhũng tràn lan
clip_image011
Ảnh: (Frederic J. Brown / AFP / Getty Images)
Trong xã hội Trung Quốc do đảng cộng sản cai trị, các cơ quan chức năng kiểm soát các phương tiện truyền thông và kiểm duyệt những tin đồn trên mạng internet để che đậy những vụ bê bối thực phẩm, đánh lạc hướng sự chú ý cần thiết về cải cách. Thay vì tập trung vào các vấn đề xóa bỏ nạn ô nhiễm thực phẩm, chế độ cộng sản Trung Quốc dành nhiều thời gian che giấu các bê bối trong những việc làm sai trái của họ và chỉ trưng ra mặt ổn định và thịnh vượng. Hơn nữa, đây là một hệ thống phức tạp của các mối liên hệ tham nhũng cấu kết cùng hệ thống tòa án, các lĩnh vực kinh doanh và sản xuất, và các quan chức chính phủ. Hối lộ cấp giấy phép là phổ biến, với những việc làm phi đạo đức thường xuyên bị che phủ bởi tiền mặt.
http://vietdaikynguyen.com/v3/70633-5-ly-ban-khong-nen-tin-tuong-cac-san-pham-huu-co-tu-trung-quoc/

2 ) Hóa chất độc hại được tìm thấy trong quần áo trẻ em sản xuất tại Trung Quốc

Tác giả: Irene Luo - Epoch Times | Dịch giả: Kim Xuân
2 Tháng Tám , 2015
clip_image013
Ảnh chụp ngày 12 tháng 5 năm 2015 cho thấy một thanh niên đang làm việc tại một xưởng may mặc ở Shishi, tỉnh Phúc kiến. (STR/AFP/Getty Images)
Hầu hết các bậc cha mẹ đều có ý thức nuôi con mình khỏe mạnh, nhưng rất ít người nhận thức được những rủi ro sẽ xảy đến với con cái khi cho chúng mặc quần áo bị nhiễm độc có xuất xứ từ các nước như Trung Quốc. Phần lớn trẻ em không biểu hiện những phản ứng có thể nhìn thấy. Tuy nhiên một số trẻ khi tiếp xúc kéo dài hoặc tiếp xúc với một lượng lớn hóa chất độc hại có trong quần áo, chúng sẽ dị ứng, phát ban hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Đôi khi, các nhân viên hải quan và Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng (CPSC – một cơ quan liên bang) kiểm tra các sản phẩm như quần áo trẻ em nhằm ngăn chặn các sản phẩm bị ô nhiễm, nhưng nhiều lô hàng vẫn lọt qua được. Các nhân viên hải quan chỉ tìm kiếm một số loại độc tố, còn CPSC chỉ có thể kiểm tra một lượng nhỏ trong số các sản phẩm có sẵn trên thị trường, vì thiếu nhân viên và ngân sách hạn chế.
Trung Quốc là nước sản xuất dệt may lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất của họ không phải là những người duy nhất phạm tội. Để tăng lợi nhuận, nhiều công ty trên toàn thế giới thường thuê gia công tại các nước có chi phí sản xuất và tiền lương thấp nhất. Ở những nước này, những yêu cầu về y tế ít được áp dụng và chính điều này đã để cho ngay cả các thương hiệu quốc tế cũng sử dụng hóa chất nguy hiểm trong nhuộm và xử lý quần áo.
Dưới đây là danh sách của năm hóa chất độc hại tiềm tàng thường được sử dụng trong sản xuất quần áo ở các nước như Trung Quốc.
1. Chì
Sử dụng: các nhà sản xuất sử dụng bột chì trong ngành dệt nhuộm và chúng thường có trong các sản phẩm có màu sắc sặc sỡ, sống động.
Rủi ro cho sức khỏe: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh, tiếp xúc quá nhiều với chì có thể ảnh hưởng đến gần như tất cả các hệ thống của cơ thể. Tiếp xúc với chì thường ít được để ý, vì nó không gây ra các triệu chứng đáng chú ý. Quỹ Mayo về Giáo dục Y tế và Nghiên cứu, đã phát hiện ra rằng trẻ em dưới 6 tuổi bị nhiễm độc chì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tinh thần và thể chất.
Ví dụ: Trong tháng 4 vừa rồi, cơ quan hải quan liên bang Mỹ đã chặn một lô hàng quần áo trẻ em màu hồng bị nhiễm chì đến từ Trung Quốc. Hàng hóa đã bị tiêu hủy theo pháp luật về các chất nguy hiểm. Một tháng trước đó, tháng 3, các quan chức hải quan thu giữ hàng ngàn ba-lô sản xuất tại Trung Quốc cũng như các hộp đựng đồ ăn trưa cho trẻ em vì mức độ chì quá mức cho phép chứa trong khóa kéo.
2. Ethoxylates nonylphenol hoặc nonylphenol (NPE)
Sử dụng: Các chất NPE thường được tìm thấy trong chất tẩy rửa công nghiệp, và được sử dụng để giặt vải sợi.
Rủi ro cho sức khỏe: Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường, NPE có thể làm rối loạn nội tiết tố và ảnh hưởng xấu đến sinh sản và phát triển, và chúng thường tích tụ trong các mô cơ thể.
Ví dụ: năm 2013, Greenpeace, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu về hai trung tâm sản xuất quần áo trẻ em lớn ở Trung Quốc. Hai trung tâm này sản xuất 40% quần áo trẻ em của Trung Quốc, mà phần lớn được xuất khẩu sang các nước như Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy hơn một nửa số quần áo chứa NPE.
3. Phtalates
Sử dụng: Thường được gọi là chất hoá dẻo, phtalates được sử dụng trong sản xuất nhựa, làm cho nhựa mềm hơn và bền hơn, theo công bố của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch  bệnh. Chất này có mặt trong một số mặt hàng gia dụng, từ đồ tẩy rửa đến bao bì thực phẩm, mỹ phẩm. Trong dệt may, chúng thường được tìm thấy trong các hình in nhựa, các vật liệu cao su được sử dụng để tạo ra các mẫu thiết kế hay logo trên áo thun.
Rủi ro cho sức khỏe: gây rối loạn nội tiết, phthalates có thể ảnh hưởng đến lượng hormone và gây ung thư vú.
Ví dụ: Theo nghiên cứu của Greenpeace được trích dẫn ở trên, tại các trung tâm dệt may Trung Quốc, các nhà nghiên cứu tìm thấy nồng độ cao của chất phthalates ở các mẫu kiểm tra.
4. 4. PFC (perfluorinated and polyfluorinated chemical)
Sử dụng: chúng được sử dụng trong sản xuất hàng không thấm nước, và được tìm thấy chủ yếu ở các mặt hàng như áo mưa và giày dép.
Rủi ro sức khỏe: Viện Khoa học Môi trường đã phát hiện trong các nghiên cứu trên động vật, một số chất PFC gây xáo trộn hoạt động nội tiết bình thường, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, và làm tổn hại đến gan và tuyến tụy. Người ta chưa biết hết những rủi ro đối với sức khỏe con người, nhưng những phiên bản của PFC như PFOS và PFOA có liên quan với ung thư và bệnh thận.
Ví dụ: Năm 2014, theo một báo cáo của Greenpeace , họ đã kiểm tra 82 quần áo cho trẻ em và trẻ sơ sinh, một phần ba đã được sản xuất tại Trung Quốc. Khi phân tích tìm năm loại hóa chất thường được dùng trong các ngành công nghiệp dệt may, trong đó có PFC, họ đã tìm thấy chúng trong nhiều sản phẩm. Một áo tắm nhãn Adidas có chứa PFC vượt quá mức cho phép nằm trong danh sách các chất bị hạn chế do chính công ty quy định.
5. Formaldehyde
Sử dụng: Formaldehyde có trong tất cả các loại hàng gia dụng; vật liệu xây dựng; nội thất, cũng như trong dầu gội và mỹ phẩm. Ngành công nghiệp dệt may thường xuyên sử dụng để quần áo ít nhàu và để ngăn ngừa nấm mốc trong quá trình vận chuyển.
Rủi ro sức khỏe: tiếp xúc quá nhiều với chất formaldehyde có thể gây buồn nôn, cảm giác nóng rực trong mắt, mũi, hoặc cổ họng, gây ho và kích ứng da, theo thông tin của Viện Ung thư Quốc gia. Hóa chất này cũng là chất gây ung thư. Điều nguy hiểm nhất của formaldehyde là gây viêm da dị ứng cho hầu hết những người tiếp xúc với nó.
Ví dụ: Một nghiên cứu năm 2010 của chính phủ Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng một số sản phẩm dệt may bán tại Hoa Kỳ có mức độ formaldehyde ngoài mức chấp nhận được . Một chiếc mũ cho bé trai được sản xuất tại Trung Quốc chứa 0,0206% formaldehyde (206 ppm), nhiều hơn gấp đôi chỉ tiêu cho phép. Đối với những người da nhạy cảm, chỉ cần 0,003% formaldehyde (30 ppm) đã gây ra dị ứng.
Lời khuyên thiết thực cho phụ huynh
1. Tránh mặc các loại quần áo chống cháy, chống bẩn, hồ cứng, cứng, đã ngâm tẩm để chống nấm.
2. Lựa chọn quần áo được sản xuất từ sợi tự nhiên (như cây gai dầu, bông hữu cơ, lanh, lụa, len), tránh sợi tổng hợp, vì có thể gây dị ứng. Hãy chọn bông hữu cơ so với bông thông thường, vì bông thông thường thường được bón nhiều phân.
3. Tránh mặc quần áo căng dính vào da.
4. Tránh dép, giày và áo mưa làm hoàn toàn từ nhựa hoặc cao su.
5. Không nên mặc quần áo có in hình làm từ nhựa.
6. Chọn các cửa hàng chuyên bán các sản phẩm không độc hại, như Boys & Girls Shop, Frugi, BabyEarth, Aden & Anais, Safbaby và Bébés verts.
7. Giặt quần áo mới trước khi mặc.
http://vietdaikynguyen.com/v3/70921-hoa-chat-doc-hai-duoc-tim-thay-trong-quan-ao-tre-em-san-xuat-tai-trung-quoc/

3) Trung Quốc: Nhà máy cho Viagra vào rượu?

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã phát hiện nhà máy rượu Guikun và Deshun ở TP Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây đã cho Sildenafil, loại thuốc điều trị rối loạn cương dương được biết là Viagra, vào 3 sản phẩm rượu Thiên tửu của mình. Đây là một loại rượu ngũ cốc có giá cao ở Trung Quốc.
clip_image015Hai nhà máy chưng cất rượu ở tỉnh Quảng Tây bị tình nghi cho thêm thuốc Viagra vào rượu. Ảnh: AP
Theo trang web của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hôm 1-8, cơ quan chức năng đã tịch thu 5.357 chai rượu bị tình nghi chứa Viagra, 1,124kg rượu thô và một loạt các loại bột màu trắng có nhãn là Sildenafil với tổng trị giá lên đến 112.730 USD. Vụ việc đã được chuyển giao cho cảnh sát xử lý. Tất cả những sản phẩm này được bán ra thị trường đều có kèm nhãn mác an toàn đối với sức khỏe con người.
Hồi tháng 6, truyền thông Trung Quốc cho biết hải quan nước này đã tịch thu kho thịt thối rữa hơn 40 năm trị giá khoảng 483.000 USD, một trong những vụ bê bối mới nhất liên quan đến an toàn thực phẩm. Trong năm 2013, cảnh sát Trung Quốc đã phá vỡ đường dây tội phạm tiêu thụ hơn 1 triệu USD thịt chuột và thịt động vật có vú nhỏ như cừu.
An toàn thực phẩm là một vấn đề dai dẳng ở Trung Quốc khi người dân nước này luôn hoang mang về tình trạng các trường hợp thực phẩm giả, độc hại tràn lan.
Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1213761#ixzz3hgwJPAjD