Sunday, August 16, 2015

LÒNG CAN ĐẢM ĐỂ THAY ĐỔI

Làm thế nào đánh thức lòng can đảm để thay đổi

Tác giả: Kassandra Brown 

www.naturalpapa.com | ngày 22/6/2015

| Dịch giả: Minh Nữ 31/7/ 2015
Làm thế nào  đánh thức lòng can đảm để thay đổi
 Can đảm để thay đổi là sự can đảm nhìn vào thực tại. (Lzf / iStock)
 Đại Kỷ Nguyên -Tôi đã thực hiện rất nhiều thay đổi trong cuộc đời mình và giúp những người khác làm điều tương tự. Bỏ lại sau lưng xã hội tiêu dùng ồn ã, tôi chuyển đến sống trong một khu làng sinh thái và bắt đầu công việc huấn luyện qua mạng ngay tại nhà.

Đang loay hoay định viết bài thì chủ đề này đột nhiên xuất hiện làm tôi vô cùng xúc động. Vừa gõ vừa khóc, nước mắt tôi cứ thế rơi trên bàn phím. Tôi lục lại những bài viết của mình 10 năm trước, cả những điều chắp nối từng là mong ước một thời, những điều cho đến tận bây giờ vẫn còn là mong ước nhưng chưa bao giờ được thực hiện. Trước khi bắt đầu đọc, bạn hãy cùng tôi ghi nhớ vài điều.      
Hãy dịu dàng với chính mình. Và nhớ rằng sự can đảm để thay đổi thường là một sự can đảm trường kỳ. Nó ẩn chứa sự can đảm dám vấp ngã và đối mặt với cuộc sống bạn không hề mong đợi. Trong khi có những thay đổi diễn ra nhanh chóng, phần nhiều phải mất đến hàng tháng thậm chí hàng năm mới bộc lộ hoàn toàn. Chúng ta vẫn cần đến lòng can đảm để tiến lên và tiếp tục xây dựng cuộc sống sau khi đã thay đổi và cả những tháng ngày sau đó.   
Trong bài viết này, tôi muốn đưa ra những câu hỏi và cả những câu trả lời. Hãy cùng tôi đọc những câu hỏi, nhưng trước khi xem câu trả lời của tôi, bạn hãy dành một vài phút viết ra câu trả lời cho chính mình. Những suy ngẫm này đến từ các đối tác kinh doanh, các học viên yoga, bạn bè và từ chính cuộc đời tôi. 
Hãy bắt đầu với một vài câu hỏi vì sao chúng ta không thay đổi. Khi chúng ta muốn thay đổi nhưng không hành động, điều gì đã níu giữ chúng ta? Tại sao chúng ta cứ mãi loay hoay trong sự lệch lạc tưởng như quen thuộc đó?
Sợ hãi làm chúng ta mắc kẹt  
Có một điều tôi học được từ người khác và từ chính mình: sợ hãi khiến chúng ta mắc kẹt. Sợ xấu hổ, sợ thất bại, và sợ cả thành công, đó là những lý do hàng đầu khiến mọi người tránh phải thay đổi.
Khi bạn sợ phạm phải sai lầm – sợ người khác thấy mình xấu xí, ngốc nghếch, khờ khạo hay kém cỏi, bạn sẽ khó lòng dám thử những điều mới mẻ. Nếu bạn là một cá nhân xuất sắc ở trường, bạn càng không cho phép mình thất bại hay mắc sai lầm. Thay đổi đồng nghĩa với việc sẵn sàng chấp nhận cả hai, thất bại lẫn sai lầm. Tuy nhiên vượt qua nỗi sợ mất mặt quả thực không dễ chút nào.
Sức ỳ mạnh mẽ đến nỗi nó khiến bạn bám dính vào những điều quen thuộc mà bạn vẫn làm từ trước đến nay thay vì tiến hành một sự thay đổi. Tuy nhiên, bằng cách thay đổi từng chút một, bạn sẽ thấy mọi việc bớt trì trệ hơn.
Thế nhưng nỗi sợ lớn nhất hóa ra lại là nỗi sợ thành công. Bạn có thể tự hỏi: “Nếu tôi thực sự thay đổi được thì sao? Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?”. Bạn không biết điều gì đang chờ đợi mình ở bờ bên kia. Có lẽ là do bạn lo lắng, bạn sẽ phải đối mặt với những điều không thể đối mặt, và rồi bạn đánh mất chính kiến của mình.
Thay đổi rất có thể sẽ khiến bạn mất đi những điều mà bạn không đành lòng từ bỏ, chẳng hạn một người nào đó, một cảm giác hay một niềm tin chẳng hạn. Bạn sợ rằng mình không thể chèo chống nổi cuộc đời sau cơn biến cố hoặc sẽ thất bại giữa chừng.
Những thỏa hiệp ngầm khiến chúng ta mắc kẹt
Phải chăng bạn đang sống một cuộc đời giả tạo trong lớp mặt nạ hay núp bóng ai đó chỉ để được yên ổn? Đa số chúng ta đều như vậy. Đó là những thỏa hiệp ngầm về những điều chúng ta sẽ làm và không làm, về việc chúng ta là ai, chúng ta tin vào điều gì. Thậm chí chúng ta còn thỏa hiệp cả việc mình sẽ mắc kẹt ra sao, sẽ tiếp tục lệ thuộc vào nhau như thế nào.
Nghiêm trọng hơn, có thể gọi đó là “đồng phụ thuộc”, một dạng phụ thuộc không lành mạnh giống như nghiện mà hầu hết chúng ta từng trải qua vài lần trong đời ở một mức độ nào đó. Chúng ta biết cách phản ứng trước những thói quen cố hữu và những câu chuyện lặp đi lặp lại của bạn bè, người yêu hay đồng nghiệp. Họ có thể khiến chúng ta tức giận, nhưng là một loại tức giận quen thuộc đến nỗi khiến chúng ta hưởng thụ sự thoải mái trong cảm giác khó chịu.
Để thay đổi, bạn phải can đảm phá vỡ những thỏa hiệp không còn phù hợp. Bạn phải dám nghĩ khác và làm khác đi, đồng thời chấp nhận rằng những người xung quanh chưa chắc sẽ hưởng ứng điều đó. Bạn không thể biết trước sự thay đổi nào có thể giúp bạn giữ được yêu thương, sự khoan dung và đồng thuận như trước.
Xét trên một mức vi quan, hầu hết chúng ta đều sợ bị tẩy chay, cô lập hoặc bị bỏ rơi. Xã hội con người là một xã hội quần thể, trong đó con người dựa vào cộng đồng để sinh sống và phát triển. Điều này đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử. Bị cô lập khỏi cộng đồng chẳng khác nào đối mặt với bản án tử hình. Chúng ta nghĩ mình đang an toàn, nhưng ở một mức độ nào đó chúng ta cũng biết rằng những điều khác biệt thường phải gánh chịu hậu quả.
Can đảm để thay đổi là một sự can đảm đích thực. Bỏ lại sau lưng những gì là quen thuộc, an toàn, dễ sống để đến với những mơ hồ đầy rủi ro, đó chắc chắn phải là một sự can đảm.
Đôi khi bạn cần lòng can đảm để chấp nhận hoàn cảnh và kiên định với mục tiêu mà bất chấp trở ngại hay chỉ trích: trụ vững trong những thời điểm hôn nhân đầy sóng gió, kiên nhẫn chờ đợi giai đoạn nổi loạn của những đứa trẻ đi qua, chờ cho mái tóc cắt hỏng mọc dài ra. Đôi khi bạn lại cần can đảm để thay đổi, can đảm nhờ người khác giúp đỡ hoặc tìm đến sự tư vấn, can đảm nói Không, can đảm nói Có…
Can đảm cần sự thành thực
Vậy điều gì khiến một người có thể từ bỏ những thứ cố hữu? Điều gì cho họ lòng can đảm để dấn chân vào những mới mẻ và bất ngờ?
Can đảm để thay đổi là can đảm nhìn vào thực tại. Hiện thực của bạn là gì? Bạn muốn gì? Liệu bạn có thể thẳng thắn bày tỏ những mong muốn đó với chính mình, với đấng bề trên, hoặc đưa nó vào trong bài viết? Liệu bạn có dám bày tỏ điều đó với một bác sĩ chuyên khoa, một huấn luyện viên hoặc một người bạn thân? Hay thậm chí là bày tỏ với cấp trên, đồng nghiệp và cha mẹ?
Chừng nào bạn còn giấu đi những khát khao sâu thẳm trong tim, thì bạn còn gặp khó khăn trong việc biến nó thành hiện thực. Thổ lộ những điều ấp ủ trong lòng chính là một cấp độ thể hiện sự thành thực.
Can đảm để thay đổi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi những người xung quanh ủng hộ bạn. Tuy nhiên, khi bạn có can đảm để nói thật và sống thật, bạn gần như sẽ phá vỡ những thỏa hiệp nhỏ nhen và giả dối mà trước đây bạn và ai đó từng xây dựng. Họ sẽ tức giận với bạn. Khi bạn cần họ giúp đỡ, họ sẽ lôi kéo, nổi giận và tìm mọi cách kéo bạn trở về con đường cũ. Tại sao?
Làm thế nào  đánh thức lòng can đảm để thay đổi
Những trở ngại mà mọi người mang đến cho bạn sẽ trở thành những món quà, và bản thân họ trở thành những thiên thần của sự thay đổi. ( Bert Kaufmann / Flickr / CC BY 2.0)
Thay đổi là bất ổn định. Khi bạn thay đổi, bạn đang dịch chuyển sự cân bằng, kiểm soát, và nguồn lực. Trong niềm vui và sợ hãi đan xen, liệu bạn có nhớ rằng những người thân của bạn buộc phải thay đổi khi bạn thay đổi?
Thiện tâm với mọi người là cách giúp họ chấp nhận sự thay đổi của bạn. Hãy đối xử thiện ý và cảm thông với họ, đồng thời nói ra sự thật và giữ vững quyết tâm thay đổi, điều đó sẽ rất có ích cho bạn. Khi đó, những trở ngại mà mọi người mang đến cho bạn sẽ trở thành những món quà, và bản thân họ trở thành những thiên thần của sự thay đổi.
Không phải lúc nào những thiên thần đó cũng mặc áo trắng và có cánh sau lưng. Đôi khi họ đưa ra thử thách để bạn đào sâu tìm kiếm trong nội tâm. Đôi khi họ lại nắm lấy tay bạn và mong được giúp đỡ. Đôi khi họ đẩy bạn ra và nói “Hãy tự mình làm đi”, và rồi bạn phải tự tìm ra sức mạnh tiềm tàng trong chính con người bạn. Những thiên thần của bạn là ai? Liệu bạn có thể nhận ra những món quà họ mang đến và nói lời cảm ơn họ? 
Trẻ em là chất xúc tác cho sự thay đổi
Trẻ em thường là tác nhân của sự thay đổi. Chúng khuấy động thế giới của bạn bằng tình yêu và sự huyên náo. Chúng thử thách để bạn biết sống nội tâm hơn, biết yêu thương, biết khoan dung, và cho đi nhiều hơn trước. Chúng biến bạn trở thành những người trưởng thành đúng nghĩa và không còn trốn tránh sau những lời biện hộ.
Chồng tôi đã cai thuốc lá sau 15 năm hút thuốc khi tôi mang thai đứa con đầu lòng. Anh ấy bỏ nghề thợ điện và mở công ty riêng khi tôi mang thai lần thứ hai. Mỗi lần những đứa trẻ ra đời là mỗi lần anh ấy trở nên mạnh mẽ và giỏi giang hơn. Với ý nghĩ rằng bọn trẻ sẽ lấy mình làm hình mẫu, anh ấy đã có thêm can đảm để thay đổi.
Một người bạn của tôi cũng phát hiện rằng bọn trẻ là chất xúc tác để cô ấy thay đổi. Cô ấy từng sống với một người chồng tệ hại nhưng vẫn viện cớ để kéo dài cuộc hôn nhân. Chỉ khi người chồng giở thói bạo lực với những đứa trẻ thì cô ấy mới có can đảm chia tay và đối mặt với việc ly hôn, ra tòa và đối chất.
Để nhìn thẳng vào mắt người chồng và lẽ ra là người bạn đời trong khi anh ta dốc sức chứng minh rằng cố ấy rất điên rồ, chắc hẳn cô ấy đã phải rất dũng cảm. Nhưng vì bọn trẻ cô ấy đã có thêm can đảm giải thoát chính mình và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Đa số chúng ta đều sợ trải qua những điều như thế. Và đa số các bậc cha mẹ đều không dám thay đổi quá nhiều vì sợ rằng điều đó sẽ dẫn đến con đường ly hôn, chia cách. Sự can đảm để thay đổi luôn vọng lại trong tai bạn, ngay cả khi bạn đang ở trong những thời khắc đen tối của cuộc đời và con đường của bạn đầy rẫy những chông gai. Thẳm sâu nơi ấy bạn vẫn nhận ra rằng không có gì đúng đắn hơn là sống một cuộc đời đích thực, dù cho có khó khăn hay trắc trở.
Đây là cuộc đời của chính bạn
Can đảm để thay đổi bao gồm cả sự can đảm đối mặt mà không bỏ cuộc giữa chừng. Đó là sự can đảm để bước tiếp thay vì tự trách móc hay tự đổ lỗi, cũng không phải việc gạt sang một bên con đường mình đã chọn bằng cách thỏa hiệp, hay đổ tội cho người khác. Hãy đối diện và làm chủ cuộc đời của chính bạn.
Can đảm để thay đổi là khi bạn nói: “Đúng vậy, đây là cuộc sống mà tôi xây dựng. Đây chính xác là cuộc sống mà tôi đã xây dựng. Tôi không cần phải trách móc bất cứ ai. Tôi là người chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình chứ không phải ai khác. Tôi làm chủ cuộc đời của tôi. Đây là cuộc đời của tôi. Nếu tôi muốn nó khác đi, chính tôi và chỉ có tôi mới là người thay đổi nó.”
Can đảm để thay đổi là can đảm để làm chủ cuộc đời bạn mà không cần trách móc người khác. Đó là khi bạn được làm những gì mình muốn, bạn nhận thức rõ ràng và được sống cho chính cuộc đời mình. Can đảm để thay đổi còn là sự phản ứng nhiệt tình và tin tưởng rằng bạn hoàn toàn có thể vượt qua bất kỳ cơn giông bão nào.
Là một huấn luyện viên giúp các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái, tôi giúp họ thành thực và can đảm đối mặt với chính cuộc đời mình, với việc nuôi dạy con cái và những lựa chọn của riêng họ. Tôi cũng sẽ giúp bạn thay đổi một cách từ từ, kiểm soát từng bước một để bạn dần thích ứng trong khi vẫn được an toàn trong thế giới của mình.
Kassandra Brown là một huấn luyện viên cho các bậc cha mẹ về cách nuôi dạy con cái. Bài viết gốc được đăng trên NaturalPapa.com.
http://vietdaikynguyen.com/v3/64747-lam-nao-danh-thuc-long-can-dam-de-thay-doi/
 

headphone funny  Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen


 How to Find the Courage to Change

I’ve made lots of changes in my life and helped others make changes in theirs. Most recently I moved away from consumer culture to take up residence /ˈrezɪd(ə)ns/  in an ecovillage and start a home-based Internet coaching business to support my family.
Yet when I started writing this article, the subject reached in and touched me. I cried at my keyboard while I typed. During the writing, I read through some of my journals from 10 years ago and read my articulation 
/ɑː(r)ˌtɪkjʊˈleɪʃ(ə)n/ of things I wanted then and still want now but have yet to manifest. So before you start reading, I ask you to keep a few things in mind.
Be gentle with yourself. Know that the courage to change is often long-lasting courage. It embraces the courage to make mistakes and to have life unfold in ways you didn’t expect. While some changes happen quickly, many take months or years to fully manifest /ˈmænɪfest/.. We still need courage to keep going and keep building our lives the day after the change and the day after that, too.
Throughout this article I’ll keep asking questions then offering some answers. I suggest you read the questions and then take a few minutes to write down your own answers before reading the ones I’ve written. These insights are coming from my work with clients in my parent coaching business, from my yoga students, from friends, and from my own life.
Let’s start with a few questions about why we don’t change. When we want to change but don’t, what holds each of us back? Why do we often stay stuck in the familiar but dysfunctional  /dɪsˈfʌŋkʃ(ə)nəl/ ?
Fear Keeps Us Stuck
What I have found working with myself and others is that fear keeps us stuck. Fear of embarrassment /ɪmˈbærəsmənt/ , fear of failure/ˈfeɪljə(r)/ ,    and fear of success all rank in the top reasons people avoid change.
When you are afraid to make a mistake for fear of looking bad, foolish, stupid, or incompetent, it is very hard to try something new. Especially if you did well in school, you have learned that it is wrong to fail or to make mistakes. Change requires that you be willing to do both. Yet fear of embarrassment is hard to overcome.
Inertia /ɪˈnɜː(r)ʃə/is another powerful force insisting that it is easier to keep doing what you have been doing than to change direction. Inertia is easier to work with when you take change in small, incremental steps.
The biggest fear, however, may be the fear of success. “What if I really change? What then?” you may ask yourself. You don’t really know what is on the other side of change. Perhaps, you worry, you will have to face something about yourself you can’t bear to face and you will lose your own regard /rɪˈɡɑː(r)d/.
Perhaps change will cause you to give up something you can’t stand to lose like a person, a feeling, or a belief? You may fear that you will not be able to stand your life after the change or that you will fail trying.
Unspoken Agreements Keep Us Stuck
Do you have masks, fakes, or persona /pə(r)ˈsəʊnə/  you live behind in order to keep the peace? Most of us do. Usually we have agreements, usually unspoken, about what we will and won’t do, who we are, and what we believe. We have agreements about how we’ll stay stuck and how we’ll keep enabling each other.
In more extreme cases, it is called codependency, but most of us do it at least some of the time to some degree. We know how to react to our friend, our lover, or our co-worker when they stay in their same habits and keep telling the same stories. They might drive us crazy, but it’s a known sort of crazy where we are comfortable 
/ˈkʌmftəb(ə)l/  in our discomfort /dɪsˈkʌmfə(r)t/.
In order to change, you have to have the courage to break the agreements that no longer serve you.You have to have the courage to be different/ˈdɪfrənt/  and make different choices with no guarantees /ˌɡærənˈti:z/  of how those around you will respond. You don’t really know what changes you can make and still be met with love, tolerance /ˈtɒlərəns/  , and approval.
On some cellular /ˈseljʊlə(r)/    level most of us have a fear of being ostracized 
/ˈɒstrəsaɪzd/   , kicked out of the group, or abandoned /əˈbændənd/. Humans are social creatures who depend on one another for survival. Throughout our history we have needed one another in order to survive. Being kicked out of the group could literally be a death sentence. We may think we’re safe, but on some level we are aware that outliers are often punished.
The courage to change is a very real courage. The courage to leave behind the known, safe, and livable for the unknown and therefore less safe is a powerful sort of courage.
Sometimes you need the courage to stay in a situation and stay the course. Hang in there through the rough spots of a marriage. Wait for our kids to grow out of a rebellious phase. Wait for the bad haircut to grow out. And sometimes you need the courage to change. The courage to ask for help and start seeing a counselor /ˈkaʊns(ə)lə(r)/ . The courage to say no. The courage to say yes. 
Courage Needs Honesty/ˈɒnɪsti/
What allows someone to let go of old patterns? What gives a person the courage to step into the new and unknown?
The courage to change is the courage to look at what is. What is your reality? What do you want? Can you articulate what you want to yourself, to a higher power, or to your journal? Can you articulate it to a therapist, coach, or close friend? Can you articulate  
/ɑ:(r)ˈtɪkjʊlət/ it to your boss, your co-parent, or your parent?
If your heart’s deepest longing often stays hidden, it makes it much harder to manifest it. Speaking the heart’s longing is a very freeing level of honesty /ˈɒnɪsti/.
The courage to change is easier when the people around you support you. Yet, when you have the courage to tell the truth and live real and out loud, you are most likely breaking a deal you’ve made with someone to stay smaller and be less than honest /ˈɒnɪst/ . They may get angry at you. Just when you want their help, they may pull away, get angry, and try everything to get you to go back to your old ways. Why?
The obstacles people offer you during your changes become gifts, and the people themselves become angels /ˈeɪndʒ(ə)lz/of change. (Bert Kaufmann/Flickr/CC BY 2.0)
Change is destabilizing /di:ˈsteɪbəlaɪzɪŋ/. You are shifting the balance, the control, and the source of power when you change. In the midst of your own exhilaration and fear, can you remember the people close to you are forced to change by your changes?
Being compassionate /kəmˈpæʃ(ə)nət/  with them can help them embrace your change. Offering them compassion and empathy /ˈempəθi/   while continuing to tell the truth and embrace your own change can also be amazingly helpful to you. Then the obstacles people offer you become gifts, and the people themselves become angels of change.
These angels of change don’t often wear white or have wings. Sometimes your angels challenge you to dig deeper and realize your own depths. Sometimes they hold your hands and offer support. Sometimes they pull away and say “do it yourself” and you must find strength you didn’t know you had. Who are your angels? Can you realize the gifts they offer you and say thank you?Children Catalyze /ˈkætəˌlaɪz/ Change
Children are often the catalysts /ˈkætəlɪst/ for change. They rock our worlds with love and with chaos /ˈkeɪɒs/. They challenge us to dig deeper and be more loving, generous, and giving then we ever were before. They ask us to grow up into the adults /ˈædʌltz/   we want to be and to stop hiding out in excuses.
My husband stopped smoking after 15 years when I was pregnant /ˈpreɡnənt/ with our first child. He quit his secure /sɪˈkjʊə(r)/ job as an electrician to start his own company when I was pregnant with our second child. Each pregnancy/ˈpreɡnənsi/ challenged him to step up into more of his potential and strength. Knowing that his children would be looking to him as a role model for life helped give him the courage to change.
A friend of mine is also finding that children are her catalyst for change. She’s been living with an emotionally abusive /əˈbju:sɪv/ husband and making excuses to stay. But when he got violent with their children she found the courage to move out and face divorce/dɪˈvɔː(r)s/ , court appearances, and cross-examination.
To look her husband and supposed life partner in the eye while he tried to prove her crazy took significant amounts of courage. The welfare of her children gave her the courage to keep facing her road to freedom and find more strength than she knew she had.
Most of us are afraid to go through something like that. Most parents are afraid to change too much for fear that it could lead down the path of separation or divorce. The courage to change is the still, small voice within you that stays with you even when times are dark and your path is full of obstacles. It is the knowing that moving into the truest expression of your life is right, even if it is difficult. 
This Is Your Life
The courage to change embraces /ɪmˈbreɪsɪz / the courage to look at what is without turning away. It is the courage to keep looking at it and not sink into self-defeating blame and guilt or to brush it aside with glib assurances /əˈʃɔ:rənsɪz/ or blame of the other person. It is to look at one’s own life and to own it.
The courage to change is to say, “Yes, this is the life I have created. It is exactly the life that I have created. I need to blame no one. I need to give responsibility for my life to no one else. I own it as my own. This is my life. If I want it to be different, it is my job and my job only to change it.”
The courage to change is the courage to own your own life and not blame others. It is to ask for what you want, to be aware and alive to your own life. The courage to change is to be responsive and trust that you have what it takes to weather whatever storms arise.
As a parent coach, this is the work that I help people do. I help parents be honest and courageous /kəˈreɪdʒəs/in the face of their own lives, their own parenting, and their own choices. I help you take change slowly, one manageable /ˈmænɪdʒəb(ə)l/ step at a time, allowing you to adapt /əˈdæpt/and still be safe in your own world.
Kassandra Brown is a parent coach. This article was originally published on NaturalPapa.com
 
http://www.theepochtimes.com/n3/1400618-how-to-find-the-courage-to-change/