Friday, November 17, 2017

TIN TỨC VÀ HÌNH ẢNH THỜI SỰ 17-11-2017

               

*Trung Quốc đổi vũ khí lấy cao su để thu hút thị trường châu Á

RFI/Các nước trong vùng Nam Á và Đông Nam Á nhu cầu mạnh về phát triển và hiện đại hoá đội tầu của họ hoặc bắt đầu xây dựng đội tầu ngầm”.Ngân sách quốc phòng của Thái Lan không ngừng tăng, gần 5% mỗi năm, kể từ khi quân đội lên cầm quyền vào năm 2014, và có thể sẽ chiếm đến 7,7% ngân sách Nhà nước vào năm 2017. Tuy nhiên, Thái Lan không phải là trường hợp đặc biệt. Thị trường châu Á và châu Đại Dương tăng ổn định từ năm 2012 và hiện chiếm 43% các thương vụ vũ khí trên thế giới.

Vì vậy, các nhà sản xuất công nghiệp vũ khí trên khắp thế giới đã có tại triển lãm Quốc Phòng và An Ninh Bangkok bốn ngày từ  06-09/11/2017.để  trưng bày, quảng cáo cho sản phẩm của mình trước sự theo dõi của các tướng lĩnh Thái Lan, Việt Nam, Philippines  Malaysia.  Indonesia
Trung Quốc “đổi chác”
Thế nhưng, trước các “lão làng” Mỹ và Nga, tập đoàn Pháp khó lòng tìm được một chỗ đứng. Thế mà một “tân binh”, Trung Quốc lại thu hút được gần hết các thị trường.
vì vũ khí của Trung Quốc rẻ hơn, và để thanh toán, “mọi thứ đều có thể”,
Các nước Đông Nam Á có ngân sách hạn chế và các thương vụ thường diễn ra với việc chuyển giao công nghệ hoặc đơn giản hơn là “trao đổi”. Trả lời với phóng viên của La Tribune, vẫn người bán hàng Trung Quốc cho biết : “Người ta có thể đổi mọi thứ để lấy xe tăng của chúng tôi. Chúng tôi lấy tất : dầu lửa, khoáng sản, cao su. Trong vùng này, đổi lấy cao su, rất chạy”.
Ba nước sản xuất cao su lớn nhất khu vực này là Thái Lan, Indonesia và Malaysia
Thái Lan vừa mua ba tầu ngầm chạy bằng diesel S26T của Trung Quốc với khoản tiền gần 860 triệu euro. Malaysia, Miến Điện và Indonesia cũng nằm trong danh sách các khách hàng chính của ngành công nghiệp vũ khí Trung Quốc
 Căng thẳng Biển Đông, cơ hội cho nước Pháp?
Nhưng Việt Nam, Malaysia, Philippines, Đài Loan, có nghĩa là gần như tất cả các nước trong vùng, đều đang có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc“căng thẳng giữa các nước trong vùng sẽ buộc một vài nước trong số này chọn các nhà đầu tư khác. Vì vậy, họ có thể quay sang Pháp như lựa chọn thứ ba”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171117-trung-quoc-doi-vu-khi-lay-cao-su-de-thu-hut-thi-truong-chau-a

*Tham vọng quân sự Trung Quốc khiến láng giềng bắt đầu lo ngại    

Trọng Nghĩa/RFI -Nhân Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc diễn ra từ ngày 18-24/10/2017, hai dấu mốc thời gian mà ông Tập Cận Bình đặt ra cho quân đội Trung Quốc là hoàn thành việc hiện đại hóa vào năm 2035 để đến năm 2050 trở thành một « quân đội đẳng cấp thế giới ».

Thế nhưng, theo AFP, việc ông Tập Cận Bình mong muốn xây dựng một đạo quân có thể « đánh và thắng », đã gióng lên hồi chuông báo động ở các nước láng giềng, trong đó có nhiều nước đang vướng vào các tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với Trung Quốc.
Bà Juliette Genevaz, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Chiến Lược của Trường Võ Bị Pháp ghi nhận : « Không thể chối cãi rằng sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á… Nhật Bản bắt đầu nói đến việc tái võ trang, Hàn Quốc đang cho triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa, ngân sách quốc phòng của Việt Nam và Philippine đang tăng nhanh. »
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171101-tham-vong-quan-su-trung-quoc-pt
*****