Monday, December 12, 2016

ƯỚC MƠ VÀ VỠ MỘNG ( SONGỮ ANH VIỆT)



Có nên mơ ước để rồi vỡ mộng?

       6 tháng 12 2016
Getty Images Khi còn bé, tôi rất yêu thích động vật. Điều này không thay đổi khi tôi lớn lên.
Vì vậy, ngay khi có cơ hội tạm rời khỏi công việc nhà báo để làm tình nguyện viên ở một khu bảo tồn động vật hoang dã tại Tasmania trong ba tháng, tôi đã chớp lấy ngay mà không cần nghĩ ngợi. Tôi đã tin chắc rằng đây chính là công việc mà mình hằng mơ ước.
Thế nhưng thực tế khác xa so với những gì tôi tưởng tượng. Thay vì dành thời gian tìm hiểu từng loại động vật, tôi phải làm những công việc thường nhật trong cơn mưa mùa đông. Rất nhiều trong số này là công việc tay chân thuần tuý và thậm chí một số việc khiến tôi không khỏi đau lòng.
Rất nhiều động vật tại Tasmania, ví dụ như loài cầy túi, bị xe đụng và cần được chăm sóc để phục hồi. Tôi đã cho chúng ăn, chăm sóc chúng, tránh bị cắn, và dọn dẹp chuồng. Và khi chúng không qua khỏi, chúng tôi chôn cất chúng và cảm nhận rất rõ nỗi đau mất mát.
Thế nhưng công việc của tôi không chỉ liên quan tới động vật. Môt trong các nhiệm vụ của tôi là dọn dẹp nhà vệ sinh công cộng - điều thực sự không phải là mơ ước của tôi.
Nhiều người có cùng trải nghiệm với tôi hơn bạn nghĩ. Chúng ta thường ít khi nghĩ về những điều nhàm chán đi kèm với công việc mơ ước và thường không nghĩ rằng công việc đó sẽ không thoả sự mong đợi của mình. Trên thực tế, những nhà tâm lý học có một tên gọi cho nó: "Dự đoán cảm tính". Nó có nghĩa là chúng ta thường hy vọng một cách không thực tế rằng tương lai sẽ tốt hơn.
'Dự đoán cảm tính', theo Lisa A Williams, một giáo sư tâm lý học tại Đại học New South Wales, Sydney, là 'cách mà người ta dự đoán về cảm xúc của mình' trong một hoàn cảnh nhất định.
"Một ví dụ điển hình là về việc thắng xổ số. người ta cho rằng việc thắng xổ số sẽ mang lại cho họ niềm vui tột đỉnh. Tuy nhiên khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu về mức độ hạnh phúc của những người thắng xổ số, họ nhận thấy niềm vui này mất đi khá nhanh," bà nói.
Trong trường hợp của tôi, tôi đã để cảm xúc của mình vẽ nên một viễn cảnh tương lai tươi sáng, khi tôi được dành thời gian với động vật và không phải làm công việc chân tay. Mặc dù chúng ta thường được khuyến khích làm điều mình thích, thế nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như ta nghĩ.
Georgia Kenyon-Tác giả Georgina Kenyng sống ở rià một khu rừng thuộc vùng Blue Mountains của Úc ,và chụp hình những cú cầy túi Tasmania non này tai một khu bảo tồn tự nhiên gần đó

Tự lừa dối bản thân
Đó cũng là trường hợp của Sue Arnold, 46 tuổi, người từ lâu muốn theo đuổi ngành khảo cổ học. Arnold, một trợ lý tài chính ở London, nói bà yêu những bộ phim kinh điển về vua Tutankhamen và cuộc đua khám phá những bí mật về mộ cổ của các pharaoh thời Ai Cập cổ đại.
Để thoả niềm đam mê, bà đã đăng ký để tham gia một chuyến khai quật di tích La Mã ở Dorset, Anh quốc.
Mặc dù biết rằng bà sẽ không làm thay đổi lịch sử nhờ khai quật được một kho báu nào đó, trải nghiệm này vẫn làm Arnold thất vọng.
"Đó quả là tuần lễ nhàm chán nhất cuộc đời tôi. Tôi chỉ làm sạch bụi trên những sàn gạch cũ màu nâu," bà nói.
Mặc dù không hối hận về chuyến đi nói trên, bà vẫn nhận ra rằng mình không có đủ độ kiên nhẫn cho công việc khảo cổ. Mặc dù bà vẫn thích đọc về nó và dự định sẽ thăm Ai Cập, bà chỉ muốn được đơn thuần làm một khách du lịch.
Vì sao chúng ta không thể nhận ra rằng công việc nào cũng có điểm yếu của nó? Có lẽ việc tự lừa dối bản thân mình giúp ta có được động lực để hoàn thành công việc được giao, Elliot Berkman, phó giáo sư tâm lý học tại Đại hoc Oregon, Hoa Kỳ, nói. Và một yếu tố nữa đó là sự kỳ vọng của mỗi người.
"Con người ta thường không hạnh phúc như người ta nghĩ khi họ đạt được mục tiêu của mình. Một phần là vì họ không dự đoán trước những chi phí phát sinh kèm với những việc phụ đi kèm."
Thế nhưng ngược lại, nếu bạn đã làm một công việc suốt 20 năm, bạn có thể cũng sẽ quên mất rằng mình đã đạt được tới vị trí ngày hôm nay vất vả thế nào. Liệu bạn có dám từ bỏ những gì mình đạt được để có một khởi đầu mới?
Sự thay đổi mới là điều làm chúng ta cảm thấy vui hay thất vọng, Berkman nói thêm.
"Bạn cần những trải nghiệm khác biệt để luôn cảm thấy hạnh phúc," ông nói.
Vì vậy, không có gì là đáng ngạc nhiên khi chúng ta phải chuyển việc nhiều lần mới tìm được công việc mình yêu thích, Rachel Grieve, giảng viên cao cấp về tâm lý học tại Đại học Tasmania, nói.
"Hầu hết thời gian, chúng ta không đưa ra quyết định một cách có lý trí... Chúng ta thường dựa trên trực giác của mình." bà nói.
"Cách này chỉ phù hợp với việc chọn món ăn trưa, thế nhưng khi quyết định những điều quan trọng hơn, ví dụ như thay đổi công việc, bạn sẽ cần xem xét mọi thứ một cách thận trọng và tỉ mỉ hơn."
Yếu tố xã hội
Sự hài lòng trong công việc còn là do yếu tố xã hội, theo Giáo sư Alexander Haslam, từ trường tâm lý học, Đại học Queensland. "Nếu bạn là một bác sỹ, bạn có thể sẽ rất thích y dược, thế nhưng nếu bạn hành nghề trong một môi trường làm việc 'độc hại', bạn nhiều khả năng sẽ cảm thấy không hài lòng với công việc," ông giải thích.
Đây là cảm giác mà nhiều người đang trải nghiệm sau khi học và làm việc vất vả để làm những nghề khó như luật sư. Công việc 'mơ ước' của họ không như họ mong đợi.
"Nó là một môi trường lạc hậu, quan liêu và vô cùng cạnh tranh," Andrew Walker, người theo đuổi ngành luật sau khi tốt nghiệp đại học ở Sydney, nói.
"Tôi đã từng nghĩ rằng nghề luật là một nghề danh giá, thế nhưng giờ thì tôi cho rằng mình đã sai. Tôi muốn làm việc với những người năng động và làm những công việc ít căng thẳng hơn, ngay cả khi điều đó có nghĩa là tôi sẽ chuyển sang một việc khác mà tôi chưa từng nghĩ là mình sẽ thích."
Nghe trái tim mách bảo
Cá nhân tôi đã chọn quay về nghề nhà báo. Mặc dù tôi nhớ khoảng thời gian làm việc với động vật ở Tasmania, tôi nhận ra rằng mình không cần một công việc mới. Thay vào đó, tôi nghĩ mình cần sống gần với tự nhiên hơn và giao tiếp với những người có cùng sở thích.
Giờ đây, tôi sống ở gần một khu rừng tại vùng Blue Mountains của Úc, nơi có rất nhiều cảnh quan được liệt vào danh sách kỳ quan thế giới của UNESCO. Nơi đây chỉ cách Sydney vài tiếng đi xe và là một nơi tuyệt vời để đi dạo và ngắm động vật hoang dã.
Giờ đây, tôi chỉ mỉm cười mỗi khi nhìn thấy một mẩu quảng cáo trên báo, mời độc giả đến trải nghiệm một ngày làm người trông coi sở thú. Giấc mơ và công việc đôi lúc là hai điều khác nhau hoàn toàn.

Fr: Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen




It's mot unusual to get your dream job-and then hate it
·        By Georgina Kenyon
25 November 2016
As a child, I always loved animals. It's something that didn't change as I grew older. 
So when the opportunity to take a break from journalism and volunteer at an animal sanctuary in Tasmania for three months arose,I jumped at it. I was certain it would be my dream job. 
But the reality of the work was quite different to what I had imagined. Instead of spending time each day getting to understand the animals and learn about them, I spent eight-hour days running between duties in the icy, winter rain, doing manual, sometimes heartbreaking, work. Many of the animals, such as Tasmanian devils and quolls, had been hit by cars and needed rehabilitation. I fed them, cared for them, avoided getting bitten — especially at meal times — and cleaned up after them. And, when they didn't survive, we buried them and felt their loss.               


  Working at an animal sanctuary sounds dreamy but the behind-the-scenes work can often be difficult and heartbreaking (Credit: Alamy)
The work also extended beyond animal care; one of my tasks was to clean the public toilets. Was it my dream job? No. And, my experience was more common than you'd think. It turns out, we often fail to think about the tedious minutia that is likely to be involved in what we consider to be our ideal job and how it might fall short of our expectations. In fact, psychologists even have a name for it: "affective forecasting". What this means is we often have an unrealistic hopefulness that new situations will make us feel significantly different in a grass-is-always-greener mentality.Affective forecasting, according to Lisa A Williams, a professor of psychology at University of New South Wales in Sydney, is "how people predict they will feel" in a particular circumstance. "A classic example is winning the lottery. People anticipate that winning the lottery will bring immense joy. But when researchers actually study the happiness levels of lottery winners they find that it lasts a fairly short amount of time," she says. 
In my case, it meant that I was letting my emotions play out my future: thinking about spending time with fascinating animals and not the manual work. And, while we're often encouraged to get a job doing what we love, the downside is that maybe we just like the idea, not the reality.
Fooling ourselves
That was certainly the case for Sue Arnold, 46, who had long-held aspirations of becoming an archaeologist. Arnold, a secretary in finance in London, describes how she loved the classic films about Tutankhamen and the race to discover the tombs of the pharaohs in Ancient Egypt. With this in mind, she signed up for an archaeological dig to uncover Roman ruins in Dorset, in the UK.
While she knew it was unlikely she was going to change history digging up treasures, she was still disappointed at the experience.
"It was one of the most boring weeks of my life. I was just dusting dirt off broken bits of brown tiles," she says.
         
Discovering artefacts is a memorable experience but do you have the patience for the meticulous work needed for archaeology? (Credit: Alamy)
Although she doesn't regret it, the experience made her realise she doesn't have the patience for the meticulous work needed for archaeology. While she still loves reading about history and plans to go to Egypt, she plans to do so only as a tourist.
Why do we fail to consider that dream jobs have downsides? Partly it's to do with the hidden graft needed to get most jobs done, according to Elliot Berkman, associate professor of psychology at the University of Oregon, in the US. And partly, it's to do with our expectations.
 "People are generally not as happy as they expected they would be when they achieve their goals. Partly that's because we aren't good at anticipating the hidden costs and extra work that often comes with a life goal."
The opposite of this is also true. If you have been working at a job for 20 years, you may have forgotten just how difficult it was to get where you are today. Are you ready to put in that amount of work again to become good at something new?
          
While we're often encouraged to get a job doing what we love, the downside is that maybe we just like the idea, not the reality (Credit: Alien vs Predator/Photos 12/Alamy)
Even more importantly, what really makes us feel good or bad is a change from where we started, regardless of where that was in the first place, Berkman adds.
"You need continued change to keep yourself happy," he says.
So it's not surprising we may need a few attempts to find the right job, says Rachel Grieve, senior lecturer in psychology at the University of Tasmania. "Most of the time our decision making isn't rational....we instead rely on intuition or just do what 'feels right'," Grieve says. "This approach is fine [for] like what will I have for lunch today? But when the stakes are higher, like thinking about a career change, then obviously it is better to take a slower, more considered approach."
The social dimension
Job satisfaction is about social dynamics, not a job title, according to Professor Alexander Haslam, from the school of psychology, University of Queensland. "If you are a doctor, you might really like medicine, but if you end up in a 'toxic' work environment, you are unlikely to find your work very fulfilling," he explains
This is a feeling that some people experience after studying and working hard to break into difficult professions like law. Their 'dream' job turns sour.
 "It was such an old-fashioned top-down environment and so competitive," says Andrew Walker, who went straight into law after university in Sydney. "I [went from] years of thinking law was admirable, to thinking I'd made a mistake. I wanted to be with more dynamic people with less stress, even if it was to move to a job I never thought I'd enjoy [in administration]."
          
Writer Georgina Kenyon lives on the edge of a forest in Australia's Blue Mountains. At a nearby sanctuary, she photographs these baby Tasmanian devils (Credit: Georgina Kenyon)
Following your heart
As for me, I stuck with journalism. While I miss working with the animals at the Tasmania sanctuary, such as raucous lorikeets, the bettongs and the spirited carnivores, I've realised I didn't need a new career. Rather, I needed to live closer to nature with a like-minded community of people. Now I live on the edge of a vast UNESCO World Heritage-listed forest in Australia's Blue Mountains a couple of hours out of Sydney, a perfect place for bushwalking and seeing animals in the wild. 
So when I saw an advertisement in a local newspaper recently of a smiling zookeeper, holding a bucket and broom, inviting a lucky reader to come and experience being a keeper for a day, I knew better. Dreams and jobs don't necessarily go together.