Saturday, July 25, 2015

LÁ BÀI MỚI CỦA PUTIN

Lá bài mới của Putin là “chủ nghĩa dântộc” còn chiến tranh sẽ kết thúc ở giádầu $40-45?
25 Tháng Bảy 2015 bởi XUÂN KIỂM
BDdonbass-042015
Evgeny Chcichbarkin là doanh nhân, người sáng lập mạng lưới cửa hàng “EuroNetwork” (Евросеть), hiện tại nhận quốc tịch Anh, đã có cuộc họp báo do TTX “Ligabiznesinform” tổ chức.

 Tại cuộc họp báo ông chia sẻ về tình hình Ukraina và Nga cũng như về cuộc chiến của Nga chống Ukraina.

Về Donbass
Trả lời câu hỏi báo giới về kịch bản khả dĩ của sự phát triển các sự kiện ở Donbass ông Chichvarkin trả lời: Putin đã làm một số biện pháp để làm bất ổn tình hình Ukraina. “Cửa sổ các khả năng (cải cách ở Ukraina) mất dần, Putin đã nỗ lực và bước tiếp theo sẽ là khai hỏa xung đột ở trong nước (Ukraina), nghĩa là sử dụng chủ nghĩa dân tộc. Đây là con bài mà sẽ được sử dụng, có vẻ sẽ được sử dụng đủ cứng rắn”, – ông Chichcvarkin nói.
Nói về sự giúp đỡ cho Ukraina ông Chichvarkin tin tưởng rằng nước Mỹ đã giúp Gruzia trong xung đột năm 2008 và vì vậy Gruzia đã gần gũi với Mỹ về giá trị. “Đối với những người tiếp nhận quyết định của Mỹ thì đó là mô hình rất gần gũi về giá trị. Vì vậy họ đã chặn cuộc xâm lăng của Nga trong vòng ba ngày. Nếu Ukraina tới thời điểm đó cũng đã được cải cách thì Ukraina cũng đã được hỗ trợ, kể cả vũ khí, và vì thế đã có khá đủ dự trữ, tuy không lớn lắm”, – ông Chichvarkin quả quyết.

Về chiến tranh
Cuộc chiến tranh nước Nga chống Ukraina sẽ kết thúc nếu giá dầu tụt xuống nữa, tới 40-45 đô la/thùng. “Chiến tranh sẽ kết thúc khi giá dầu vào khoảng 40-45 usd/thùng. Khi đó đơn giản là sẽ bắt đầu các vấn đề ở trong nước Nga”, – doanh nhân Chichvarkin giải thích.
Lưu ý rằng giá dầu Brent ngày hôm nay lần đầu tiên trong vòng 4 tháng tụt xuống mức dưới 55 usd/thùng.
Tại cuộc họp báo Chichvarkin đồng thời cho rằng hiện tại Ukraina đang ở trong tình hình tốt hơn Gruzia vào năm 2004, ngay đầu thời kỳ cải cách, có những cơ hội tốt để vượt qua khủng hoảng và tới sự phát triển. “Người mà bắt đầu cải cách hiện nay sẽ đạt được những thắng lợi đáng nể”, – doanh nhân Chichvarkin quả quyết nói.

Về Crimea
Khi nói về Crimea doanh nhân Chichvarkin quả quyết rằng chỉ có kém cỏi mới không làm ra tiền ở Crimea. Tại sao lại bỏ kinh doanh sòng bạc ở đó, khi ở đó là nơi nghỉ ngơi? Sòng bạc cản trở ai? Tại sao Putin lại không phê duyệt luật cho phép kinh doanh sòng bạc ở đó? Theo lời ông, nước Nga sẽ biến Crimea trở thành nơi kiểu như Abhazia, một hòn ngọc nằm trong cư*t (ở Gruzia – nơi bị bế quan tỏa cảng). Nước Nga không thể làm ra tiền, đó là nền kinh tế kém hiệu quả lớn nhất trên thế giới.
Ông đồng thời cũng khuyên Ukraina không sử dụng biện pháp lấy lại Crimea bằng vũ lực, bởi vì nếu dùng vũ lực thì sẽ chiến tranh lớn. Ở Nga ngay cả những người chống Putin thì cũng xem Crimea là của Nga. Cần phải thông qua tòa án, thuê các luật sư mà tập đoàn “Yukos” đã thuê để lấy lại 50 tỷ đô la cho các cố đông của tập đoàn này. Trong vòng 10 năm họ làm được điều kỳ diệu. Nhà nước Ukraina phải giúp đỡ tất cả các công ty và cá nhân đã mất tài sản và sở hữu ở CrimeNguồn: “Liga.net”
http://nguoivietukraina.com/la-bai-moi-cua-putin-la-chu-nghia-dan-toc-con-chien-tranh-se-ket-thuc-o-gia-dau-40-45-binh-luan.nvu

Kinh tế Nga thực sự đang rất khó khăn?

6:45, 26 Tháng Bảy 2015 bởi MAI ANH
Tuần trước, Tổng thống Nga đã ký một sắc lệnh hạn chế số nhân viên làm việc tại Bộ Nội vụ xuống còn hơn một triệu người, trang CNN Money cho biết.
Theo các tài liệu trước đây, số nhân viên Bộ Nội vụ Nga là 1.113.172 người. Để thực hiện được mục tiêu giảm số lượng nhân viên tối đa của cơ quan này được ngân sách liên bang chi trả là 1.003.172 người như sắc lệnh mới nhất, bộ trên sẽ phải cắt giảm 110.000 người, tương đương 10%.
Nhân viên hành chính nhiều khả năng sẽ là những người bị ảnh hưởng bởi đợt cắt giảm này. Bộ Nội vụ Nga là cơ quan kiểm soát lực lượng cảnh sát, lực lượng an ninh bán quân sự và cơ quan an toàn giao thông đường bộ.
Nga đang tiến hành cắt giảm 10% chi tiêu của chính phủ trong năm nay, do nước này đang phải gánh chịu những tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều năm qua. Nền kinh tế Nga đã suy giảm 2,2% trong quý đầu năm nay. IMF dự kiến mức giảm cả năm là 3,8%.
Nền kinh tế của Nga đang chững lại, chủ yếu do tác động của việc giá dầu giảm nhanh, trong khi ngân sách nước này phụ thuộc phần nhiều vào nó. Các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Moscow vì tình hình ở Ukraina cũng ảnh hưởng đến một số ngành chủ chốt của nền kinh tế.
Hồi tháng 3 vừa qua, Tổng thống Nga Putin đã tự cắt giảm 10% lương, ngay sau khi ông đưa ra yêu cầu đối với tất cả các bộ trong chính phủ, ngoại trừ bộ quốc phòng, tiến hành cắt giảm chi tiêu.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế, việc sa thải 110.000 nhân viên Bộ Nội vụ Nga chỉ càng làm cho nền kinh tế nước này thêm xấu đi. Các số liệu chính thức cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của Nga trong tháng 6 đã tăng lên mức 5,4%, cao hơn nhiều so với con số 4,8% cùng kỳ năm ngoái.
VietNamnet

Nạn trộm cắp  Nga gia tăng do kinh tế
đi xuống
 25 Tháng Bảy 2015 bởi XUÂN KIM
Tình trạng ăn cắp vặt tại các cửa hàng ở Nga tăng cao trong năm ngoái do hậu quả của các biện pháp trừng phạt kinh tế và giá dầu sụt giảm.
Nạn trộm cắp ở Nga gia tăng do kinh tế đi xuống
Số lượng hàng hóa trị giá 930 triệu rúp (16,2 triêụUSD) đã bị đánh cắp từ các cửa hàng tại Nga trong năm qua, tăng 44% so với mức 648 triệu rúp một năm trước đó.
Các loại hàng đắt tiền như rượu cao cấp, xúc xích và sản phẩm cá, cà phê, trứng, nước hoa và mỹ phẩm là những mặt hàng bị đánh cắp nhiều nhất. Ngoài ra các mặt hàng rẻ hơn khác cũng bị trộm, tờ Izvestia dẫn số liệu từ Cơ quan Thuế liên bang cho biết.
Các chuyên gia phân tích rằng các con số được công bố chỉ là “phần nổi của tảng băng”. Số liệu này chỉ bao gồm các trường hợp trộm cắp được báo cáo với cảnh sát, và một lý do nữa là các cửa hàng không báo cáo đầy đủ số hàng hóa họ bị mất.
Giá trị hàng bị mất trộm tại các cửa hàng có thể lên đến 2 nghìn tỷ rúp (34,8 tỷ USD) trong cả năm 2014, theo các chuyên gia.
Hơn một nửa số các vụ trộm cắp xảy ra tại Moscow.
Mức sống của người dân Nga đã giảm trong những năm gần đây khi xung đột chính trị diễn ra với Ukraina, các biện pháp trừng phạt của phương Tây và giá dầu sụt giảm gây tác động xấu lên đồng rúp. Bản tệ của Nga giảm 41% so với đồng USD và 34% so với euro.
Đồng tiền yếu làm gia tăng lạm phát, lên tới 15% vào cuối năm 2014, gấp đôi mức năm 2013. Chất lượng cuộc sống đang sụt giảm, với mức lương thực tế giảm 14% tính từ đầu năm đến tháng 5 năm nay.

Điện Kremlin lo ngại quân tình nguyện
Nga  đông Ukraina trở về
 27 Tháng Bảy 2015 bởi TIN ĐT
 Theo báo Financial Times (Anh) Điện Kremlin lo ngại quân tình nguyện Nga từ miền đông Ukraina trở về, vì một số tay súng thuộc cánh hữu đối lập với chính quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Quân tình nguyện Nga từ miền đông Ukraina trở về gồm nhiều người từng tổ chức xuống đường biểu tình phản đối ông Putin trở lại ngôi tổng thống hồi năm 2011 và 2012. Họ đến miền đông Ukraina để chiến đấu với quân chính phủ nước này, khi đồng quan điểm chính trị với Điện Kremlin: bảo vệ cộng đồng Nga thiểu số ở khu vực đó.
Phương tây cáo buộc Nga giúp quân và vũ khí cho quân ly khai ở đông Ukraina, nhưng Moscow bác bỏ, nói nếu có người Nga chiến đấu thì đó là lính tình nguyện chiến đấu để bảo vệ dân Nga.
Nay, nhiều tay súng đang trở về Nga vì tình hình chiến sự đã tạm lắng, và họ gây nên nỗi lo ngại cho chính quyền.
Hiện giới truyền thông Nga không đưa tin nhiều về lực lượng tình nguyện này, nhưng chính quyền đã siết chặt an ninh ở vùng biên giới giáp Ukraina.
An ninh được tăng cường nhằm ngăn chặn sự hình thành một lực lượng chống ông Putin. Lính biên phòng Nga khám xét kỹ các xe, đề phòng nạn nhập lậu vũ khí về Nga.
Hồi cuối tháng 5,báo Rossiyskaya Gazeta đưa tin: đã tịch thu 40 súng, 6.000 băng đạn và 200 lựu đạn của bọn buôn lậu, ngăn chặn 60 vụ tuồn vũ khí vào Nga trái phép.
Andrei Timofeev, người phát ngôn Lực lượng biên phòng Nga ở Rostov, phủ nhận sự tăng cường an ninh biên giới, Alexander Verkhovsky, ở tổ chức nghiên cứu Sova (tại Moscow) nói các tay súng từ đông Ukraina trở về đều bị giám sát kỹ.
Ông nói: “Chúng tôi không biết chính quyền nghĩ gì. Nhưng tôi cho rằng họ nhận định một số tay súng trở về là một vấn nạn. Có lẽ họ đang bị giám sát kỹ”.
Một tay súng tên là Andrei Ragulin,24 tuổi, nhấn mạnh: anh ta cùng Oleg Melnikov thuộc một nhóm nhỏ gồm vài trăm tay súng có quan điểm đối lập với ông Putin.
Ragulin từng là chủ một tiệm sửa máy điện toán nhỏ ở St Petersburg, hồi hè năm ngoái gia nhập nhóm quân tình nguyện, sau khi trải qua một khóa huấn luyện kỹ năng sống sót và tập bắn súng. Anh ta đi chiến đấu cho “Cộng hòa nhân dân Donetsk” tự xưng.
Ragulin tỏ ra bất mãn việc ông Putin không đưa quân chính quy Nga đến Ukraina: “Ý tưởng là giúp cộng đồng Nga thiểu số, và đưa Donbass trở thành một phần lãnh thổ Nga. Nhưng nay tôi thấy ý tưởng ấy không trở thành hiện thực. Tôi hoàn toàn vỡ mộng”.
Melnikov nói: “Tất cả những người từng đến vùng Donetsk để giúp quân ly khai không nhất thiết ủng hộ chính quyền Nga. Và nay, những người này đã có kinh nghiệm quân sự”.
Melnikov còn nói việc ông Putin không đưa quân chính quy Nga đến Ukraina cho thấy “ông ấy bất lực và tham nhũng, không giải quyết rốt ráo vấn đề”.
Melnikov cho biết anh ta tính trở về nước, và các cựu binh tình nguyện có thể giữ một vai trò quan trọng, nếu sẽ tiếp tục có cuộc biểu tình chống chính quyền Putin:
“Tôi nghĩ những người này vào lúc đó sẽ lên tiếng, thông qua những cuộc phản đối các quyết định lớn của chính quyền, giống như vụ biểu tình của Maidan đã cho thấy: một cuộc cách mạng không từ 100.000 người dám đứng lên, mà chỉ cần 1.00 người cấp tiến sẵn sàng hành động”.
Melnikov ám chỉ vụ người Kiev hồi tháng 2.2014 đã biểu tình phản đối Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych, dẫn đến cuộc lật đổ, khiến ông Yanukovych phải tháo chạy qua Nga.
Anh ta kể: ban đầu từng ủng hộ người Kiev biểu tình ở quảng trường Maidan, nhưng đến tháng 5.2014 thì anh ta đổi ý, sau chuyện 40 nhà hoạt động thân Nga bị vây và chết cháy trong một tòa nhà bị đốt ở Odessa (Ukraina). Anh nói cuộc nội chiến bùng phát ở Ukraina thực chất là “chiến tranh chống lại cộng đồng Nga thiểu số”
Theo Financial Times, Melnikov từng chống chính quyền Nga xây một tuyến đường cao tốc băng ngang một cánh rừng ở Moscow, khiến phải đập bỏ một tòa nhà thuộc hạng di tích lịch sử.
Vẫn theo báo này, quân ly khai nay không chỉ mất các tay súng tình nguyện Nga, họ sẽ sớm phải đối phó với nhiều quân Ukraina hơn. Từ cuối năm 2015, quân chính quy Ukraina sẽ được các cố vấn quân sự Mỹ huấn luyện chiến đấu, theo Reuters dẫn lời Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 24.6.
Chương trình huấn luyện này nâng tổng số nỗ lực hỗ trợ an ninh Ukraina của Mỹ lên 244 triệu USD, kể từ năm 2014.
Bảo Vĩnh (theo Financial Times, Một Thế Giới)

 Crimea đang trở thành “đứa con hư” củaNga
25 Tháng Bảy 2015 bởi LÊ HÙNG
Khi sáp nhập Crimea – bán đảo ly khai khỏi Ukraina – vào Nga hồi tháng 3/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin ví sự kiện này như chuyện một gia đình chào đón người thân đi xa lâu ngày trở về.
Tuy nhiên, “gia đình” này giờ đây đang có những dấu hiệu của sự căng thẳng.
Thế khó của Nga
Theo hãng tin Bloomberg, cơ quan an ninh liên bang Nga FSB mới đây đã mở cuộc điều tra hình sự nhằm vào ba quan chức cấp cao của chính quyền Crimea, cáo buộc những người này phạm tội tham nhũng và các tội danh khác.
Chỉ trong vòng mấy tháng qua, 4 thành viên nội các vùng Crimea đã bị cách chức vì nghi án tham nhũng.
Vào tháng 6, các nhà kiểm toán của điện Kremlin cho hay, 2/3 ngân sách mà Moscow cấp cho Crimea trong năm 2014 đã “biến mất” mà không để lại dấu vết gì.
Thống đốc Crimea Sergey Aksyonov, người đắc cử vào tháng 4/2014 với sự hậu thuẫn của Tổng thống Putin, đã phản ứng gay gắt trước những cáo buộc trên.
Trong một bài phát biểu trước các bộ trưởng trong nội các Crimea hôm 7/7, ông Aksyonov cáo buộc Moscow tìm cách “gây bất ổn” ở Crimea và sử dụng những bằng chứng “ngụy tạo” để chống lại những người đang bị điều tra – bao gồm một bộ trưởng chính sách công nghiệp vùng, chánh thanh tra thuế, và giám đốc cảng Yalta.
“Không ai có thể biến các quan chức của chúng ta thành nạn nhân được”, ông Aksyonov tuyên bố.
Quan ngại về tham nhũng và sai lầm trong quản lý ở Crimea không phải là những vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự của Tổng thống Putin vào thời điểm Aksyonov lên nắm quyền ở bán đảo này – theo GS. Robert Orttung thuộc Trường Quan hệ quốc tế Elliott, Đại học George Washington, Mỹ.
Ông Orttung cho rằng, vào thời điểm đó, Moscow đơn giản chỉ muốn đảm bảo rằng nhà lãnh đạo mới của Crimea sẽ trung thành với điện Kremlin. Nhưng giờ đây, theo vị giáo sư, “lãnh đạo Crimea đang ra khỏi tầm kiểm soát” của Moscow.
Chính quyền Aksyonov đã tiến hành một chiến dịch quốc hữu hóa cưỡng chế, thông qua luật trao cho mình quyền lực lớn hơn trong việc tịch thu các công ty, bất động sản và các tài sản tư nhân khác.
Công dân Nga nằm trong số những người bị thu tài sản và các tòa án Nga đã tiếp nhận một lượng đơn kiện lớn của những người muốn đòi lại tài sản. Chính quyền Crimea nói việc cưỡng chế tịch thu tài sản kết thúc vào tháng 3, nhưng đến thời điểm đó, các nhà đầu tư đã tháo chạy khỏi vùng này và nền kinh tế rơi vào trì trệ.
Điều này đặt Moscow vào thế khó. Hiện Chính phủ Nga đang là nguồn cung cấp 75% ngân sách cho chính quyền Crimea, cùng với trợ cấp lương hưu và các chế độ khác cho người dân địa phương.
Trong bối cảnh như vậy, những cáo buộc về tham nhũng ở Crimea đặt ra những câu hỏi liệu điện Kremlin sẽ duy trì như thế nào lời hứa viện trợ 18 tỷ USD cho Crimea trong vòng 5 năm tới.
Theo dự kiến, số tiền này sẽ được sử dụng cho phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng, bao gồm xây dựng một cây cầu nối giữa Crimea và đại lục Nga.
“Nguyên tắc cuộc chơi”
Cuộc điều tra của FSB có thể phản ánh nỗ lực của điện Kremlin nhằm kiểm soát “những lá van tham nhũng chính” ở Crimea, theo ông Andrew Foxall, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nga tại tổ chức Henry Jackson Society ở London.
Vị trí chiến lược của Crimea bên bờ biển Đen khiến bán đảo này trở thành “một trong những cửa ngõ chính của nền kinh tế ngầm”, bao gồm buôn lậu vũ khí và thuốc lá, theo ông Foxall. Cuộc điều tra của FBS nhằm vào giám đốc cảng Yalta có thể phản ánh một cuộc chiến nhằm giành quyền kiểm soát cảng biển này.
Những cáo buộc về nạn tham nhũng tràn lan ở Crimea cũng có thể tạo cho Moscow một cái cớ để cắt giảm một phần khoản viện trợ 18 tỷ USD đã hứa dành cho Crimea. Giữ lời hứa đó không phải là một việc dễ, nhất là khi nền kinh tế Nga rơi vào suy thoái và đồng Rúp đã mất giá khoảng 50% so với đồng USD kể từ thời điểm Crimea sáp nhập vào Nga.
Trước đây, điện Kremlin đã từng thất bại trong việc giữ lời hừa viện trợ cho các vùng khác, chẳng hạn vùng Viễn Đông. Moscow hứa viện trợ cho vùng này 23 tỷ USD trong thời gian từ năm 2007-2013, nhưng chỉ thực hiện được một phần rất nhỏ so với con số cam kết.
Hiện tại, Aksyonov, lãnh đạo vùng Crimea, và các đồng minh của ông đang tỏ ra cứng rắn.
“Chúng ta không sáp nhập vào Nga để phải hứng chịu những điều khủng khiếp mà chúng tôi đã từng phải trải qua khi Crimea còn thuộc về Ukraina”, nghị sỹ Sergei Shuvaynik của Crimea phát biểu trước nghị viện của vùng mới đây.
Nhưng xét cho cùng, theo ông Foxall, các quan chức Crimea sẽ phải lựa chọn giữa “nghe lời” điện Kremlin hoặc là chịu mất việc. “Đây là nguyên tắc của cuộc chơi mà Crimea đăng ký tham gia” khi bỏ phiếu ly khai khỏi Ukraina.
“Giờ thì họ mới nhận ra điều này”, ông Foxall nói.
VnEconomy
http://nguoivietukraina.com/crimea-dang-tro-thanh-dua-con-hu-cua-nga.nvu