Wednesday, May 6, 2015

NGÔN NGỮ THAY ĐỔI THẾ GIỚI QUAN CỦA BẠN

Ngôn ngữ làm thay đổi thế giới quan của bạn

Người sử dụng thành thạo hai ngôn ngữ   thường được hưởng rất nhiều đặc quyền:

Shutterstock*  triển vọng công việc tốt hơn, khả năng nhận thức tốt hơn và thậm chí còn giảm tình trạng mất trí nhớ do tuổi tác.
 (Ảnh Shutterstock)
Hiện tại nghiên cứu mới còn cho thấy rằng con người có thể nhận thức thế giới quan theo những cách khác nhau tùy thuộc vào ngôn ngữ cụ thể mà họ đang sử dụng.
Trong 15 năm qua, đã có rất nhiều nghiên cứu về trí tuệ của người dùng song ngữ, và phần lớn các bằng chứng khoa học đều chỉ ra các lợi ích rõ ràng khi sử dụng nhiều hơn một ngôn ngữ. Việc chuyển đổi qua lại giữa hai ngôn ngữ giống như là một hình thức luyện tập não bộ, thúc đẩy não bộ hoạt động linh hoạt hơn.
Cũng giống như việc tập thể dục thường xuyên mang lại một số lợi ích sinh học cho cơ thể, việc kiểm soát hai hay nhiều ngôn ngữ cũng mang lại những lợi ích về mặt nhận thức cho não bộ. Trí óc linh mẫn là một lợi ích to lớn, đặc biệt là ở độ tuổi trung niên về sau: những dấu hiệu điển hình của sự lão hóa nhận thức xuất hiện muộn hơn ở những người sử dụng song ngữ, và các bệnh rối loạn hay lão hóa thần kinh do tuổi tác, như bệnh mất trí nhớ hoặc Alzheimer, sẽ xảy ra chậm hơn đến năm năm so với người chỉ dùng ngôn ngữ mẹ đẻ.
Người Đức biết nơi họ đang đi đến
Trong một nghiên cứu gần đây được xuất bản trên tạp chí Khoa học Tâm lý, chúng tôi đã nghiên cứu những người nói song ngữ tiếng Đức và tiếng Anh và những người sử dụng một ngôn ngữ, để tìm hiểu xem các hình thức sử dụng ngôn ngữ khác nhau có ảnh hưởng như thế nào đến cách phản ứng của họ trong các thí nghiệm.
Chúng tôi cho những người sử dụng song ngữ Đức-Anh xem một đoạn video clip trong đó có các hình ảnh chuyển động, ví dụ như một người phụ nữ đang đi về phía một chiếc xe hơi hay một người đàn ông đi xe đạp đến siêu thị và sau đó yêu cầu họ mô tả lại cảnh tượng.
Khi người sử dụng đơn ngữ tiếng Đức nhìn thấy cảnh tượng này, họ sẽ có xu hướng mô tả không chỉ hành động mà cả mục tiêu của hành động. Điều này có nghĩa là họ sẽ có xu hướng mô tả lại rằng: “Một phụ nữ đi về phía xe hơi của cô ấy” hay “một người đàn ông đạp xe đến siêu thị”. Một người sử dụng đơn ngữ tiếng Anh chỉ đơn giản mô tả những hoạt cảnh này như: “Một người phụ nữ đang đi bộ” hay “một người đàn ông đang đạp xe đạp”, mà không nhắc đến mục tiêu của hành động.
Thế giới quan của người nói tiếng Đức là nhìn trên tổng thể, cho nên họ có xu hướng nhìn vào sự kiện này như là một tổng thể, trong khi người nói tiếng Anh có xu hướng xoáy sâu vào sự kiện và chỉ tập trung vào hành động.
Có lẽ cơ sở ngôn ngữ học của xu hướng này bắt nguồn từ cách sắp đặt khác nhau về hành động theo mốc thời gian trong các bộ ngữ pháp. Tiếng Anh đòi hỏi người nói phải nhấn mạnh những sự kiện nào đang diễn ra, bằng việc bắt buộc sử dụng từ vị ing (đang); ví dụ như, “Tôi đang chơi piano và tôi không thể nghe điện thoại” hoặc “Tôi đang chơi piano khi điện thoại reo”. Tiếng Đức thì không có đặc điểm này.
Nghiên cứu với người sử dụng tiếng Anh (hay tiếng Đức) như ngôn ngữ thứ hai cho thấy một mối quan hệ giữa trình độ thông thạo cấu trúc ngữ pháp và tần số mà những người này đề cập đến mục tiêu của sự kiện.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi cũng phát hiện ra rằng những sự khác biệt giữa các ngôn ngữ khác nhau không chỉ phản ánh trong bản thân cách sử dụng ngôn ngữ, mà còn ở phạm vi rộng hơn, ở trong cách phân loại phi ngôn từ đối với các sự kiện. Chúng tôi cho người dùng đơn ngữ tiếng Anh và tiếng Đức xem một loạt các video clip trong đó quay cảnh những người đang đi bộ, đang đi xe đạp, đang chạy, hoặc đang lái xe. Trong mỗi một bộ gồm 3 đoạn phim, chúng tôi yêu cầu các đối tượng quyết định xem liệu một cảnh với một mục tiêu mơ hồ (một phụ nữ đang đi bộ trên đường, hướng đến một chiếc xe đang đậu) có giống với một cảnh có mục tiêu định hướng rõ ràng (một phụ nữ bước vào một tòa nhà) hay giống với một cảnh khác không có mục tiêu gì hết (một phụ nữ đi bộ trên một con đường ngoại ô).
Người sử dụng đơn ngữ tiếng Đức thường hay liên hệ những hoạt cảnh mơ hồ với những hoạt cảnh có định hướng mục tiêu hơn những người dùng đơn ngữ tiếng Anh. Sự khác biệt này cũng đưa đến kết luận giống như trong ví dụ về cách sử dụng ngôn ngữ mà chúng ta đã đề cập đến: người nói tiếng Đức thường tập trung vào mục đích của hành động, còn người nói tiếng Anh thì chú ý hơn đến bản thân hành động.
Chuyển đổi ngôn ngữ, thay đổi nhận thức
Đối với người sử dụng song ngữ, có vẻ như họ chuyển đổi từ cách nhìn này sang cách nhìn khác dựa trên bối cảnh ngôn ngữ của bài thử nghiệm. Chúng tôi nhận thấy rằng khi được thử nghiệm ở nước nhà (nước Đức), người Đức thông thạo tiếng Anh cũng tập trung vào mục tiêu tương tự như những người bản ngữ nói tiếng Đức khác. Nhưng một nhóm tương tự những người sử dụng song ngữ Đức-Anh khi được thử nghiệm bằng tiếng Anh ở Vương quốc Anh thì họ cũng tập trung vào hành động như những người bản ngữ nói tiếng Anh.
Với một nhóm dùng song ngữ Đức-Anh khác, trong bài thực hành liên hệ video, chúng tôi làm cho tâm trí họ chỉ nghĩ đến một ngôn ngữ bằng cách bảo họ đọc to lên các chuỗi số [hiển thị trên màn hình] bằng tiếng Anh hoặc là tiếng Đức. Có vẻ như khi họ không suy nghĩ đến ngôn ngữ này thì ngôn ngữ kia tự động sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn.
Khi chúng tôi “chặn” tiếng Anh lại thì người dùng song ngữ đã hành động như những người Đức điển hình và liên hệ khung cảnh mơ hồ trong đoạn video với khung cảnh có mục tiêu định hướng. Khi tiếng Đức bị chặn lại thì những người dùng song ngữ lại hành động như những người nói tiếng Anh và liên hệ những cảnh mơ hồ với khung cảnh kết cục mở. Ở nửa chừng buổi thử nghiệm, chúng tôi đột ngột chuyển đổi ngôn ngữ của các con số đã làm họ mất tập trung, các đối tượng cũng sẽ tập trung vào hoặc mục tiêu hoặc hành động, tương ứng theo quá trình chuyển đổi ngôn ngữ.
Những phát hiện này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác cho thấy hành vi khác biệt ở người sử dụng song ngữ phụ thuộc vào ngôn ngữ nào đang sử dụng. Ví dụ như, người Ả Rập Israel có nhiều khả năng liên hệ các tên Ả Rập như Ahmed và Samir với các ngôn từ tích cực trong một bối cảnh sử dụng tiếng Ả Rập hơn là trong bối cảnh tiếng Do Thái.
Mọi người kể rằng họ cảm thấy mình như trở thành một người khác khi sử dụng các ngôn ngữ khác nhau và thể hiện những cảm xúc nhất định với những sự đồng cảm khác nhau tùy thuộc vào ngôn ngữ mà họ đang sử dụng.
Khi đánh giá về rủi ro, người dùng song ngữ cũng có xu hướng đưa ra các quyết định kinh tế hợp lý hơn trong ngôn ngữ thứ hai. Khi không sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, họ có xu hướng gạt bỏ những thành kiến sai lệch tồn tại sâu kín và mang tính tình cảm, làm ảnh hưởng khá nhiều đến cách họ nhận thức những lợi ích và rủi ro. Vì vậy, ngôn ngữ mà bạn đang sử dụng thực sự có thể ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ.
Nguồn :
http://vietdaikynguyen.com/v3/52679-how-the-language-you-speak-changes-your-view-of-the-world/

Dịch từ nguyên bản tiếng Anh dưới đây :

                      ******

Bấm vào ô xanh để nghe 

  
headphone funny_thumb[1]Daniel Doan* Paula Le* Kimmy Nguyen .
How the Language You Speak Changes Your View of the World ( /wɜː(r)ld/ )
By Panos Athanasopoulos, Lancaster University | April 29, 2015
Bilinguals /baɪˈlɪŋɡwəl/ get all the perks /pɜː(r)ks/. Better job prospects, a cognitive kɒɡnətɪv/ boost and even protection against dementia /dɪˈmenʃə/. Now new research /rɪˈsɜː(r)tʃ/ shows that they can also view the world in different ways depending on the specific language they are operating in.
The past 15 years have witnessed an overwhelming amount of research on the bilingual mind, with the majority of the evidence evɪd(ə)ns/ pointing to the tangible advantages of using more than one language. Going back and forth between languages appears to be a kind of brain training, pushing your brain to be flexible /ˈfleksəb(ə)l/.
Just as regular exercise gives your body some biological benefitsbenɪfɪt/, mentally controlling two or more languages gives your brain cognitive benefits. This mental flexibility pays big dividends  /dɪvɪdend/   especially /ɪˈspeʃ(ə)li/ later in life: the typical signs of cognitive ageing dʒɪŋ/ occur later in bilinguals – and the onset of age-related degenerative /dɪˈdʒen(ə)rətɪv/ disorders/dɪsˈɔː(r)də(r)z/ such as dementia or Alzheimer’s æltshaɪmə(r)z / are delayed in bilinguals by up to five years.
Germans Know Where They’re Going
In research we recently published in Psychological /ˌsaɪkəˈlɒdʒɪk(ə)l/ Science, we studied German-English bilinguals and monolinguals to find out how different language patterns pætə(r)nz/ affected how they reacted in experiments /ɪkˈsperɪmənt/.
We showed German-English bilinguals video diəʊ/ clips /klɪps/ of events /ɪˈvenz/ with a motion in them, such as a woman walking towards /təˈwɔː(r)dz/ a car or a man cycling towards the supermarket and then asked them to describe the scenes /siːnz/.
When you give a scene/siːn/ like that to a monolingual German speaker they will tend to describe the action but also the goal/ɡəʊl/ of the action. So they would tend to say “A woman walks towards her car” or “a man cycles towards the supermarket”. English monolingual speakers would simply describe those scenes as “A woman is walking” or “a man is cycling”, without mentioning the goal of the action.
The worldview assumed by German speakers is a holistic /həʊˈlɪstɪk/one – they tend to look at the event as a whole – whereas English speakers tend to zoom /zuːm/ in on the event and focusfəʊkəs/ only on the action.
The linguistic/lɪŋˈɡwɪstɪk/ basisbeɪsɪs/ of this tendency appears to be rooted in the way different grammatical/ɡrəˈmætɪk(ə)l/ tool kits situated actions in time. English requires its speakers to grammatically mark events that are ongoing, by obligatorily /əˈblɪɡət(ə)ri/ applying the –ing morpheme /ˈmɔː(r)fiːm/: “I am playing the piano and I cannot come to the phone” or “I was playing the piano when the phone rang”. German doesn’t have this feature /ˈfiːtʃə(r)/.
Research with second language users shows a relationship between linguistic proficiency /prəˈfɪʃ(ə)nsi/ in such grammatical constructions and the frequency /ˈfriːkwənsi/ with which speakers mention the goals of events.
In our study we also found that these cross-linguistic differences extend beyond language usage /ˈjuːsɪdʒ/ itself, to nonverbal categorisation kætɪɡəraɪˈzeɪʃ(ə)n/of events. We asked English and German monolinguals to watch a series of video clips that showed people walking, biking, running, or driving. In each set of three videos, we asked subjects to decide whether a scene with an ambiguous goal (a woman walks down a road toward a parked car) was more similar to a clearly goal-oriented scene (a woman walks into a building) or a scene with no goal (a woman walks down a country lane).
German monolinguals matched ambiguous scenes with goal-oriented scenes more frequently than English monolinguals did. This difference mirrors the one found for language usage: German speakers are more likely to focus on possible outcomes of people’s actions, but English speakers pay more attention to the action itself.
Switch Languages, Change Perspective
When it came to bilingual speakers, they seemed to switch between these perspectives based on the language context /ˈkɒntekst/they were given the task in. We found that Germans fluent in English were just as goal-focused as any other native speaker when tested in German in their home country. But a similar /ˈsɪmɪlə(r)/ group of German-English bilinguals tested in English in the United Kingdom were just as action-focused as native English speakers.
In another group of German-English bilinguals, we kept one language in the forefront of their minds during the video-matching task by making participants repeat strings of numbers out loud in either English or German. Distracting one language seemed to automatically bring the influence of the other language to the fore.
When we “blocked” English, the bilinguals acted like typical Germans and saw ambiguous videos as more goal-oriented. With German blocked, bilingual subjects acted like English speakers and matched ambiguous /æmˈɡjuəs/ and open-ended scenes. When we surprised subjects by switching the language of the distracting numbers halfway through the experiment, the subjects’ focus on goals versus /ˈvɜː(r)səs/ process /ˈprəʊses/ switched right along with it.
These findings are in line with other research showing distinct behaviour in bilinguals depending on the language of operation. Israeli Arabs are more likely to associate Arab names such as Ahmed and Samir with positive words in an Arabic language context than in a Hebrew one, for example.
People self-report that they feel like a different/ˈdɪfrənt/ person when using their different languages and that expressing certain emotions /ɪˈməʊʃ(ə)nz/ carries different emotional /ɪˈməʊʃ(ə)nəl /  resonance /ˈrezənəns/ depending on the language they are using.
When judging risk, bilinguals also tend to make more rational /ˈræʃ(ə)nəl/economic decisions in a second language. In contrast to one’s first language, it tends to lack the deep-seated, misleading affective biases
/ˈbaɪəsizat unduly influence how risks and benefits are perceived. So the language you speak in really /ˈrɪəli/can affect /əˈfekt/the way you think.