Sunday, May 10, 2015

VÔ HÌNH VÌ MẮT THƯỞNG KHÔNG NHÌN THẤY ( SONG NGỮ )

Nhìn thấy những thứ vô hình: Những gì mắt thường không thể nhìn thấy được 

 Đại Kỷ Nguyên - Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Tùy bạn quyết định!

Loài người – với những cỗ máy robot lang thang trên những hành tinh xa xôi, và công nghệ hạt nhân tiên tiến cùng với mạng lưới thông tin liên lạc bao phủ toàn cầu – thường tự cho mình là những bậc thầy trong vũ trụ mà con người đang sinh sống . Tuy nhiên, có một trường vô hình đang tồn tại xung quanh chúng ta mà chúng ta thường không phát hiện được. Chúng ta đang sống trong một thế giới của những hiện tượng vô hình vì mắt của chúng ta chỉ tương tác với quang phổ hữu hình.
Thế giới xung quanh chúng ta chứa đựng nhiều năng lượng, nhưng chúng ta không thể chạm vào hoặc nhìn thấy nó, thay vào đó chúng ta sử dụng công nghệ để phát hiện những dải năng lượng trong quang phổ vô hình, chẳng hạn như trường điện từ, tia hồng ngoại và ánh sáng tia cực tím. Con người biết Internet không dây tồn tại bởi vì chúng ta kết nối với Internet bằng các thiết bị của chúng ta, nhưng chúng ta không thể nhìn thấy mạng lưới Internet đang tỏa ra khắp không gian mà chúng ta đang sống.
Trong thế kỷ 17, nhà vật lý và toán học Isaac Newton đã thử nghiệm với ống kính quang học, lần đầu tiên thuật ngữ “quang phổ” (spectrum) đã được sử dụng – trong tiếng Latin là “hiện hình” – để mô tả hiệu ứng của một lăng kính tán xạ ánh sáng mặt trời thành một cầu vồng đầy màu sắc. Ông nhận ra rằng có những hiện tượng mà chúng ta không thể phát hiện bằng mắt thường. 
  Chim và nhiều loài động vật khác có thể phát hiện và sử dụng trường điện từ của trái đất để di chuyển và săn mồi.
Không giống như mắt của động vật và côn trùng, mắt của con người chỉ thấy được những bước sóng nhất định của ánh sáng trong quang phổ điện từ. Có những biến thể màu sắc rất ngoạn mục mà chúng ta không thể thấy, nhưng động vật lại phát hiện ra rất dễ dàng. Ví dụ, loài ong có thể phát hiện ánh sáng tia cực tím giúp chúng nhận dạng các loài hoa. Hơn nữa, vào năm ngoái, một nghiên cứu trên tạp chí Science công bố rằng nhiều loài hoa và ong có thể giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng điện từ sinh học (bioelectromagnetics). Tương tự như vậy, nhiều loài chim và những loại động vật khác có thể phát hiện và sử dụng trường điện từ của trái đất để di chuyển và săn mồi.
Nhìn thấy những thứ vô hình
Nhiều động vật là bậc thầy về việc nhìn thấy những thứ vô hình, phát hiện được những gì mà con người không thể thấy, và chúng sử dụng nó như một công cụ cho sự sống còn. Sử dụng một loại cảm xạ có tên khoa học là magnetoception (thụ từ), nhiều sinh vật cảm nhận từ trường để xác định phương hướng, độ cao và vị trí. Sau đó, chúng sử dụng để định hướng cho bản thân và thậm chí trong việc di chuyển. Cảm xạ thụ từ thường được sử dụng bởi các loài chim, rùa, cáo, và ngay cả các loài vi khuẩn.
Trong một tài liệu nghiên cứu, các nhà khoa học đã quan sát hành vi của loài cáo đỏ khi chúng săn lùng những con chuột bằng cách nhảy vào hang để tấn công. Các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi họ phát hiện ra rằng những con cáo này đã nhận được sự trợ giúp từ từ trường của trái đất. Thể hiện một khuynh hướng rất rõ ràng, những con chồn này thường vồ mồi từ một hướng có từ trường nhất định – đa phần là hướng Đông Bắc. Và khi chúng xuất phát từ hướng đó, chúng thường thành công hơn trong việc bắt mồi.
Đáng ngạc nhiên hơn nữa, một nghiên cứu được tiến hành bởi một nhóm các nhà khoa học phát hiện ra rằng những chú chó nhà dường như bài tiết phù hợp với các trường địa từ.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những loài động vật di cư, chẳng hạn như chim cổ đỏ, có thể bị ảnh hưởng bởi “tiếng ồn” của điện từ do con người tạo ra, điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature. Các nhà khoa học đã nhốt những con chim cổ đỏ Châu Âu và bắt chúng bay ra khỏi một cái lồng hình phễu. Khi tiếp xúc với tiếng ồn điện từ của các nhà khoa học, những chú chim này đã trở nên mất phương hướng, chúng bay theo nhiều hướng khác nhau, và phần lớn đều không thể thoát khỏi cái phễu này. Nhưng khi nhốt vô cái lồng Faraday (tấm chắn xung quanh bằng kim loại dẫn điện làm cho bên trong lồng không có điện trường ), chúng đã được bảo vệ khỏi tiếng ồn, lúc này la bàn trong cơ thể chúng bắt đầu làm việc trở lại, và chúng có thể dễ dàng thoát khỏi cái phễu. 
Sợ tia cực tím
Giống như giác quan thứ 6 của con người, tuần lộc và những nhóm động vật di cư khác đều có xu hướng tránh được các đường dây điện dọc theo những địa hình mà chúng băng qua. Các nhà khoa học cho rằng việc tránh được các loại cáp điện có thể là do các loài động vật có khả năng nhìn thấy được ánh sáng tia cực tím. Mặc dù con người không nhìn thấy được, nhưng có giả thuyết cho rằng các loài động vật này nhìn thấy những đường dây điện như những sợi dây dài phát ra ánh sáng nhấp nháy chói sáng một cách đáng sợ. Không có gì là lạ khi chúng phải tránh xa những sợi dây đó! Biết được điều này sẽ giúp cho các nhà quy hoạch năng lượng trong tương lai đảm bảo rằng việc di cư của các loài động vật không bị cản trở hoặc gián đoạn.
Nhận thức ngoại cảm
Thậm chí một số người có thể trải nghiệm những hiện tượng mà phần lớn chúng ta không cảm nhận được bằng giác quan của chúng ta.
Có bài viết cho rằng sau khi họa sĩ thuộc trường phái ấn tượng Claude Monet được phẫu thuật đục thủy tinh thể vào năm 1923, một số người nghĩ rằng ông đã trở nên có khả năng phát hiện nhiều màu sắc trên quang phổ tia cực tím, và kết quả là bức tranh của ông đã có một chút thay đổi.
Người ta nói rằng sau khi phẫu thuật xong, những bức tranh về hoa súng của ông tràn ngập một ánh sáng màu xanh lam. Nhận thức thị giác của ông về thế giới trở nên xanh và tím hơn trước – đây là khả năng nhìn thấy các màu trong khoảng tia cực tím (tia cực tím có bước sóng ngắn mà mắt người bình thường không nhìn thấy được). 
Loại tế bào hình nón thứ 4 trong mắt khiến cô thấy được 99 triệu màu sắc vượt trội hơn đa phần chúng ta.
Concetta Antico là một nghệ sĩ người Úc sở hữu một loại gen quý hiếm làm cho cô có thị lực siêu nhân. Cô được các nhà khoa học gọi là tetrachromat (người siêu thị lực). Cô có loại tế bào hình nón thứ 4 trong mắt khiến cô thấy được 99 triệu màu sắc vượt trội hơn đa phần chúng ta. Tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc và rất thú vị thể hiện tầm nhìn của cô cũng như về thế giới kính vạn hoa mà cô nhìn thấy được.
Phân tích vầng hào quang
Chắc chắn có những người tuyên bố rằng mình có thể nhìn thấy hoặc phát hiện ra nguồn năng lượng phát ra từ con người, hay còn gọi là những vầng hào quang. Khái niệm cổ xưa thường gắn liền với tâm linh, vầng hào quang được cho là một trường bức xạ ánh sáng tỏa ra xung quanh cơ thể một người. Mọi người thường thể hiện thái độ hoài nghi về hào quang và việc nhìn thấy hào quang, và họ cho rằng những người có thể cảm nhận được những vầng hào quang là do những hiệu ứng xảy ra trong não bộ của họ, có khả năng bắt nguồn từ bệnh động kinh, hội chứng cảm giác kèm (synesthesia) hoặc chứng đau nửa đầu.
Phương pháp chụp ảnh photographic plate của nhiếp ảnh gia người Nga Kirlian đã củng cố thêm cho giả thuyết về con người phát ra hào quang. Đây là một kỹ thuật chụp ảnh cho thấy một trường điện thế cao được tạo ra xung quanh một người. Hình ảnh đầy ấn tượng này minh họa cho những gì mà nhiều người gọi là những vầng hào quang.
Khi khoa học và công nghệ phát triển, nó sẽ giúp tầm nhìn của chúng ta được mở rộng hơn bằng nhiều hình thức, để chúng ta không bị mù mờ trước những điều kỳ diệu và trước thế giới vô hình xung quanh chúng ta.
http://vietdaikynguyen.com/v3/53919-nhin-thay-nhung-thu-vo-hinh-nhung-gi-mat-thuong-khong-nhin-thay-duoc

Dịch từ nguyên bản tiếng Anh dưới đây

                         *****

Bấm vào ô vuông để nghe


headphonefunny_thumb1Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen

Seeing the Unseen: What Our Human Eyes Don’t Show Us

The universe juːnɪˌvɜː(r)s is full of mysteries that challenge our current knowledge lɪdʒ/.
 In "Beyond Science" Epoch Times collects stories about these strange phenomena/fəˈmɪnə/ to stimulate the imagination and open up previously undreamed of possibilities. Are they true? You decide.

Humans—with our robot rovers on faraway planets, our advanced nuclearnjuːkliə(r)/ technology, and our instant global communication—often assume ourselves to be masters of our universe. Yet an entire hidden dimension exists around us which we do not often detect. We live  /lɪv/  in a world of unseen phenomena because our eyes only respond to the visible spectrumspektrəm/.
The world around us is comprised of energy
enə(r)dʒi/ but we cannot touch it or see it, and instead we use technology to detect energy ranges on the invisible spectrum, such as electromagnetic /ɪˌlektroʊmæɡˈnetɪk/ fields, infrared rays, and ultraviolet light. We know wireless Internet exists because we connect to it with our devices /dɪˈvaɪs/ , but we cannot see it permeating pɜrmiˌtɪŋ/ our environment /ɪnˈvaɪrənmənt/.
In the 17th century, physicist and mathematician mæθ(ə)məˈʃ(ə)n/ Isaac Newton, experimenting with optics, first used the word spectrum—Latin  for apparition æpəˈrɪʃ(ə)n/—to describe the effect  /ɪˈfekt/ of a prism scattering sunlight into a rainbow of colors. He realized there were phenomena that we cannot detect with our eyes.
Birds and other animals can detect and use the Earth’s electromagnetic fields to navigate and hunt.
Unlike many animals’ and insects’ eyes, the typical human eye will see only certain wavelengths of light on the electromagnetic spectrum. There are spectacular /spekˈtækjələr/  color variations
 which we cannot see that animals detect readily. For instance, bees can detect ultraviolet light, which they use /juz/to identify flowers. What’s more, last year a study in the journal Science revealed that flowers and bees may communicate with one another using bioelectromagnetics. Similarlysɪmɪlərli/, birds and other animals can detect and use the Earth’s electromagnetic fields to navigate and hunt.
 Seeing the Unseen
Animals are masters of seeing the unseen, detecting what we cannot, and using it as a tool of survival. Using magnetoception, many creatures sense magnetic fields to determine direction, altitude, and location, which they then use to orient themselves and even migrate. Magnetoception is used by birds, turtles, foxes, and even bacteria /bækˈriə/!
In one study, red foxes were observed hunting for mice by jumping in attack. To the surprise of scientists, the foxes were found to be helped along by the Earth’s magnetic field. Displaying a clear preference pref(ə)rəns/, the foxes often pounced on prey from a certain magnetic direction—roughly north-east—and when they came from that direction they were more often successful.
Bizarrely /bɪˈzɑrli/, a study conducted by an international team of scientists found that domesticated dogs seem to defecate 
defəˌkeɪt/in alignment /əˈlaɪnmənt/ to geomagnetic fields.
It has also been shown that migratory /ˈmaɪɡrəˌri/ animals, such as robins /nz/, can be impacted by man-made electromagnetic “noise,” as evidenced in a study published in the journal Nature. The European robins were captured and made to fly out of a funnel-shaped cage.
When exposed to electromagnetic noise by scientists, the birds became disoriented, flew in many directions, and were largely unable to escape the funnel. When they were protected from the noise by a Faraday cage (a metal, conductive shielding enclosure
/ɪnˈkloʊʒər/), their internal  /ɪnˈtɜrn(ə)l/ compasses began working again, and they were able to easily exit  eksɪt/ the funnel fʌn(ə)l/.
The Terror /ˈterər/ of Ultravioletʌltrəˈvaɪ(ə)lət/
In what seems like extra-sensory perception to humans, reindeer reɪnˌdɪr/ and other migratory herd /hɜrd/animals tend to stay clear of the power lines that cross the landscape. Scientists say the avoidance/əˈvɔɪdəns/ of the power cables is likely due to the animals’ ability to see ultraviolet light. Even though it’s not visible to humans, it’s suspected the animals see the power lines as long bands of terrifying, randomly flashing, and bright light. It’s no wonder they steer clear! Knowing this should help future power planners ensure  /ɪnˈʃʊr/ the migrations /maɪˈɡreɪʃ(ə)n/ are not hampered or interrupted.
Extra Sensory Perception
Even some humans are able to experience what is often shielded from the rest of us by our senses.
It has been reported that after Impressionist painter Claude Monet had cataract surgery on his eyes in 1923, some think he became able to detect colors on the ultraviolet spectrum, and as a result his paintings changed slightly.
Claude Monet
It is said that after the operation, his paintings of water lilies possessed a blue tinge—his visual perception of the world had an ultraviolet blue cast to it.
tetrachromat
She has a fourth receptor in her eyes which enables her to see 99 million more colors than other people.

Concetta Antico is an Australian artist who possesses a rare genotype which makes her a tetrachromat. She has a fourth receptor in her eyes which enables her to see 99 million more colors than other people. Her exciting, colorful art demonstrates her visual range and the kaleidoscopic /kəˌlaɪdəˈskɒpɪk/ world she enjoys.
 Reading Auras /ˈɔrəz /
Certainly there are those who claim to be able to see or detect human-projected energies, otherwise known as auras. An ancient concept often linked with spirituality/ˌspɪrɪtʃuˈæləti/, the aura is believed to be a field of luminous lumɪnəsradiation around a person. The idea of aura and aura detection is often met with skepticism, and it is contended that people may perceive auras because of effects within their own brains, potentially /pəˈtenʃəli/  stemming from epilepsy /ˈepɪˌlepsi/synesthesia /ˌsɪnəsθiʒə/, or migraines maɪˌɡreɪn/..

aura
Support for aura detection comes in the form of Kirlian photography /fəˈtɑɡrəfi/.  This is a technique /tekˈnik/ which captures images ɪmɪdʒɪz/ of electrical 
/ɪˈlektrɪk(ə)l/ discharges of an object
/ˈɑbdʒəkt/. The striking imagery illustrates what many people describe as auras. 

As science and technology progress, our eyes are opened to the many ways in which we remain blind to the amazing, invisible world around us.

Nguồn :imes.com/n3/1344291-seeing-the-unseen-what-our-human-eyes-dont-show-us/