Sunday, May 31, 2015

TẠI SAO TRẺ EM ...

Tại sao trẻ em mất dần khả năng khi chúng lớn lên?
Tác giả: Đồng Vân
[Chanhkien.org] Người ta thường cho rằng khi con người ta lớn lên, kiến thức của họ tăng lên và khả năng của họ cũng được cải thiện. Liệu có đúng như vậy không?
Theo một nghiên cứu khoa học công bố ngày 17 tháng 5 năm 2002, các nhà khoa học tại Đại học Minnesota (Mỹ), Đại học Sheffield và Đại học College London (Anh) đã làm thí nghiệm với những đứa trẻ 6 tháng tuổi, 9 tháng tuổi, và người lớn về khả năng phân biệt những gương mặt người khác nhau, cũng như các động vật, chẳng hạn khỉ. Kết quả cho thấy khi trẻ em lớn lên, khả năng phân biệt các gương mặt, đặc biệt gương mặt các loài thú của chúng dần dần giảm bớt. Lấy ví dụ, những đứa trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể phân biệt gương mặt các con khỉ một cách rất dễ dàng; trong khi đối với những đứa trẻ 9 tháng tuổi, khả năng này giảm xuống chỉ bằng mức phân biệt gương mặt người. Ngược lại, khả năng phân biệt các gương mặt người là như nhau với cùng nhóm tuổi.


Thật thú vị, năng lực của những đứa trẻ không chỉ hạn chế trong các lĩnh vực này. Nghiên cứu đã cho thấy trong khi những đứa trẻ 6 tháng tuổi có thể phân biệt gần 11 thứ tiếng, những đứa trẻ 9 tháng tuổi chỉ có thể phân biệt được ngôn ngữ mẹ để của chúng mà thôi.
Nghiên cứu của Đại học McMaster ở Canada cũng ủng hộ những phát hiện này. Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng mặc dù trẻ sơ sinh cần thời gian để thích nghi, chúng nhanh chóng sở hữu khả năng phân biệt đủ loại gương mặt. Khả năng của một người lớn khi phân biệt các gương mặt động vật, đặc biệt những loại không quen thuộc, là thấp hơn rất nhiều khả năng phân biệt các gương mặt người. Còn với trẻ em, khả năng của chúng khi phân biệt các gương mặt, dù là người hay động vật, là tương đương nhau.

Nghiên cứu này đã nói lên rằng: Mặc dù kiến thức dường như được tích lũy khi con người lớn lên, nhiều khả năng thực sự đã thoái hóa. Có nhiều trường hợp các thần đồng lại chỉ đạt được những thành quả tầm thường khi chúng lớn lên. Điều này là vì quá trình học hỏi cũng là một quá trình tích lũy quan niệm. Thực ra, trong các kiến thức được giảng dạy trong hệ thống giáo dục, liệu có bao nhiêu là hiểu biết chân chính về tự nhiên và xã hội? Kết quả là, con đường tìm kiếm chân lý đã trở nên gian nan và dài đằng đẵng.
Trên thực tế, đủ loại định kiến và quan niệm sai lầm, chẳng hạn như sự ích kỷ, đã được con người ta tích lũy hàng ngày một cách vô thức. Dần dần, khi họ lớn lên, đủ loại nhân tố sẽ trở nên cắm rễ sâu, và bản tính thiện lương của con người gần như bị mai một. Cũng giống như một mảnh vải sạch màu trắng. Một khi bị nhúng vào thùng thuốc nhuộm, nó rất khó để khôi phục trở lại màu sắc ban đầu.

Khi con người trưởng thành, họ không chỉ mất đi sự thuần khiết lúc sinh ra, mà còn lu mờ trí tuệ. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng bản tính thiện lương chỉ có thể được bảo tồn hoàn hảo khi người ta tách xa khỏi những quan niệm ô nhiễm ngay từ khi còn rất trẻ. Đây cũng là con đường duy nhất để sở hữu trí tuệ vĩ đại. Tuy nhiên, rất khó để đạt được điều này.

Trên thực tế, con đường tu luyện từ xưa tới nay trong lịch sử loài người chính là con đường “phản bổn quy chân”, một quá trình trở về bản tính lương thiện và thuần khiết của sinh mệnh.
http://chanhkien.org /2011/07/tai-sao-tre-em-mat-dan-kha-nang-khi-chung-lon-len.html

NGHE       Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen 

Why Do Infants Gradually Lose Their Abilities As They Grow Up ?         Author:  Tongyun

PureInsight | July 15, 2002

It is generally accepted that as people grow up, their knowledge increases and their abilities improve. Is this really the case?
According to a recent scientific study published on May 17, scientists from the University of Minnesota (US), the University of Sheffield and University College London (UK) tested 6-month old infants, 9-month old infants, and adults on their ability to differentiate between faces of different human beings, as well as those of different animals such as monkeys. The results showed that as infants grow older, their abilities to differentiate faces, especially faces of animals, gradually degrade. For example, infants under 6-months old were able to differentiate monkeys’ faces very easily; while for 9-month old infants, such an ability dropped to the same level as differentiating between the faces of human beings. In contrast, the ability to differentiate between the faces of human beings was the same for both age groups.
Interestingly enough, the infants’ capabilities are not just limited to these areas. Research showed that while 6-month old infants could differentiate almost eleven languages, 9 to 12 month old infants could only differentiate within their own initial language
Research from McMaster University in Canada also supports these findings. Researchers found that although newborns need some time to adapt, they quickly possessed the ability to differentiate all kinds of faces. An adult’s ability to differentiate between the faces of animals, especially those unfamiliar ones, were significantly lower than the ability to differentiate between the faces of human beings. For an infant, however, its abilities to differentiate faces, animals or humans, were equally excellent.
This research tells us one thing: although knowledge seems to accumulate as people grow up, many abilities actually decline. There are many cases of prodigies growing up into adults of mediocre achievements all around us. This was because their process of learning is also the process of acquiring notions. The fact is, among the knowledge that is taught in the educational system, how much of it is the true understanding of nature and society? As a consequence, the path of learning the truth becomes arduous and lengthy.
As a matter of fact, all kinds of prejudices and flawed notions, such as selfishness, that people have, are also unconsciously accumulated day by day. By the time a person grows up, however, all sorts of such elements become even more deeply rooted, and the virtuous nature of human beings is almost completely buried. It is just like a piece of clean, white cloth. Once it is dipped into a jar of dye, it is hard to restore it to its original color.
As a person grows up, they do not only lose their inborn purity, but also their wisdom. We can imagine that virtue can be preserved only if one is kept away from being contaminated by incorrect notions at a very young age. This is also the only way to possess great wisdom. However, it is very hard to achieve this.
In reality, cultivation practice throughout human history is a path of “returning to the origin”, a course of returning to life’s pure and virtuous nature.

http://www.pureinsight.org/node/206