Wednesday, September 2, 2015

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG TÁC CHIẾN ĐIỆN TỬ CỦA NGA Ở UKRAINE

Mỹ lợi dụng Ukraine tìm tử huyệt Nga 

 Một Thế Giới  01-09-2015

My loi dung Ukraine
Ukraine có thể giúp Mỹ giải tỏa cơn đau đầu về khả năng tác chiến điện tử siêu việt của Nga.-
Tử huyệt mang tên Ukraine Thời gian qua, Mỹ đã công khai cử binh sĩ sang Ukraine giúp huấn luyện lực lượng của Kiev. Tư lệnh Lục quân Mỹ tại châu Âu, Trung tướng Ben Hodges thừa nhận người Mỹ cũng học được rất nhiều từ binh sĩ Ukraine, những người đang chiến đấu với lực lượng đòi độc lập được Nga hậu thuẫn.
Lực lượng Ukraine đang phải đối phó với các khả năng tác chiến điện tử đáng gờm của Nga, mà ngay cả lục quân Mỹ cũng phải bối rối.
Tướng Ben Hodges bình luận rằng binh sĩ Mỹ huấn luyện người Ukraine và học hỏi được nhiều điều từ người Ukraine. Theo tướng Mỹ, 1/3 binh sĩ Ukraine đã phục vụ trong vùng chiến sự. Họ đã được trải nghiệm khả năng tác chiến điện tử như thu thập thông tin hay gây nhiễu của người Nga. Đây chính là những kinh nghiệm mà người Mỹ rất cần.
Ông Hodges thừa nhận quân đội Mỹ học hỏi từ người Ukraine về khả năng tác chiến điện tử của Nga như tầm, chủng loại gây nhiễu và cách thức tiến hành.
Bản thân tướng Hodges đã mô tả chất lượng và sự tinh xảo của hệ thống tác chiến điện tử Nga là "khó chịu".
Theo giới chuyên gia Mỹ, Nga vẫn duy trì khả năng phá hủy các mạng chỉ huy-kiểm soát qua gây nhiễu liên lạc vô tuyến, radar và các tín hiệu GPS.
Trái ngược với Mỹ, Nga có các đơn vị lớn chuyên về tác chiến điện tử để tấn công điện tử, gây nhiễu liên lạc, radar và các mạng chỉ huy-kiểm soát dưới mặt đất.
Mặc dù binh sĩ Ukraine thiếu trang thiết bị bảo vệ mình trước hình thức tấn công này, nhưng kiến thức của quân đội Ukraine, do từng là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, giúp họ biết cách thức Nga tác chiến và binh sĩ nước này cũng đã học được cách tác chiến khi bị gây nhiễu.
Đó là điều mà lực lượng trên bộ của Mỹ có thể học hỏi.
Giới chuyên gia Mỹ giải thích việc người Nga chú trọng tác chiến điện tử vì giao thức chiến tranh này đạt hiệu quả cao, khó giám sát và ít có khả năng được xem như hành động xâm lược công khai, và như vậy, ít có khả năng kích động sự giận dữ của cộng đồng quốc tế.
Trong giao chiến, lực lượng Nga có thể ngăn chặn khả năng đáp trả của mục tiêu nhờ chế áp điện tử. Lực lượng Ukraine sẽ không thể phối hợp để phòng thủ chống lại rốc-két và tên lửa bay tới, hoặc đáp trả.
Một chuyên gia về tác chiến điện tử của Mỹ mới đây thừa nhận trên tờ Tin tức Quốc phòng rằng Mỹ chưa có khả năng lớn về tấn công điện tử, rằng người Mỹ có thể nghe lén cả ngày, nhưng không thể ngăn chặn chỉ 1/10 cuộc tấn công của đối phương (Nga-PV).
Người Mỹ đi sau
Một Đại tá Mỹ chuyên về tác chiến điện tử, Jeffrey Church thừa nhận kể từ Chiến tranh Lạnh, các “kẻ thù” của Mỹ tiếp tục hiện đại hóa khả năng tác chiến điện tử.
Quan chức này cho rằng việc trang bị cho lục quân các thiết bị tác chiến điện tử là "ưu tiên số 1" để có đủ khả năng chống lại bất kỳ kẻ thù nào.
Tuy nhiên, trọng tâm của chương trình cho tới những năm gần đây mới chí tập trung vào việc phá sóng radio nhằm chống lại các thiết bị nổ tự tạo (IED) vốn được phiến quân ở Afghanistan thường xuyên sử dụng để cài ven đường và gây thương vong lớn cho quân đội Mỹ cùng đồng minh.
Thực tế thì lục quân Mỹ cũng chỉ “ứng biến” chứ chưa có chương trình dài hơi và chính thức.
Tại Afghanistan, Lục quân Mỹ sử dụng một vài máy bay C-12 trang bị các thiết bị gây nhiễu CEASAR để phá sóng radio của lực lượng nổi dậy, và hai hệ thống cố định - máy gây nhiễu GATOR và Duke V2 EA - để phá sóng radio và các tháp phát sóng.
Theo ông Griffin, binh sĩ Mỹ ở Afghanistan sử dụng GATOR - nhằm bảo vệ các căn cứ tác chiến tiền tiêu - để phá các tháp phát sóng khi tuần tra hoặc huấn luyện lực lượng Afghanistan, để lực lượng này có thể tự do cơ động trong khi đối phương không bắt được tín hiệu liên lạc.
Trung tá Griffin cho biết Lục quân Mỹ có tổng cộng 813 chuyên viên về tác chiến điện tử, nhưng cũng chủ yếu là nắm lý thuyết. Trong doanh trại, các binh sĩ này thường được bố trí công việc khác, khiến cho EW (viết tắt của Electronic Warfare – Tác chiến điện tử) được nói đùa là chữ viết tắt của "Nhân viên bổ sung" (extra worker).
Mỹ đang có chương trình phát triển tác chiến điện tử mang tên MFEW (tác chiến điện tử đa năng) nhằm thiết kế các cảm biến và máy gây nhiễu tinh vi và mạnh, triển khai trên không, trên các phương tiện mặt đất và ở những vị trí cố định.
Tuy nhiên, phải đến năm 2023 các thiết bị mới bắt đầu có khả năng tác chiến và tới năm 2027 mới hoạt động đầy đủ.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng 3 đã thành lập bộ phận giải quyết những thiếu hụt về tác chiến điện tử và cơ quan này đã thảo luận việc đẩy nhanh thời gian biểu của MFEW.
Giới chuyên gia Mỹ thừa nhận, những kinh nghiệm về tác chiến điện tử mà Mỹ thu nhận được ở Iraq và Afghanistan là không đáng kể bởi “kẻ thù” ở đây không mạnh, không được tổ chức và trang bị tốt như Nga.
Theo đó, Mỹ sẽ tập trung vào Ukraine bởi ở đây người Mỹ mới rút ra nhiều kinh nghiệm cần thiết thông qua…binh sĩ Ukraine, không chỉ về tác chiến điện tử mà còn về nhiều lĩnh vực khác.
Theo Long Minh/ Báo Đất Việt