Tổng hợp BBC*RFI*VOA* RFA
Quân đội VN lần đầu tiên giới thiệu hoả tiễn Extra vào tháng 5/2015.
(Ảnh chụp trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh)
Phóng sự đặc biệt ( *) của phóng viên Greg Torode /Reuter dẫn nguồn tin từ giới chức phương Tây, gồm các nhà ngoại giao và quan chức quân đội, nói với Reuters rằng thông tin tình báo cho thấy Hà Nội đã vận chuyển các giàn phóng tên lửa từ đất liền tới năm căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây, một động thái có thể khiến căng thẳng với Bắc Kinh.
Các bệ phóng hỏa tiễn EXTRA do Israel sản xuất đã được giấu để không bị phát hiện từ trên không và chưa được lắp đầu đạn, nhưng có thể được đưa vào hoạt động với đạn pháo tên lửa trong vòng hai hoặc ba ngày, theo ba nguồn nói với Reuters. Các giàn phóng tên lửa di động mới có khả năng tấn công đường băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc.
Hãng tin này cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thông tin này là "không chính xác", mà không giải thích gì thêm.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc được gửi Reuters qua fax:
"Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Sa và các vùng nước lân cận.Trung Quốc kiên quyết phản đối quốc gia chiếm đóng phi pháp một phần Nam Sa của Trung Quốc, và lại tiến hành xây dựng và điều động quân sự phi pháp ở các đảo và đá ngầm bị chiếm đóng phi pháp tại Nam Sa."
Hoa Kỳ nói đang theo dõi chặt chẽ diễn biến này.
"Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các bên tuyên bố có chủ quyền tại Biển Nam Trung Hoa tránh có hành động gây căng thẳng, thực hiện các bước thiết thực để xây dựng lòng tin, tăng cường những nỗ lực để tìm các giải pháp ngoại giao và hòa bình cho tranh chấp", một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.
Bản tin đưa ra giữa lúc phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Elizabeth Trudeau hôm 9/8 được báo chí yêu cầu bình luận về những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy các kho máy bay được gia cố của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, Đá Xu bi, và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.
Bà Trudeau cho biết Hoa Kỳ cũng đang theo dõi sát hoạt động của các tàu Trung Quốc quanh các hòn đảo có tranh chấp tại Biển Hoa Đông. Bà nói chuỗi đảo mà Nhật gọi là Senkaku nằm dưới sự quản lý hành chính của Nhật Bản từ năm 1972 và thuộc phạm vi bảo vệ của hiệp ước phòng thủ song phương giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản./.
( *)
Quân đội VN lần đầu tiên giới thiệu hoả tiễn Extra vào tháng 5/2015.
(Ảnh chụp trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh)
Phóng sự đặc biệt ( *) của phóng viên Greg Torode /Reuter dẫn nguồn tin từ giới chức phương Tây, gồm các nhà ngoại giao và quan chức quân đội, nói với Reuters rằng thông tin tình báo cho thấy Hà Nội đã vận chuyển các giàn phóng tên lửa từ đất liền tới năm căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây, một động thái có thể khiến căng thẳng với Bắc Kinh.
Các bệ phóng hỏa tiễn EXTRA do Israel sản xuất đã được giấu để không bị phát hiện từ trên không và chưa được lắp đầu đạn, nhưng có thể được đưa vào hoạt động với đạn pháo tên lửa trong vòng hai hoặc ba ngày, theo ba nguồn nói với Reuters. Các giàn phóng tên lửa di động mới có khả năng tấn công đường băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc.
Hãng tin này cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thông tin này là "không chính xác", mà không giải thích gì thêm.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc được gửi Reuters qua fax:
"Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Sa và các vùng nước lân cận.Trung Quốc kiên quyết phản đối quốc gia chiếm đóng phi pháp một phần Nam Sa của Trung Quốc, và lại tiến hành xây dựng và điều động quân sự phi pháp ở các đảo và đá ngầm bị chiếm đóng phi pháp tại Nam Sa."
Hoa Kỳ nói đang theo dõi chặt chẽ diễn biến này.
"Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các bên tuyên bố có chủ quyền tại Biển Nam Trung Hoa tránh có hành động gây căng thẳng, thực hiện các bước thiết thực để xây dựng lòng tin, tăng cường những nỗ lực để tìm các giải pháp ngoại giao và hòa bình cho tranh chấp", một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.
Bản tin đưa ra giữa lúc phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Elizabeth Trudeau hôm 9/8 được báo chí yêu cầu bình luận về những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy các kho máy bay được gia cố của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, Đá Xu bi, và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.
Bà Trudeau cho biết Hoa Kỳ cũng đang theo dõi sát hoạt động của các tàu Trung Quốc quanh các hòn đảo có tranh chấp tại Biển Hoa Đông. Bà nói chuỗi đảo mà Nhật gọi là Senkaku nằm dưới sự quản lý hành chính của Nhật Bản từ năm 1972 và thuộc phạm vi bảo vệ của hiệp ước phòng thủ song phương giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản./.
( *)