Sunday, June 16, 2019

HỒNG KÔNG : DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH

1. Hồng Kông: một thanh niên quyên sinh để phản đối tới cùng dự luật dẫn độ



Một thanh niên Hồng Kông đã tự vẫn tại một trung tâm thương mại đang xây dựng sau khi giương cao biểu ngữ phản đối dự luật dẫn độ gây bất bình trong công chúng Hồng Kông.(Ảnh: Apple Daily)



Người thanh niên này được tờ Apple Daily của Hồng Kông mô tả là một người chừng 30 tuổi, đã trèo lên giàn giáo xây dựng vào chiều thứ Bảy tại trung tâm thương mại Pacific Place, treo biểu ngữ phản đối dự luật dẫn độ và sau đó quyên sinh để thể hiện sự kiên quyết phản đối dự luật gây phẫn nộ trong công chúng.
Vào sáng thứ Bảy, bà Carrie Lam, trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông, đã tuyên bố hoãn thảo luận dự luật dẫn độ. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thể làm hài lòng những người phản đối, họ yêu cầu chính quyền phải rút lại dự luật và tuyên bố sẽ tiếp tục biểu tình.
Theo Apple Daily, trước khi tự vẫn, người thanh niên 30 tuổi đã giương cao biểu ngữ lên án dự luật dẫn độ và kêu gọi bà Lam từ chức, đồng thời tố cáo nữ đặc khu trưởng là kẻ “giết chết Hồng Kông”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/16-6-the-gioi-dem-qua-mot-thanh-nien-hong-kong-quyen-sinh-de-phan-doi-toi-cung-du-luat-dan-do.html

2. Hàng chục ngàn người Hồng Kông dự kiến biểu tình yêu cầu lãnh đạo thân Bắc Kinh từ chức



Người biểu tình cầm ô màu vàng yêu cầu chính quyền hủy bỏ dự luật dẫn độ với Trung Quốc, tại Hồng Kông ngày 9/6/2019. (Ảnh: Reuters/Thomas Peter)
Hàng chục ngàn người dự kiến sẽ xuống đường hôm nay – Chủ nhật ngày 16/6, để yêu cầu trưởng đặc khu Hồng Kông Carrie Lam từ chức, một ngày sau khi nhà lãnh đạo thân Bắc Kinh này đình chỉ dự luật dẫn độ gây tranh cãi tại thành phố.
Những người tổ chức cho biết họ hy vọng sẽ có hơn một triệu người tham gia vào cuộc biểu tình, tương tự như con số mà họ ước tính trong một cuộc biểu tình trước đó để chống lại dự luật dẫn độ.
Nếu dự luật này được thông qua, người Hồng Kông lo ngại rằng đây sẽ là “dấu chấm hết” cho nền tư pháp của thành phố, người dân đảo có nguy cơ bị Trung Quốc bắt giữ và đem đến xét xử ở đại lục, nơi nổi tiếng có tình trạng tra tấn và xét xử bất công.
Theo dự luật này, du khách quốc tế đến Hồng Kông cũng có thể bị dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, điều này đặt ra mối nguy hiểm không chỉ cho người Hương Cảng mà còn cả công dân các nước.
Michael C. Davis, một chuyên gia thuộc Trung tâm Wilson chuyên về các vấn đề quốc tế và nghiên cứu châu Á, cho biết: “Không chỉ tác động tới người dân Hồng Kông địa phương, dự luật thậm chí đe dọa cả người nước ngoài, vì Hồng Kông là một trung tâm và thành phố quốc tế, và tất cả những người nước ngoài nói bất cứ điều gì không tốt về chính phủ Trung Quốc cũng có thể bị đẫn độ”.
Đặc khu trưởng Hồng Kông, Carrie Lam và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: AP)
Khi tuyên bố hoãn vô thời hạn dự luật dẫn độ vào thứ Bảy, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) được hỏi liệu bà có từ chức hay không, tuy nhiên bà tránh trả lời trực tiếp và kêu gọi công chúng “cho chúng tôi một cơ hội khác”.
Claudia Mo, một nhà lập pháp ủng hộ dân chủ tham gia biểu tình hôm Chủ nhật, nói với Reuters: “Nếu bà ta từ chối rút bỏ hoàn toàn dự luật gây tranh cãi này, điều đó đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ không rút lui. Bà ấy còn ở lại, thì chúng tôi còn ở lại.”
Minh Hòa
ttps://www.dkn.tv/the-gioi/hang-chuc-ngan-nguoi-hong-kong-du-kien-bieu-tinh-yeu-cau-lanh-dao-than-bac-kinh-tu-chuc.html

3. Trung Quốc từ bỏ dự luật dẫn độ Hồng Kông trước Thượng đỉnh G-20


Dự luật gây tranh cãi sẽ cho phép dẫn độ từ Hồng Kông sang Trung Quốc đại lục đã bị trì hoãn bởi sự phản đối lan truyền như cháy rừng giữa các cư dân, các tập đoàn của thành phố và trên trường quốc tế, theo Nikkei.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có vẻ như kiềm chế tình hình trước khi ông tới tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 20 (G-20) tại Osaka, Nhật Bản vào cuối tháng này. Nhưng các nhà hoạt động Hồng Kông có thể táo bạo tăng gấp đôi yêu cầu của họ rằng dự luật sẽ bị hủy bỏ hoàn toàn sau chiến thắng ban đầu của họ.
Lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) dường như không mong sự phản đối dự luật gây tranh cãi lan rộng. Nhiều người Hồng Kông, vốn đã quen với một hệ thống tư pháp dựa trên mô hình của Anh, cảnh giác với các công tố viên và tòa án do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát.
Dự luật đã nhanh chóng làm dấy lên những lo ngại rằng Hồng Kông có thể mất độc lập tư pháp, dẫn đến sụp đổ chính sách “một quốc gia, hai chế độ” điều đã mang lại cho thành phố quyền tự chủ đáng kể từ Trung Quốc đại lục.
Bà Lâm trước đó đã cố gắng thúc đẩy dự luật thông qua theo kế hoạch thậm chí sau khi số lượng người biểu tình phản đối đã lên tới 1 triệu người, các nhà tổ chức cho biết. Hội đồng Lập pháp nói rằng họ sẽ bỏ phiếu thông qua trước thời hạn vào thứ Năm (13/5), khiến gia tăng sự phản đối từ người dân Hồng Kông.
Hàng trăm bà mẹ phản đối dự luật dẫn độ sau cuộc biểu tình bạo lực hôm thứ Tư tại Hồng Kông vào thứ Sáu, ngày 14/6/2019. Sự bình tĩnh dường như đã quay trở lại ở Hồng Kông, sau nhiều ngày phản đối của các sinh viên và các nhà hoạt động nhân quyền phản đối dự luật cho phép nghi phạm được xét xử tại tòa án ở Trung Quốc đại lục. (Ảnh: AP Photo/Vincent Yu)
Việc cảnh sát mạnh tay đối với các cuộc biểu tình đã làm nguy hại hơn cho sự nghiệp của bà Lâm. Nhà chức trách đã sử dụng đạn cao su và khoảng 150 vòng hơi cay để giải tán đám đông, nhằm ngăn chặn sự tái diễn của Phong trào Ô năm 2014, sự kiện các sinh viên ủng hộ dân chủ đã chặn các đường phố lớn trong nhiều tuần. Hơn 80 người đã nhập viện trong vụ đàn áp.
Bắc Kinh đổ lỗi cho các thế lực nước ngoài đã kích động các cuộc biểu tình. Trong khi đó, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã tranh luận liệu Hoa Kỳ có nên xem xét lại các đặc quyền thương mại mà họ đã cấp cho Hồng Kông hay không.
Khoảng 1.300 công ty của người Mỹ có trụ sở ở Hồng Kông. Điều này khiến Bắc Kinh lo ngại rằng Washington dùng các mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với thành phố như một công cụ ngoại giao.
 Tình hình chính trị ở Hồng Kông cũng có dấu hiệu ảnh hưởng tới Đài Loan. Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, người duy trì quan điểm cứng rắn về sự phân chia rõ ràng giữa hòn đảo và đại lục, vào thứ Năm, bà đã được chính thức chọn làm ứng viên của Đảng Dân Tiến cầm quyền tiến bước vào cuộc đua tổng thống tiếp theo. Ứng viên đối lập, ông Terry Gou, chủ tịch của tập đoàn Foxconn, nhà lắp ráp iPhone hàng đầu – cũng ủng hộ những người biểu tình.
Với áp lực tứ bề, Bắc Kinh đã quyết định cách tốt nhất là ủng hộ trì hoãn dự luật. Dường như họ muốn chấm dứt tình trạng ở Hồng Kông trước G-20. Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính (Han Zheng), đã triệu tập bà Lâm tới Thâm Quyến để thảo luận về các bước tiếp theo, truyền thông Hồng Kông báo cáo.
                   
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông. (Ảnh: Sam Tsang/SCMP)
Các nhóm ủng hộ dân chủ Hồng Kông đã đối mặt với áp lực gia tăng sau Phong trào Ô. Trong cuộc biểu tình mới đây, đã có sự tham dự của những người trẻ tuổi hơn, gồm cả học sinh trung học và trung học cơ sở, họ muốn dự luật dẫn độ với Trung Quốc bị hủy bỏ hoàn toàn, có nghĩa là các cuộc biểu tình và sự phản kháng khác có thể kéo dài.
Quyết định trì hoãn của bà Lâm có khả năng sẽ có các hoạt động lớn hơn để chống lại các chính sách thân Bắc Kinh.
Thành Minh

 https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-tu-bo-du-luat-dan-do-hong-kong-truoc-thuong-dinh-g-20.html

 4. Cô gái ngồi thiền: Biểu tượng biểu tình ở Hong Kong

 Lam Ka Lo, 26 tuổi, được nhiều người gọi là gương mặt của phong trào biểu tình chống dự luật dẫn độ ở Hong Kong.

Cô gái này vừa nói với BBC hôm thứ Bảy rằng sẽ tiếp tục chiến đấu mặc dù trưởng đặc khu Carrie Lam đã nhượng bộ.
Chính phủ Hong Kong nói sẽ tạm thời không thúc ép thông qua dự luật dẫn độ sang Trung Quốc.
ttps://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-tu-bo-du-luat-dan-do-hong-kong-truoc-thuong-dinh-g-20.html
Lam Ka Lo trở nên nổi tiếng khi một mình cô, ngồi thiền ngay trước mặt đám đông cảnh sát chống bạo động trong đêm tối.
Nó trở thành hình ảnh nổi trội mấy ngày qua.
Lam Ka Lo đã gợi hứng cho tác phẩm của một nghệ sĩ đối kháng tại đại lục, Badiucao.

Xem hình ảnh trên Twitter

巴丢草 Badiucao
@badiucao






#Badiucao Cartoon 【HK Picnic】#巴丢草 漫画 【香港野餐】
Massive turnout for
#NoChinaExtradition protest again today!What are you waiting?Lets go picnic in Legco!
Link for Free download for protest.
https://drive.google.com/open?

Lam Ka Lo đi một mình tới quận Admiralty, nơi đặt trụ sở chính quyền, vào tối thứ Ba, vài giờ trước một cuộc biểu tình.
Khi đó, có hàng trăm người phản đối ở cùng cô, nhưng dần dần cảnh sát đến rất nhiều.
Lam Ka Lo kể: "Không ai dám tới thật gần hàng rào cảnh sát."
Thế là cô bắt đầu ngồi thiền và tụng kinh.
"Tôi chỉ muốn truyền tải năng lượng tích cực thôi."
"Người biểu tình cũng nhục mạ cảnh sát đó. Khi ấy, tôi chỉ muốn các bạn biểu tình ngồi cạnh tôi, đừng có lớn tiếng."
Vì sao người biểu tình Hong Kong xuống đường?
Lam đã đi thăm nhiều nước trên thế giới. Bốn năm trước khi thăm Nepal, cô học thiền.
Hồi năm 2014, Lam mỗi ngày đều xuống đường cùng phong trào Dù kéo dài 79 ngày.
Khi bạo lực xảy ra hôm thứ Tư, Lam nói: "Tôi cũng cảm thấy chút thù hận khi một số sinh viên bị cảnh sát làm bị thương."
Nhưng cô nói phong trào không nên làm cảnh sát căm ghét họ, và tin rằng phi bạo lực là cách tốt nhất.
"Bạo lực không giải quyết được gì đâu."
Hôm thứ Bảy, lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam đã nói sẽ tạm gác dự luật.
Nhưng Lam Ka Lo nói: "Chưa phải là thành công."
Cô muốn dự luật phải rút lại hẳn, người biểu tình phải được thả, và xung đột hôm thứ Tư phải không bị xem là gây rối.
Cô kêu gọi tiếp tục biểu tình ngày Chủ nhật.
"Tôi dùng thiền, nhưng đó không phải cách duy nhất. Mọi người đều có thể phản đối sáng tạo và có ‎ý nghĩa."
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48648195
                                        *****