Saturday, June 15, 2019

CHÍNH PHỦ HỒNG KÔNG SẼ "HOÃN" LUẬT DẪN ĐỘ

1. Quan chức Hồng Kông nói “không thể” iếp tục thảo luận về dự luật dẫn độ
Đại Kỷ Nguyên -Ông Bernard Chan, thuộc Hội đồng điều hành Hồng Kông, nói hôm thứ Sáu, rằng “không thể” tiến hành tranh luận về dự luật dẫn độ gây tranh cãi của chính phủ. 
 

Ông Chan nói với kênh RTHK rằng các quan chức cần suy nghĩ về những bước tiếp theo, Nikkei đưa tin. Cùng ngày, nhà lập pháp Michael Tien nói, ông hy vọng chính phủ sẽ hoãn lại dự luật, vì đề xuất này đã tạo ra sự lo lắng lan rộng giữa các công dân Hồng Kông. Ông nói, không có gì khẩn cấp để vội thông qua luật này.
Cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông phản đối dự luật đã được cảnh sát đáp trả bằng hơi cay, đạn cao su và các thiết bị chống bạo loạn khác. Hơn 80 người biểu tình và cảnh sát đã bị thương. Dự đoán sẽ có các cuộc đụng độ tiếp theo, chủ tịch cơ quan lập pháp tuyên bố đóng cửa vào thứ Năm và thứ Sáu nhưng không thay đổi lịch trước đó của ông là sẽ bỏ phiếu thông qua dự luật vào ngày 20/6.
Những người biểu tình cầm những bảng hiệu có nghĩa: “Không dẫn độ” và hô vang khẩu hiệu trong cuộc biểu tình vào ngày Chủ nhật ở Hồng Kông. (Ảnh: Anthony Kwan/Getty Images)

2.Cô gái 22 tuổi: Hồng Kông sẽ chấm hết nếu dự luật dẫn độ được thông qua


Đại Kỷ Nguyên  - Nhiều người Hồng Kông tin rằng "luật này rất, rất, rất nguy hiểm", xóa bỏ một cách hiệu quả ranh giới cuối cùng ngăn cách Hồng Kông và Trung Quốc đại lục theo khuôn khổ "một quốc gia, hai chế độ", nhà hoạt động Agnes Chow Ting, 22 tuổi, nói. (Ảnh: Ken Kobayashi/ Nikkei)
Trong khi những công dân Hồng Kông xuống đường biểu tình phản kháng luật dẫn độ gây tranh cãi, một nhà hoạt động dân chủ trẻ tuổi, nổi tiếng Hồng Kông đã tới Tokyo và kêu gọi sự hỗ trợ từ nước ngoài.
“Ba chiến trường lớn là trên đường phố Hồng Kông, trong Hội đồng Lập pháp (LegCo) và cộng đồng quốc tế”, cô Agnes Chow Ting, nói với Nikkei Asian Review hôm thứ Năm (13/6). Chow đã chủ động tham gia vào chiến trường thứ ba.
Ước tính có 1 triệu người tuần hành ở Hồng Kông vào Chủ nhật để lên tiếng phản đối luật đề xuất được Bắc Kinh ủng hộ.
Chow là một thành viên sáng lập của nhóm chính trị Hồng Kông Demosisto, cô đã thừa nhận một triển vọng ảm đạm, “Hồng Kông sẽ chấm hết nếu dự luật thực sự được thông qua”.
Chow, nhà hoạt động 22 tuổi, đã đi cả đêm tới Tokyo để gặp gỡ các học giả, sinh viên, truyền thông và hy vọng là cả các chính trị gia. Cô gái Hồng Kông, đã tự học và thông thạo tiếng Nhật, chiếm được cảm tình và tâm trí của những thính giả ở Nhật Bản. Các nhà hoạt động địa phương đã tổ chức một cuộc biểu tình tại văn phòng đại diện của chính phủ Hồng Kông hôm thứ Năm để thể hiện sự đoàn kết của họ với việc bảo vệ tự do của khu vực trong lãnh thổ Trung Quốc.
Người biểu tình Hồng Kông xuống đường chống dự luật dẫn độ với Trung Quốc. (Ảnh: sky.com)
Theo các nhà quan sát, có 3 kết quả đối với dự luật dẫn độ, gồm: Chính phủ Hồng Kông buộc thông qua dự luật hiện hành, sửa đổi trước khi thông qua, hoặc lùi lại và tạm hoãn dự luật.
Chow thừa nhận rằng, chính phủ dự kiến sẽ thúc đẩy thông qua dự luật trước khi giới lập pháp bước vào kỳ nghỉ hè vào giữa tháng Bảy. Phần lớn những chiếc ghế ở LegCo được kiểm soát bởi các nhà lập pháp thân Bắc Kinh, hầu hết trong số họ không phải trải qua lựa chọn theo hệ thống bầu cử của lãnh thổ.
“Nếu bỏ phiếu này hôm nay, nó sẽ được thông qua”, cô Chow nói về dự luật.
Chow và những người phản đối dự luật khác nói rằng, tất cả những lợi thế của Hồng Kông, bao gồm các quyền cơ bản của con người, tự do ngôn luận và có quyền xét xử công bằng, “sẽ biến mất”.
“Sự đàn áp chính trị từ chính phủ Hồng Kông và Bắc Kinh đang trở nên nghiêm trọng hơn, ít nhất chúng tôi sẽ bị chuyển tới những nhà tù ở Hồng Kông, nhưng sau khi dự luật được thông qua, chúng tôi sẽ bị chuyển tới Trung Quốc đại lục”, Chow nói. Điều đó có thể bao gồm cả Joshua Wong Chi-fung, một người đồng sáng lập Demosisto, hiện đang bị giam cầm ở Hồng Kông vì vai trò của mình trong phong trào Dù vàng năm 2014.
Chow nhận định, có sự khác biệt rõ rệt giữa những cuộc biểu tình Chiếm lĩnh Trung hoàn kéo dài 79 ngày vào năm 2014 và các cuộc biểu tình hiện tại. Cuộc biểu tình 5 năm về trước, người dân “tin tưởng trong hy vọng” – Phong trào Dù vàng – được gọi là “một cuộc đấu tranh vì dân chủ”, và nhằm giành quyền bầu cử phổ thông cho người dân Hồng Kông để bầu chọn lãnh đạo của chính họ. Nhưng bây giờ, một triệu người đã tụ tập trên đường phố “đầy tuyệt vọng”. 

https://www.dkn.tv/the-gioi/co-gai-22-tuoi-hong-kong-se-cham-het-neu-du-luat-dan-do-duoc-thong-qua.html

                                        *****
Hình ảnh về cuộc biểu tình
Nguồn : Straits Times * 


Demonstrators march during a protest against a proposed extradition law in Hong Kong, China, on Sunday, June 9, 2019. Hong Kong's Beijing-backed government faced new pressure to withdraw legislation easing extraditions to China after as many as 1 million people turned out to oppose the measure. PHOTO: BLOOMBERG



 Người biểu tình cầm các biểu ngữ phản đối luật dẫn độ phía ngoài tòa nhà quốc hội Hồng Kông. (Ảnh: Reuters)

A police officer swings his baton as he restrains a protester during the clear up after the clash outside the Legislative Council in Hong Kong after a rally against a controversial extradition law proposal in Hong Kong on early June 10, 2019. PHOTO: AFP


 A woman (C) meditates in front of a line of riot police standing guard with their shields outside the government headquarters in Hong Kong early on June 12, 2019, three days after the city witnessed its largest street protest in at least 15 years as crowds massed against plans to allow extraditions to China. PHOTO: AFP


Police officers fire tear gas towards protesters during a protest against a controversial extradition law proposal, outside Hong Kong's government headquarters on June 12, 2019. PHOTO: DPA





A protester stands in a cloud of tear gas during a protest against a proposed extradition law in Hong Kong, China, on Wednesday, June 12, 2019. Protesters flooding downtown Hong Kong to stop the government's proposed extradition law effectively presented the city's leaders with an ultimatum: back down, or risk violent clashes that could be worse than the Occupy movement in 2014. PHOTO: BLOOMBERG




4 điều cần biết về cuộc biểu tình ở Hong Kong

https://www.bbc.com/vietnamese/world-48619566


Biểu tình Hong Kong: Giới vận động và thanh niên Việt Nam nghĩ gì?


https://www.bbc.com/vietnamese/48605241