Friday, August 30, 2019

HONG KONG : TIN TỨC & HÌNH ẢNH 30-8-2019

Trung Quốc điều hàng loạt binh lính mới vào Hồng Kông


4 giờ sáng 29/8, Quân đội Trung Quốc đồn trú tại Hồng Kông luân chuyển quân

Theo Tân Hoa Xả “ đợt luân chuyển này là hoạt động định kỳ bình thường hằng năm, phù hợp với Luật Trung Quốc về đồn trú ở đặc khu, trong đó quy định lực lượng đồn trú sẽ thực hiện hệ thống luân chuyển các thành viên”.Tân Hoa Xã cũng  đăng tải những hình ảnh cho thấy quân đội trong các phương tiện quân sự đã đi vào Hồng Kông qua cửa khẩu cảng Huanggang, trong khi lực lượng hải quân Trung Quốc đã đến căn cứ ở đảo Stonecutter trước khi mặt trời mọc.

Xe quân sự chở binh sĩ Trung Quốc di chuyển vào Hồng Kông qua chốt kiểm soát biên giới ở cảng Huanggang sáng sớm 29/8 (Ảnh: Tân Hoa Xã)
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-dieu-hang-loat-binh-linh-moi-vao-hong-kong-luc-rang-sang.html


Trung Quốc: Quân đồn trú tại đặc khu không ‘khoanh tay đứng nhìn’

“Cho đến nay, dù chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông chưa cần đề nghị can thiệp từ quân đồn trú Trung Quốc nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ không làm như vậy nếu hoàn cảnh bắt buộc”, Reuters trích dẫn bài xã luận bản tiếng Anh của Nhân Dân đăng ngày 30/8.
Tờ báo khẳng định quân đội Trung Quốc ở đặc khu không phải chỉ là biểu tượng chủ quyền của Trung Quốc đối với thành phố. “Nếu tình hình trở nên xấu hơn với bạo lực và bất ổn vượt khỏi tầm kiểm soát dưới sự dàn xếp của những kẻ gây rắc rối có tư tưởng ly khai thì lực lượng đồn trú ở Hồng Kông sẽ không có lý do gì để khoanh tay đứng nhìn”, bài xã luận viết.
 https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-quan-don-tru-tai-dac-khu-khong-khoanh-tay-dung-nhin.html




Hồng Kông: Bắt đồng loạt 3 nhà hoạt động trước đợt biểu tình mới cuối tuần 31/8



Hoàng Chi Phong, Chu Đình, Andy Chan.
Hoàng Chi Phong, một gương mặt đại diện cho thúc đẩy nền dân chủ hoàn toàn ở Hồng Kông trong cuộc biểu tình năm 2014 làm tê liệt một phần thành phố trong 79 ngày. Hoàng Chi Phong mới ra tù vào tháng 6 sau thụ án 5 tuần vì tội danh khinh miệt.
“Anh ấy đột ngột bị đẩy vào một chiếc xe hơi trên phố”, Đảng Dân chủ Demosisto cho biết trên tài khoản Twitter chính thức của mình, “Hiện tại anh đã bị hộ tống tới trụ sở cảnh sát ở Loan Tể (Wan Chai)”. Một tuyên bố cho biết các luật sư của đảng Dân chủ đang làm việc về vụ án, tuyên bố nói.
Nhà hoạt động Agnes Chow
Agnes Chow (Chu Đình), sinh năm 1996, thành viên Đảng Dân chủ bị bắt tại nhà riêng, chưa rõ cáo buộc cô phải đối mặt.
Cuối ngày thứ Năm (29/8), Andy Chan, người sáng lập Đảng Quốc gia Hồng Kông đã bị cấm hoạt động, cho biết trên Facebook, anh bị giam tại sân bay quốc tế Hồng Kông và được thông báo sắp bị bắt giữ.
Hãng Reuters cho biết, cảnh sát chưa trả lời yêu cầu bình luận về cả 3 trường hợp. https://www.dkn.tv/the-gioi/hong-kong-bat-dong-loat-3-nha-hoat-dong-truoc-dot-bieu-tinh-moi.htmlh

Hong Kong: Joshua Wong và Agnes Chow bị bắt và được tại ngoại hầu tra

Joshua Wong, left, and Agnes Chow, right, at a protest in Hong Kong

Hong Kong: Hủy bỏ biểu tình sau khi nhiều người bị bắt

Hong Kong organizers cancel protests after arrest
Những người tổ chức biểu tình ở Hong Kong sẽ hủy bỏ các cuộc biểu tình vào thứ Bảy trong bối cảnh căng thẳng leo thang và có nhiều lo ngại sẽ xảy ra bạo lực.
Trong những ngày gần đây, một số nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi bật đã bị bắt, còn nhiều người tổ chức biểu tình cũng bị tấn công.     
                          CHRF convener Jimmy Sham said he was attacked at a restaurant in Kowloon yesterday by two masked men wielding at least one baseball bat and one long knife. Police said there would be an investigation. PHOTO: AGENCE FRANCE-PRESSE Left: A photo from Ch
CHRF convener Jimmy Sham said he was attacked at a restaurant in Kowloon yesterday by two masked men wielding at least one baseball bat and one long knife. Police said there would be an investigation. PHOTO: AGENCE FRANCE-PRESSE
 Với lý do lo ngại về an toàn, cảnh sát đã từ chối cấp phép cho cuộc tuần hành dự kiến diễn ra vào thứ Bảy, cũng như bác kháng nghị về quyết định này của những người tổ chức biểu tình.

https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/news/180694

Hồng Kông: Liệu Bắc Kinh có đưa quân đàn áp phong trào đòi dân chủ vào lúc này ?

…………..
Ba kịch bản chính
Mười hai tuần kể từ khi phong trào phản kháng chống lại dự luật dẫn độ sang Trung Quốc của chính quyền Hồng Kông, nhà nghiên cứu Francis Lee, chuyên gia về các phong trào xã hội, Đại Học Trung Hoa ở Hồng Kông, trong một cuộc trả lời phỏng vấn AFP, đã nêu ra « ba kịch bản chính ».
Kịch bản thứ nhất là đàn áp khốc liệt, với sự can thiệp của Quân Đội Trung Quốc hoặc các lực lượng khác từ Hoa lục.
Kịch bản thứ hai là chính quyền Hồng Kông chấp nhận các nhân nhượng quan trọng để đáp ứng các đòi hỏi của phong trào. Và kịch bản thứ ba là phong trào phải tự giải thể do áp lực và các thủ đoạn khác từ phía Bắc Kinh và chính quyền Hồng Kông.
Kịch bản thứ ba tỏ ra xa vời. Phong trào hiện nay chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm, nhiều người dự đoán, phong trào sẽ tiếp tục đến cuối tháng 9, đầu tháng 10, tức đúng dịp 5 năm bùng nổ phong trào phản kháng mang tên Dù Vàng hay chiếm lĩnh trung tâm, và 70 năm Quốc khánh Trung Quốc. Về kịch bản thứ hai cũng tương tự, chính quyền Hồng Kông không hề có dấu hiệu nhân nhượng thêm.
Riêng về kịch bản thứ nhất, tức can thiệp bằng sức mạnh, gần như đồng nghĩa với khả năng xảy ra một Thiên An Môn mới, nhà nghiên cứu Francis Lee cho rằng trong thời điểm hiện tại nhiều người Hồng Kông, kể các giới đại học và các nhà quan sát, nghĩ rằng với phương án này, cái giá mà chính quyền Trung Quốc phải trả sẽ « quá cao ». Bởi can thiệp bằng vũ lực đồng nghĩa với việc sụp đổ hoàn toàn mô hình « Một quốc gia, hai chế độ », trong đó đặc khu Hồng Kông được hưởng quyền tự trị rộng rãi, đổi lại Trung Quốc được hưởng lợi từ trung tâm tài chính quốc tế Hồng Kông.
Giới trẻ Hồng Kông sẵn sàng « tất cả chết cùng chết »
Hồng Kông chỉ có thể thực sự đóng được được vai trò là cầu nối giữa Trung Quốc với nền kinh tế toàn cầu, nếu đặc khu tiếp tục được hưởng quy chế « Một quốc gia, hai chế độ ». Nhiều người tin tưởng, nếu Hồng Kông tan rã, nền kinh tế và hệ thống tài chính Trung Quốc cũng sẽ sụp đổ. Nhà nghiên cứu Francis Lee ghi nhận là phong trào đấu tranh hiện nay tại Hồng Kông « hoàn toàn ý thức được » về tính chất liên đới sống còn này. Đông đảo thanh niên tham gia vào phong trào phản kháng truyền nhau câu nói bằng tiếng Quảng Đông, ngụ ý trong trường hợp Trung Quốc đưa quân đội can thiệp « tất cả chết cùng chết ». Đối với họ, cho dù tình huống hiện nay đã rất tồi tệ, nhưng chính quyền Trung Quốc cũng có nguy cơ mất hết nếu liều lĩnh can thiệp.
Trong bối cảnh phong trào dân chủ không có dấu hiệu phân hóa hay chùng xuống, còn Bắc Kinh thì không khoan nhượng, mọi cái nhìn hiện tại hướng về phía phản ứng của chính quyền Hồng Kông. Chính quyền của bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) liệu sẽ tìm ra biện pháp hòa giải với dân chúng xứ mình hay nhất nhất làm theo chỉ đạo của Bắc Kinh ?
Càng quyết định trễ, cái giá phải trả càng đắt
Vẫn theo chuyên gia Francis Lee, càng đưa ra quyết định chậm trễ, cái giá phải trả sẽ càng lớn, về phía chính quyền đặc khu, cũng như về phía Trung Quốc. Bởi trong những tuần gần đây, truyền thông Trung Quốc đang thổi bùng lên ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa chống Hồng Kông.
Hôm 30/08, Reuters cho hay, theo một số nguồn tin từ giới chức Hồng Kông và Trung Quốc, cuối tháng 6, đầu tháng 7/2019, lãnh đạo đặc khu Hồng Kông đã từng gửi đến Bắc Kinh yêu cầu hủy bỏ luật dẫn độ, theo đòi hỏi của phong trào biểu tình, nhưng yêu cầu đã bị chính quyền trung ương bác bỏ. Nếu thông tin này là đúng, việc thừa nhận vai trò của chính quyền trung ương phải chăng là một tín hiệu cho thấy chính quyền đặc khu và Bắc Kinh đang tìm một lối thoát mới cho cuộc khủng hoảng Hồng Kông ?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190830-hk-bac-kinh-co-dua-quan-dan-ap-phong-trao-doi-dan-chu-vao-