Wednesday, May 11, 2016

HỒI KÝ CỦA CON GÁI MỘT CỰU CHIẾN BINH ÚC ĐÃ THAM CHIẾN TẠI VIỆT NAM

Fr: Loan Nguyen

Con gái của một cựu lính Úc xuất bản hồi ký về tuổi thơ nhiều đau thương     

 ABC Capricornia -3 May 2016   

Chrissy Arthur Blythe Moore  

Với nhiều cựu lính Úc từng tham gia cuộc chiến tại Việt Nam, cuộc chiến tranh tiếp tục theo đuổi họ ngay cả khi họ đã về nhà.
Sau khi trở về nước, các cựu binh Úc thường gặp nhiều vấn đề, trong đó phổ biến là chứng rối loạn stress sau chấn động mạnh (PTSD), bệnh nghiện rượu và các vấn đề sức khỏe khác. Những vấn đề này ảnh hưởng không chỉ tới bản thân họ mà cả gia đình họ. 
Bìa cuốn sách hồi kí của Ruth Clare (Ảnh được Penguin Books cung cấp)
 Nhà văn Ruth Clare có cha từng tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Với cô, tuổi thơ là một chuỗi những kí ức chứng kiến cha cô hành xử bạo lực.
 "Bạn không bao giờ biết lần tới cha sẽ tấn công bạn là khi nào," Clare nói.
 "Có ngày bạn làm gì đó và tâm trạng của cha vẫn ổn. Cha cười và đùa cợt với bạn
 "Vì vậy bạn nghĩ 'Ok, mình đã hiểu. Giờ nếu mình cứ làm thế này thì cha sẽ niềm nở với mình."
 "Thế nhưng khi bạn lặp lại hành động đó một lần khác, bạn có thể bị bạt tai hoặc đấm vào mặt
 "Tôi cố gắng hiểu được quy luật hành xử của cha, nhưng không gặt hái mấy kết quả. Vì thế tôi chỉ cố quan sát và cảnh giác xem sắc mặt cha có gay gắt không, xem tay cha có đang nắm chặt không, hay liệu cha có thở quá nhanh không"
Giải tỏa sự thịnh nộ                         
Khi Clare mang thai đứa con đầu lòng, cô bắt đầu suy nghĩ về cuộc đời của cha cô nhiều hơn và muốn hiểu ông hơn.
"Tôi cảm thấy mệt mỏi với những cảm xúc tôi có về cha tôi. Tôi lúc nào cũng giận dữ với cha; tức giận là cảm xúc duy nhất trong tôi," Clare chia sẻ. 
Nhà văn Ruth Clare (Ảnh được Penguin Books cung cấp)
 "Tôi thấy chán nản khi tôi chỉ biết tức giận. Tôi đã dùng nhiều phương pháp chữa bệnh nhưng cảm thấy mình vẫn không có tiến triển gì.
 "Tôi nghĩ nếu tôi tha thứ, rộng lượng với cha tôi và cố đặt tôi vào hoàn cảnh của cha, tôi có thể hiểu được thêm gì đó.".
 Clare tìm tới những cựu binh Úc khác và cho biết việc liên lạc với họ giúp cô hiểu được những chấn thương tâm lý mà những cựu binh Úc đã phải trải qua trong chiến tranh. 
Những câu chuyện của các lính Úc trong Cuộc chiến Coral, một cuộc chiến cha cô cũng tham gia, luôn khắc sâu trong kí ức cô.
Cuộc chiến này kéo dài một tháng trong năm 1968 và cướp lấy mạng sống của không ít lính Úc.
"Bạn càng chứng kiến các cuộc chiến khắc nghiệt, bạn càng dễ bị rối loạn stress do chấn thương tâm lý (PTSD)", cô nói.
 "Tất cả những người tôi nói chuyện đều tham gia cuộc chiến Coral và đều mắc chứng rối loạn stress. 9 trên 10 người thì mất sức hoàn toàn và không thể làm gì.
 "Bạn có thể thấy những chấn thương của họ, bạn có thể hiểu cảm giác rối bời của họ với những gì đã xảy ra."
Năm nay Clare vừa xuất bản cuốn hồi kí mang tên Enemy (Kẻ địch) nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về những hậu quả của cuộc chiến ở Việt Nam tới những thân nhân của các cựu binh.
Clare tin rằng để giúp gia đình của các cựu binh, chúng ta phải làm nhiều hơn.
 "Vẫn có trẻ em sống trong gia đình mà cả cha mẹ đều mắc chứng rối loạn stress do chấn thương tâm lý (PTSD)," Clare cho biết.
 "Điều tôi lo nhất cho bọn trẻ là việc chúng không có tiếng nói và bị cướp đi tuổi thơ do luôn phải hành động một cách thận trọng và dè dặt xung quanh cha mẹ  và luôn ở  tình trạng lo lắng về hành động của chúng"
 "Những chuyện như vậy tiếp tục xảy ra và tôi nghĩ chúng ta cần có giải pháp cho cả gia đình.
 "Trẻ em cần được nhắc nhở thường xuyên rằng 'đó không phải là lỗi chúng'. Trong khi đó, cha mẹ của các em cần chịu trách nhiệm và cần được giúp đỡ để có thể giải quyết vấn đề. 


Quân lính Úc tại bờ biển phía đông Xuyêm Mộc, Việt Nam (Ảnh: Rod Simpson)
Quay lại thành phố ấu thơ
Hầu hết cuốn tự truyện của Clare có bối cảnh tại thành phố Rockhampton ở trung tâm Queensland. Đó là nơi Clare lớn lên và đi học.
Clare vừa trở lại thành phố này để tham gia họp lớp và cho biết thăm lại ngôi nhà thời thơ ấu là một việc khó khăn, nhưng cũng là việc đáng làm.
 "Tôi nghĩ tôi đã lớn tuổi hơn và trong quá trình viết cuốn sách,  tôi cảm giác như tôi đang về nhà, mặc dù trước đây tôi chưa bao giờ coi nơi này là nhà," Clare chia sẻ.
 "Tôi cảm thấy vô cùng háo hức vì tôi có thể tới thăm lại những nơi được nhắc đến trong cuốn sách vì những nơi đó đã luôn ở trong đầu tôi.
Clare cũng cho biết cô đã tha thứ cho cha cô, nhưng cô cũng hiểu rằng không phải người con nào của các cựu binh Úc đều có thể làm vậy.
 "Tôi cảm thấy chắc chắn rằng mình đã làm lành với quá khứ ... nhưng có vài người đã hỏi tôi về việc tha thứ. Cha của họ vẫn còn sống, và họ vẫn cảm thấy bị tổn thương vì quan hệ với cha.
"Họ nói 'tôi ước tôi có thể tha thứ cha tôi' và tôi nói với họ 'Cha tôi không thể khiến tôi đau đớn thêm nữa'
Năm 2014, Bộ thương binh đã công bố kết quả của một nghiên cứu về gia đình các cựu lính Úc tham gia chiến tranh Việt Nam. Có khoảng 27 nghìn người đã tham gia nghiên cứu này, bao gồm các cựu binh và gia đình họ
Nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn con của các cựu binh Úc có cuộc sống khỏe mạnh và  phong phú. Tuy nhiên, khả năng họ mắc những bệnh tâm lý như trầm cảm, lo lắng thái quá và rối loạn stress sau chấn thương tâm lý, lại cao hơn dân số bình thường.
Con của cựu binh cũng có khả năng tự tử và suy nghĩ về tự tử cao. Họ cũng có nguy cơ cao mắc các cơn đau nửa đầu, các bệnh về da và các rối loạn giấc ngủ.
 http://www.australiaplus.com/vietnamese/2016-05-11/


Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen


Vietnam veteran's daughter finds peace writing about traumatic  /trɔːˈmætɪk/childhood

ABC Capricornia
By Chrissy Arthur and Blythe Moore
Updated 3 May 2016, 2:22am
Photo: Ruth Clare has written a memoir about her life as the child of a Vietnam veteran. (Supplied: Penguin Books)

For many Vietnam veterans  /ˈvet(ə)rənz/ , the horrors   /ˈhɒrə(r)z/ of war did not end when they returned home to Australia.
Post-Traumatic/trɔːˈmætɪk/Stress Disorder, alcoholism and various other health issues were common among the returned service personnel, and this often had a significant impact on their families.
For author Ruth Clare, whose father served in Vietnam, childhood memories of her father were full of violence. 
"You never knew when the next attack was going to come," she said.
"One day you would behave in a certain way and Dad's mood would be fine and he would laugh and it would be joking.
"So often I would be 'OK, now I've figured it out, if I do that again then I'm going to get that warm response from him'.
"And the next time you would do the same thing, he might whack  /wæk/ you across the ear or punch you.
"I tried to understand the rules but that didn't seem to work so what I did was watch him and try to become really highly tuned to whether or not his face had a hard look, or his hand looked like it was gripping something too tightly, or he snorted out air too fast."

Letting go of anger

When Ms Clare eventually fell pregnant with her own child, she began to think about her father's life more deeply and wanted to understand him better.
"I was also sick and tired of the way I felt about him, I was so angry, all I had was anger," she said.
"It was getting really boring for me to just feel angry ... I'd done a lot of therapy /ˈθerəpi/ and it still felt like I was in this place.
Children need to be told 'It's not your fault', they need to understand that, and their parent needs to take responsibility and they need to be helped to deal with their problem.
Ruth Clare, daughter of Vietnam veteran
"I thought maybe if I tried to have some compassion for him, [and could] try and walk in his shoes in some way, I could try and unpick it a little more."
Ms Clare reached out to other Vietnam veterans and said making contact helped her to understand the trauma the men had been through in the war.
The experiences of those who had been involved in the Battle of Coral, alongside her father, particularly resonated with her.
The battle raged for nearly a month in 1968 and dozens of Australian troops were killed.
"The more exposure /ɪkˈspəʊʒə(r)/ you have to those intense combat situations the more likely you are to develop [PTSD]," she said.
"Every man that I've spoken to who went to Coral has PTSD, and nine out of 10 are Totally and Permanently Incapacitated [TPI] and can't do any other thing.
"You could feel their unravelling and their trauma  /ˈtrɔːmə/
and you could feel also feel how bemused and befuddled they were with how they'd ended up where they were."
This year Ms Clare published a memoir, called Enemy, to help raise awareness about the effect of the Vietnam War on the families of the veterans.
She said more needed to be done to help.
"Children are still living in homes with parents who are affected by PTSD," she said.
"My major concern is for children who don't have a voice, who are having their childhoods robbed from them, because they have to walk on eggshells around their parents and worry all the time about what they're doing.
"It's continuing to unfold and I think there needs to be a response for the family as a whole.
"Children need to be told 'It's not your fault', they need to understand that, and their parent needs to take responsibility and they need to be helped to deal with their problem."



Photo: Australian troops on a beach east of Xuyem Moc in Vietnam. Many service personnel struggled to cope with their experiences in Vietnam once they returned home. (Supplied: Rod Simpson)
Returning to where it all began
Much of Ms Clare's memoir   /ˈmemˌwɑː(r)/ is based in the central Queensland city of Rockhampton, which is where she was raised and educated.
She recently returned to the city for a school reunion  /riːˈjuːniən/
and said visiting her childhood home had been difficult, but also rewarding.

"I think now that I'm older and during the process of writing this book as well, I now feel like I'm coming back to a home, whereas before it never felt like that to me," Ms Clare said.
Photo: Ruth Clare's memoir focuses on how her father's service in Vietnam impacted the family. (Supplied: Penguin Books)
"It's been really exciting to go and visit some of the places in my book because I've spent so long in them in my head.
"It feels like I'm going back to something important."
She said she had forgiven her father, but understood that not all children of Vietnam veterans were able to do that.
"I certainly feel like I've made peace with my past ... but I've had a few people actually ask me about this concept of forgiveness and their fathers are still alive and they're still being hurt by that relationship.
"They say 'I wish I was able to be in that place of forgiveness' and I say 'My dad can't hurt me anymore'.
"If you have someone in your life who's constantly doing things that hurt you ... if it keeps happening it's hard to draw a line underneath it."
In 2014 the Department of Veterans Affairs  /əˈfeə(r)z/
 released the results of the Vietnam Veterans Family Study.
More than 27,000 people, including Vietnam veterans and their families, participated in the research.
It found that the majority of children of Vietnam veterans were leading healthy and productive lives; however, they were more likely to be diagnosed with depression, anxiety and PTSD than the regular population.
They were also more likely to take their own life, have suicidal thoughts, and suffer from a higher rate of migraines, skin conditions and sleep disturbances. /dɪˈstɜː(r)bənsiz/
http://www.abc.net.au/news/2016-05-03/vietnam-veterans-daughter-finds-peace-writing-about-childhood/7379560


NGỮ VỰNG
http://www.macmillandictionary.com
   (1) T       (2) Ăm tiết (3) Ký âm Quốc tế IPA       (4) Phát âm
affair af-fair /əˈfeə(r)/ /affair/
disturbance dis-turb-ance /dɪˈstɜː(r)bəns/ /disturbance/
horror hor-ror /ˈhɒrə(r) /horror /
memoir mem-oir /ˈmemˌwɑː(r)/ /memoir/
reunion re-un-ion /riːˈjuːniən/ /reunion
trauma trau-ma /ˈtrɔːmə/ /trauma/
traumatic trau-mat-ic /trɔːˈmætɪk/ /traumatic/
Veteran vet-er-an /ˈvet(ə)rən/ /veteran_1/
Whack whack /wæk/ /whack_1/