Fr: LoanNguyen
Loại trà gì ở Trung Quốc đắt hơn vàng?
Theodora SutcliffeBBC- 7 tháng 5 2016
Tục uống trà tại Trung Quốc được xem là nghệ thuật (Ảnh: Kevin Zen/Getty)
Những bụi cây cổ thụ Đại Hồng Bào ở Trung Quốc cho ra một trong những loại trà đắt nhất thế giới với giá bằng hơn 30 lần trọng lượng của nó tính theo giá vàng.
Năm 2002 một người giàu đã chi 180.000 nhân dân tệ (khoảng 28.000 USD) chỉ để mua 20g trà Đại Hồng Bào huyền thoại này. Ngay cả trong một nền văn hóa đề cao uống trà như một dạng nghệ thuật trong khoảng 1.500 năm thì giá mua đó cũng gây ngạc nhiên.
Đại Hồng Bào gốc không chỉ có giá tính theo trọng lượng vàng mà hơn 30 lần trọng lượng của nó tính theo giá vàng, tức là gần 1.400 USD cho 1 gram, hoặc là trên 10.000 USD một ấm trà. Đây là thứ trà đắt nhất thế giới.
"Nó trông như người ăn mày nhưng đáng giá như hoàng đế và có trái tim Đức Phật," Xiao Hui, một người chế biến trà ở Vũ Di Sơn, một thị trấn mù sương bên sông thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, nói.
Bà đưa tôi xem các lá trà Đại Hồng Bào màu đen, quấn rối nhau, có vẻ chưa chế biến xong từ vườn gia đình bà ở Vũ Di Sơn. Bà và gia đình là những người sản xuất trà gia truyền, mùa xuân nào cũng lên núi thu lượm các búp thần trà (Lu Yu).
Địa hình đá vôi của Vũ Di Sơn vốn nổi tiếng về trà qua nhiều thế kỷ. Nước mưa chảy dọc theo các hẻm và giữa các đỉnh núi đá vôi, gây ngập tràn các con ngòi hẹp vùng núi và đổ ào qua thác, có nhiều khoáng chất làm tăng hương vị cho trà. Ngày nay mọi cửa hàng trà ở Vũ Di Sơn đều có một bàn nếm trà theo nghi thức trà Kung Fu (của Trung Quốc gần giống nhất với nghi thức trà đạo của Nhật) và các kệ chứa đầy các chủng loại lá trà.
Vũ Di Sơn, một thị trấn mù sương bên sông thuộc tỉnh Phúc Kiến, (Ảnh: Hamish Symington/ Wikipedia) Khi tới Vũ Di Sơn tôi ngạc nhiên phát hiện là trà Đại Hồng Bào lại không khó mua. Mặc dù loại trà cổ đã ướp lâu có thể có giá cực kỳ cao nhưng loại Đại Hồng Bào chất lượng phải chăng có thể chỉ khoảng 100 USD/kg ở Vũ Di Sơn. Nhưng trà Đại Hồng Bào thứ thiệt là được lấy từ một nhóm cây mẹ. Và chính những cây thủy tổ này là những cây sản sinh ra thứ trà hiếm hoi và được săn tìm.
"Trà Đại Hồng Bào chính hiệu là rất đắt vì các cây trà gốc tích còn tồn tại rất ít," Xiangning Wu, nhà sành trà ở địa phương, giải thích. "Và những trà cổ xưa là rất giá trị, gần như vô giá." Trong thực tế cũng rất hãn hữu có các nhà môi giới đi chu du thế giới hiếm hoi của những nhà siêu giàu thu gom trà để kết mối những người cần bán với những người muốn mua.
Nhưng không phải chỉ có người Trung Quốc đánh giá cao trà Đại Hồng Bào. Năm 1849 nhà thực vật học Anh Robert Fortune đã đến vùng núi Vũ Di Sơn trong một chuyến đi bí mật, nó là một phần của việc do thám nông công nghiệp mà công ty thuộc địa Đông Ấn Độ có thế mạnh thực hiện.
Khi đó người Anh, cũng như ngày nay, luôn ám ảnh vì trà, và Trung Quốc (cũng là nơi mà người Anh mua tơ lụa và đồ sứ) là nơi duy nhất có thể mua trà. Nhưng Anh quốc không cho rằng Trung Quốc muốn vậy và sẽ tạo ra thâm hụt mậu dịch lớn. Cách đương nhiên để giải quyết sự cân bằng thương mại là làm điều mà Công ty Đông Ấn Độ đã làm với các loại cây khác có giá trị, nghĩa là ăn cắp hạt giống (hoặc tốt hơn nữa là cắt cây) và trồng nó ở nơi khác. Nếu Anh có thể sản xuất trà của mình tại Ấn Độ thì sẽ bớt lệ thuộc vào Trung Quốc.
Nhưng Anh đã không làm được. Những hạt giống trà trước đó lấy được ở Quảng Đông không mọc thành cây và giống trà của Ấn Độ (khác với cây trà của Trung Quốc) không có hương vị mong muốn.
Tác giả nói trà Đại Hồng Bào lại không khó mua ở Vũ Di Sơn. (Ảnh: Kevin Zen/Getty)
Thế là ông Fortune vào cuộc với mục đích tìm trà tốt nhất của Trung Quốc (Đại Hồng Bào) và học cách trồng nó. Và vì gần khắp Trung Quốc là đóng cửa với người nước ngoài, sẽ tử hình nếu vi phạm, nên việc trá hình là cần thiết. Fortune đã thuê một đầy tớ, cắt tóc mình, gắn vào một đuôi xam và lên tàu đi Vũ Di Sơn tìm Đại Hồng Bào.
Cũng như ngày nay, các vườn trà bám vòng trên sườn núi, tập trung vào những hẻm chật hẹp và treo leo trên các sườn núi dốc nhất. Như ngày nay, một vài bụi trà quý vắt vẻo trên thềm cao bó gạch của vách đá vôi cao chóng mặt trên đó có khắc 3 chữ Trung Quốc màu đỏ "Đại Hồng Bào". Đại Hồng Bào là áo choàng đỏ mà một hoàng đế thần thoại nào đó đã tặng để tri ân cho việc chữa khỏi bệnh một cách kỳ diệu.
Fortune sống trong ngôi chùa Tianxin Yongle phía dưới vùng Đại Hồng Bào, và qua trao đổi cho vui câu chuyện (như là có phải loài khỉ hái búp trà hay không hoặc có phải gái đồng trinh pha trà mới ngon) nhà thực vật học đã có được hạt giống, cây giống và bí quyết trồng trà. Khi tới được Ấn Độ những hạt giống này, lai tạo với giống trà bản xứ Ấn Độ, đã tạo nên sự khởi đầu của một ngành công nghiệp mà nay đáng giá hàng tỷ đô la một năm.
Hoặc như Zhe Dao, sư thầy chùa Tianxin Yongle, nói với tôi "Ở thế kỷ 19, một người tìm giống trà đã tới và mang hạt giống đi. Nhưng người đó không biết chế biến trà nên cần các sư phụ trà để dạy bảo.
Chùa Tianxin Yongle được thành lập năm 827 SCN. Năm 1958, ở thời đại Mao, các sư bị đuổi ra khỏi chùa và họ đã mang theo bí quyết làm trà. Khi Zhe từ thành phố cổ Suzhou tới đây năm 1990, chùa vẻn vẹn chỉ còn là nhà ở của các nông dân.
Vũ Di Sơn nổi tiếng về trà trong nhiều thế kỷ (Ảnh: 老过/Wikipedia)
"Thời ấy chỉ có một mình tôi," Zhe giải thích. "Nay tôi đã có rất nhiều môn đồ và 5-6 năm trước, chúng tôi đã bắt đầu sản xuất trà."
"Những cây cổ thụ Đại Hồng Bào nằm trên đất của chùa nhưng Zhe giành quyền quản lý cho nhà nước. Việc sản xuất bị kiểm soát chặt chẽ (một vài trăm gam thu hoạch được hàng năm từ những cây này là của nhà nước) và cho tới gần đây, những cây này liên tục có lính gác.
Tôi đi bộ qua vườn trồng rau của chùa, đi lên và dọc theo lối mòn trên núi chật hẹp và quanh co tới các cây cổ thụ Đại Hồng Bào.
Các cây trông tàn tạ và khẳng khiu. Tuổi ước đoán của cây có sai số lớn, mặc dù theo Fortune là 350 năm. Khó mà tưởng tượng được những bụi cây xơ xác lại có thể phát triển rộ.
Có vẻ như không thể. Vào mồng 1 tháng 5, ngay sau ngày thu hoạch trà bắt đầu, người ta sẽ trải thảm đỏ để bắt chước tặng phẩm của hoàng đế. Các phụ nữ đẹp mặc quần áo cổ truyền sẽ đi lên theo các bậc thang bám rêu và cử hành các nghi thức.
Nhưng sẽ không có việc hái trà. Những bụi cây quý giá và lâu đời này (lần hái trà cuối cùng vào năm 2005) chắc rằng không bao giờ tạo ra trà nữa. Có nghĩa là một vài gam mà các người thu gom đang âu yếm gìn giữ, hàng năm làm khô chúng để tăng hương vị, sẽ tăng giá trị hơn trước đây nhiều. Có lẽ sẽ tới lúc đắt như kim cương.
http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/05/160507_the-pot-of-tea-that-costs-10000_vert_tra
Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen
THE DRINK THAT COSTS MORE THAN GOLD
China's ancient bushes of Da Hong Pao produce one of the most expensive teas in the world, astonishingly costing more than 30 times its weight in gold.
- By Theodora Sutcliffe
In 2002, a wealthy purchaser paid 180,000 yuan – almost $28,000 – for just 20g of China's legendary /ˈledʒ(ə)nd(ə)ri/Da Hong Pao tea. Even in a culture that's valued tea drinking as an art form for around 1,500 years (and has a system of tea classification that makes French wine look simple), the price was astonishing.
Original Da Hong Pao doesn't just cost its weight in gold – it costs more than 30 times its weight in gold: almost $1,400 for a single gram, or well over $10,000 for a pot. It's one of the most expensive teas in the world.
In China, drinking tea is considered an art form (Credit: Kevin Zen/Getty)
"It looks fit for a beggar, but it's priced for an emperor and has the heart of the Buddha," said Xiao Hui, a tea maker in Wuyishan, a misty riverside town in Fujian, southern China. She showed me the dark, tangled, unfinished-looking Da Hong Pao leaves from her family's tea gardens in Wuyishan. Xiao and her family, tea makers for many generations, still go into the mountains every spring to call on the tea god, Lu Yu, to bring new shoots.
Wuyishan's startling karst landscape has been famous for tea for centuries. The rain that pours down the limestone gorges and karst pinnacles, flooding the narrow mountain streams and tumbling waterfalls, is heavy with minerals that impart flavour. Today, every other shop in Wuyishan has a tea-tasting table set for the ritual of gong fu cha (kung fu tea) – the closest China comes to the Japanese tea ceremony /ˈserəməni/ –and shelves stacked with a gaudy selection of tea leaves.
Travelling to Wuyishan, I discovered that many Da Hong Pao teas are surprisingly affordable. Though aged or antique /ænˈtiːk/
versions can sell for extremely high prices, a Da Hong Pao of reasonable quality can cost around $100 per kilo in Wuyishan. But every genuine Da Hong Pao originates with a cutting from a single group of mother trees. And it's these original trees that produce the rare and sought-after original tea.
Wuyishan is a misty riverside town in Fujian, southern China (Credit: Hamish Symington/Wikipedia)
"The original Da Hong Pao is so expensive because there are hardly any of the original tea trees left," explained local tea master Xiangning Wu. "And antique versions are very valuable, almost priceless." In fact, it's all so exclusive that specialist brokers navigate the rarefied world of China's ultra-wealthy tea collectors, connecting those who need to sell with those who wish to buy.
But it's not just the Chinese who value Da Hong Pao. In 1849, British botanist Robert Fortune came to the Wuyishan mountains on a secret mission, part of the agro-industrial espionage at which the colonial East India Company excelled.
Britons were, then, as now, obsessed with tea, and China – from where the Brits also bought silk and porcelain /ˈpɔː(r)s(ə)lɪn/
– was the only place they could get it. But Britain made little that China wanted, creating a massive trade deficit. An obvious way of resolving the balance of trade was to do what the East India Company had done with other valuable plants: steal the seeds (or, better, cuttings) and grow them elsewhere. If Britain could make its own tea in India, the nation would be that much less dependent on China.
All types of tea leaves are picked across the Fujian province, but Da Hong Pao leaves are the most coveted (Credit: Kevin Zen/Getty)
But Britain couldn't. The tea seeds that previous spies had sourced from Guangdong simply would not grow – and the native Indian tea bushes, a different type of plant to Chinese tea, just didn't taste right.
Enter Fortune. His aim was to track down China's best tea – Da Hong Pao – and to learn how to grow it. And since almost all of China was closed to foreigners on pain of death, disguise was essential. Fortune hired a servant, cut his hair, affixed a purchased pigtail and embarked for Wuyishan in search of Da Hong Pao.
Just as they do today, tea gardens clambered up and around the mountains, squeezed into the narrowest of gorges and perched on the steepest of slopes. And just like today, a handful of precious bushes balanced in a brick terrace /ˈterəs/ in a vertiginous limestone face, with three Chinese characters carved in scarlet: Da Hong Pao. The name – Big Red Robe – references a scarlet blanket that a mythical emperor donated long ago in thanks for a miracle cure.
"Wuyishan's startling karst landscape has been famous for tea for centuries" (Credit: 老过/Wikipedia)
Fortune took up residence in the Tianxin Yongle Temple below Da Hong Pao, and – amid leisurely discussions as to whether shoots picked by monkeys or virgins made the best tea – the botanist acquired seeds, seedlings and the secrets of their cultivation. When they reached India, these seeds, merged with indigenous Indian tea, would form the beginnings of an industry now worth billions of dollars a year.
Or, as Zhe Dao, now abbot of Tianxin Yongle told me: "In the 19th Century, some plant hunter came and took the seeds. But he didn't know how to make the tea so he needed the masters to teach him how."
Tianxin Yongle was founded in 827AD. In 1958, during the Mao era, the monks were forced out, taking their tea-making knowledge with them. When Zhe arrived from the ancient city of Suzhou in 1990, what little remained of the temple was home to peasants.
Tea gardens and terraces clamber up the Wuyishan mountains (Credit: Christian J Kober/Alamy)
Tea terraces can be found all over the Fujian province (Credit: Cyril Hou/Alamy)
"Back then it was just me," Zhe explained. "Now I have a lot of disciples, so five or six years ago we started to make tea."
The original Da Hong Pao trees sat on temple land, but Zhe left their management to the government. Production was tightly controlled – the few hundred grams the trees yielded every year were reserved for the state – and until recently, the trees were under constant armed guard.
I walked past the monastery's vegetable gardens and up and along the narrow, winding mountain paths to the original Da Hong Pao.
The trees looked tired and spindly. Estimates of their age vary widely, although 350 years gels with Fortune's account. It was hard to imagine these straggly bushes bursting with new growth.
"It looks fit for a beggar, but it's priced for an emperor" (Credit: Kevin Zen/Getty)
And it seems that they won't. On 1 May, soon after the tea harvest begins, a red carpet will be rolled out to mimic the emperor's gift. Beautiful women dressed in traditional costume will ascend the mossy steps and perform a ritual.
But there will be no harvest. These precious, ancient bushes, last harvested in 2005, will likely never make tea again. Which means the scattered few grams collectors are lovingly storing, drying them each year to mature their flavour, will be more valuable than ever before. Perhaps as expensive as diamonds, given time.
If you liked this story, sign up for the weekly bbc.com features newsletter, called "If You Only Read 6 Things This Week". A handpicked selection of stories from BBC Future, Earth, Culture, Capital, Travel and Autos, delivered to your inbox every Friday.
http://www.bbc.com/travel/story/20160425-the-pot-of-tea-that-costs-10000
TỪ VỰNG
http://www.macmillandictionary.com
(1) Words
|
(2) Syllables
|
(3) I.P.A
|
Pronunciation
|
legend
|
leg-end
|
/ˈledʒ(ə)nd/
|
|
legendary
|
leg-end-a-ry
|
/ˈledʒ(ə)nd(ə)ri/
|
|
legerdemain
|
leg-er-de-main
|
/ˌledʒə(r)dəˈmeɪn/
|
|
porcelain
|
por-ce-lain
|
/ˈpɔː(r)s(ə)lɪn/
|
|
antique
|
an-tique
|
/ænˈtiːk/
|
|
ceremony
|
cer-e-mo-ny
|
/ˈserəməni/
|
|
terrace
|
ter-race
|
/ˈterəs/
|
|
genuine
|
gen-u-ine
|
/ˈdʒenjuɪn/
|
Một số từ mượn của tiếng Pháp
Legend ( légende); legendary ( légendaire);
porcelain( porcelaine); antique (antique);ceremony ( cérémonie)
Legerdemain ( French : léger de
main ( quick of hand) -Ability to use your hands quickly and skilfully to do tricks. A more usual word for this is sleight of hand.( làm trò ảo thuật)
Ngoài ra có một từ
đặc biệt :
gaol ( prison / French geô) – Tuy viết là gaol nhưng đọc là jail /dʒeɪl/ /gaol/ ./.