Tuesday, May 31, 2016

VŨ KHÍ THÔNG TIN

Khi thông tin trở thành vũ khí

Tác giả:  Joshua Philipp | Dịch giả: Kim Xuân
1 Tháng Sáu , 2016
Một dự án luật của Thượng viện Mỹ nhằm chống lại thông tin sai lạc từ nước ngoài
(ảnh minh họa bởi Epoch Times)
(ảnh minh họa bởi Epoch Times)
Tháng 9 năm 2015, một người đàn ông ăn mặc như lính Mỹ đã xuất hiện trong một đoạn video, sử dụng một khẩu súng Saiga 401K do Nga sản xuất, người này đã bắn 3 phát vào một bản kinh Koran. Video này đã lan nhanh như cháy rừng trong cộng đồng Hồi giáo ở Nga, đã gây ra sự tức giận đối với Mỹ và quân đội Mỹ. Đoạn video đã kích động sâu sắc tinh thần chống Mỹ, cũng giống như vụ việc Mục sư Terry Jones ở Florida đã đốt cháy một quyển kinh Koran trong năm 2011, hành động này cũng đã  gây ra bạo loạn ở Afghanistan làm chết 11 người.

Nhưng đoạn video này là được làm giả. Theo một điều tra của BBC, nó do cơ quan thông tin sai lạc của Nga dàn dựng ra, Cơ quan Nghiên cứu  Internet, cũng được gọi là "troll farm".
Những câu chuyện được dàn dựng tương tự nhằm làm hoen ố hình ảnh của phương Tây gần đây đã được Cơ quan nghiên cứu Internet tung ra. Vào tháng 6 năm 2015, Tạp chíThe New York Times Magazine phát hiện cơ quan này chế tác ra một câu chuyện theo đó một công ty hóa chất ở Louisiana đã phát thải ra khí độc hại và một câu chuyện khác nói rằng có một ổ dịch Ebola ở Atlanta.
Một người đàn ông ăn mặc như lính Mỹ đã xuất hiện trong một đoạn video, sử dụng một khẩu súng Saiga 401K do Nga sản xuất, người này đã bắn 3 phát vào một bản kinh Koran. (Screenshot via Mayaese Johnson/Youtube)
Một người đàn ông ăn mặc như lính Mỹ đã xuất hiện trong một đoạn video, sử dụng một khẩu súng Saiga 401K do Nga sản xuất, người này đã bắn 3 phát vào một bản kinh Koran. (Screenshot via Mayaese Johnson/Youtube)
Những kiểu thông tin như vậy đã trở thành công cụ ngày càng được một số chính phủ sử dụng. Bởi đối với họ, thông tin là một vũ khí được họ sử dụng để củng cố chế độ và tấn công kẻ thù của mình.
Mỹ có thể sớm đáp trả bằng những sáng kiến riêng của mình để chống lại thông tin sai lạc.
Ngày 16 tháng 5, một dự án luật lưỡng đảng được gọi là Countering Information Warfare Act of 2016 (Đạo luật chống lại chiến tranh thông tin 2016) đã được trình lên Thượng viện, được bảo trợ bởi Thượng nghị sĩ Rob Portman và đồng bảo trợ bởi Thượng nghị sĩ Christopher Murphy. Dự án đã được đọc hai lần và gửi lên Uỷ ban Đối Ngoại.
Dự án luật nêu rõ các chính phủ nước ngoài, chẳng hạn như Nga và Trung Quốc, "sử dụng thông tin sai lạc và các công cụ tuyên truyền khác để phá hoại các mục tiêu an ninh quốc gia của Mỹ, của các đồng minh và các đối tác quan trọng của Mỹ".
Ông Portman đã nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án luật trong Nhóm cố vấn Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington, D.C. vào ngày 12 tháng 5 vừa qua. "Trung Quốc chi hàng tỷ đô la mỗi năm cho công tác tuyên truyền ở nước ngoài, trong khi RT, kênh tin tức tuyên truyền của nhà nước Nga, chi 400 triệu đô la mỗi năm chỉ riêng cho văn phòng của họ ở Washington".
Thiệt hại gây ra bởi thông tin sai lạc là không thể bỏ qua, và chiến thuật tuyên truyền là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền dân chủ, theo Ronald J. Rychlak, giáo sư luật tại Đại học Mississippi.
Thông tin sai lạc là một dạng  đặc biệt tà của tuyên truyền.
Ông Rychlakean cùng viết cuốn sách Thông tin sai lạc (Disinformation) với Trung tướng Ion Mihai Pacepa, quan chức tình báo cấp cao nhất của Liên Xô đã đào thoát sang phương Tây. Hai tác giả đã đề cập đến nhiều xuyên tạc do Liên Xô tung ra mà ngày nay được coi như những kiến thức cơ bản.
"Chúng ta là một xã hội dựa trên tự do thông tin, dựa trên niềm tin của người dân đối với các thông tin mà họ nhận được để đưa ra quyết định đúng đắn", ông Rychlakean nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, và thêm rằng hệ thống này đã bị suy yếu khi các chính phủ nước ngoài cố ý lan truyền các thông tin sai lệch. "Điều quan trọng là mọi người nhận thức được nó, và bằng cách nào đó nên đáp lại, bởi vì nó có thể làm hỏng toàn bộ một hệ thống từ bên trong bằng cách cung cấp thông tin kiểu như thế này".
Chiến lược lừa dối
Thông tin sai lạc là một dạng đặc biệt tà của tuyên truyền. Một phương pháp là tạo ra các tin mới, đôi khi có chứa một chút sự thật, nhưng với một kết luận sai. Một phương pháp khác là dàn dựng các sự kiện, chẳng hạn như video về một người lính bắn vào kinh Koran, và sau đó tung lên mạng hoặc tin tức về các sự kiện không thật  nhắm vào đối tượng đang là mục tiêu tấn công.
Chiến thuật này không dừng lại ở việc chế tác ra các tin tức. Trái ngược với tuyên truyền thông thường, thường được các cơ quan chính thức đưa ra, một trong những mục tiêu quan trọng của thông tin sai lạc là khuyến khích các chuyên gia và  truyền thông nước ngoài truyền bá thông tin sai lạc thay mặt cho nhà nước.
Từ đó, những câu chuyện bịa đặt bắt đầu được tượng hình. Ngay sau khi một hãng truyền thông hay một chuyên gia phát tán thông tin sai lạc, thì Nhà nước mà đã tạo ra tin đó có thể sử dụng điều này như một nguồn tin. Tiếp đó, một người có trách nhiệm của chính phủ sẽ công khai tố cáo các nước bị nhắm đến, bằng cách trích dẫn các báo cáo sai sự thật, điều này lại khiến các hãng truyền thông khác truyền phát tin tức này.
Sau khi dư luận sôi sục lên, các nhà lãnh đạo nước ngoài bắt buộc phải trả lời. Với mỗi bài báo và tuyên bố, nguồn của thông tin sai lạc được chôn cất ngày càng sâu. Mục tiêu cuối cùng là khiến các bài báo sai trở thành một thông tin dạng kiến thức có tính phổ biến.
Ông Rychlak khẳng định khi đạt đến giai đoạn này, thông tin sai lạc "trở thành một phần  văn hóa của chúng ta, một phần  kiến thức mà chúng ta chấp nhận, đó là lý do tại sao thông tin sai lạc là một công cụ hiệu quả đối với kẻ thù của chúng ta".
Chính quyền Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật này để biện minh cho rất nhiều vi phạm nhân quyền của họ.
Ngày 23 tháng 1 năm 2001, 5 người đã tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Các cơ quan chính thức của chính quyền Trung Quốc đã khẳng định những người này là học viên Pháp Luân Công. Sự cố này đã được nhà chức trách Trung Quốc sử dụng để biện minh cho sự bức hại mà họ đã triển khai 2 năm trước đó, nhưng lại nhận được ít sự ủng hộ trong dân chúng cho đến ngày đó.
Sự việc này đã nhanh chóng bị vạch trần, cho thấy rằng nó là được chế độ dàn dựng. The Washington Post đã tìm hiểu 2 trong số các nạn nhân và đã đưa tin trong tháng 2 năm 2001, rằng không có ai nhìn thấy những người này thực hành Pháp Luân Công. Trong bộ phim tài liệu "Tự thiêu giả" (False Fire) , người ta cũng phát hiện ra một số mâu thuẫn trong đoạn video của chính quyền – đó là một thời điểm mà người ta có thể nhìn thấy một cảnh sát Trung Quốc giết một trong những nạn nhân bị cáo buộc bằng cách đập một vật vào đầu đối tượng.
Ảnh chụp màn hình của video tuyên truyền của Trung Quốc nói rằng các học viên Pháp Luân Công đã tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 2001. Video này đã bị phơi bày là được dàn dựng, vì chứa nhiều mâu thuẫn. Trong đó có đoạn hình ảnh của một cảnh sát, thay vì đến để giúp nạn nhân, đã đập mạnh một vật vào đầu đối tượng. (Ảnh chụp màn hình CCTV) 
Ảnh chụp màn hình của video tuyên truyền của Trung Quốc nói rằng các học viên Pháp Luân Công đã tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 2001. Video này đã bị phơi bày là được dàn dựng, vì chứa nhiều mâu thuẫn. Trong đó có đoạn hình ảnh của một cảnh sát, thay vì đến để giúp nạn nhân, đã đập mạnh một vật vào đầu đối tượng. (Ảnh chụp màn hình CCTV) 
Mặc dù "màn tự thiêu" tại quảng trường Thiên An Môn đã bị vạch trần, nhưng ngày nay, một số phương tiện truyền thông vẫn còn đề cập tới sự cố và lặp lại thông tin sai lệch của chính quyền Trung Quốc. Nhà chức trách Trung Quốc, theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, đã sử dụng tin được truyền thông nêu lên này như "cái cớ để biện minh cho việc sử dụng một cách có hệ thống bạo lực và bỏ tù phi pháp đối với các học viên Pháp Luân Công, dẫn đến một sự gia tăng nhanh chóng những trường hợp tử vong do bị tra tấn và hành hạ trong tù ".
Trong các hoạt động của mình, chính quyền Trung Quốc dựa rất nhiều vào thông tin sai lạc để làm mất uy tín Mỹ và ảnh hưởng quốc tế của Mỹ. The Diplomat đã đưa tin trong tháng 12 năm 2015, Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng một số hệ thống cho các hoạt động này, bao gồm một chính sách theo học thuyết Ba cuộc chiến, đó là chiến tranh pháp lý, chiến tranh tâm lý và chiến tranh truyền thông; các hoạt động quân sự gây ảnh hưởng do Tổng cục Chính trị tiến hành; và các hoạt động tình báo do Cục 2 tiến hành. Chiến lược Ba cuộc chiến tranh nhằm tạo ra một nhận thức về tính hợp pháp để sở hữu các vùng lãnh thổ ở Biển Đông và để phục vụ cho các hoạt động quân sự khác, trong khi cố gắng để làm mất uy tín các hành động quân sự của các nước khác.
Theo nhóm cố vấn Viện Dự án 2049,  dự luật của Thượng viện chống lại sự tuyên truyền của Trung Quốc sẽ là lần đầu tiên tại Mỹ. "Trong hơn một thập kỷ qua, Lầu Năm Góc luôn nhận thức được sự mở rộng những năng lực của Trung Quốc trong chiến tranh thông tin, tuy nhiên, không có bất kỳ một cơ quan chính phủ nào phụ trách việc phát triển một chiến lược bao quát để chống lại các mối đe dọa của chiến tranh thông tin", Viện này cho biết.
Mặt khác, dự luật chỉ ra, Nga sử dụng nhiều thông tin sai lạc để theo đuổi "những mục tiêu chính trị, kinh tế và quân sự ở Ukraine, ở Moldova, ở Georgia, ở khu vực Balkan và trên khắp Trung Âu và Đông Âu".
Dự luật chống lại chiến tranh thông tin chủ yếu nhắm vào các chiến dịch thông tin sai lạc đe dọa tới an ninh quốc gia của Mỹ và của các đồng minh của Mỹ, nhưng nó cũng sẽ cố gắng để "bảo vệ và thúc đẩy một nền báo chí tự do, lành mạnh và độc lập ở các nước dễ bị tổn thương trước các thông tin sai lạc nước ngoài".
Cuộc chiến ngôn từ
Nếu dự luật được thông qua, một văn phòng mới thuộc Bộ Ngoại giao sẽ được thành lập để xác định và công khai tố cáo thông tin sai lạc từ nước ngoài.
Theo William Triplett, một cựu thành viên của chính quyền Reagan và cộng đồng tình báo Mỹ, có thể có khó khăn để đạt được dự luật trong giai đoạn này.
Theo Triplett, vấn đề là những nỗ lực để xác định thông tin sai lạc, đặc biệt là của phía Trung Quốc, sẽ chọc tức nhiều tổ chức nhận tiền từ Trung Quốc, như các tổ chức truyền thông đang phân phối các phụ đính của tuyên truyền Trung Quốc (như New York TimesWashington Post đang phân phối các phụ đính của tờ China Daily, cơ quan tuyên truyền chính bằng tiếng Anh của chế độ Trung Quốc), các công ty có lợi ích tài chính ở Trung Quốc hoặc các đại lý Trung Quốc đang làm việc tại các lĩnh vực khác nhau trong xã hội Mỹ.
Ông Triplett đánh giá dự luật này rất quan trọng, nhưng ông tin rằng nó cần được củng cố để phá vỡ những phản kháng.
Ông Rychlak cũng đồng ý là dự luật này rất quan trọng để đối phó với thông tin sai lệch, ông cũng bày tỏ một số dè dặt. Theo ông, vấn đề  không phải là việc thông qua luật, mà là những vấn đề có thể xảy ra sau đó.
Ông nói rằng nếu chính phủ Mỹ thành lập một tổ chức có nhiệm vụ xác định và tố cáo thông tin sai lạc nước ngoài, tổ chức này "sẽ là điều đầu tiên kẻ thù của chúng ta cố gắng để kiểm soát".
Ông nói thêm về nguy cơ, khi cơ quan này có quyền để xác định những thông tin nào là thật và những thông tin nào không phải là thật.
Tuy nhiên, ông nói thêm "nếu chúng ta là một nước cộng hòa dựa trên ý tưởng rằng dân chúng biết thông tin để đưa ra các quyết định, thì chúng ta phải có khả năng phân biệt ở một mức độ nào đó và đó là điều mà hầu hết mọi người chưa thể làm, do thiếu nguồn lực và kỹ năng".
Trong 180 ngày sau khi được thông qua, dự luật sẽ thành lập một trung tâm phân tích và đối phó với thông tin, trong sự phối hợp với Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng, Giám đốc Tình báo Quốc gia, Hội đồng các thống đốc truyền thông, các Bộ và cơ quan khác.
Trung tâm mới này sẽ chịu trách nhiệm thu thập và phân tích "nỗ lực chiến tranh thông tin" của các chính phủ nước ngoài và thiết kế một chiến lược quốc gia. Trung tâm sẽ có 20 triệu đô la để có được sự giúp đỡ của các nhà báo, các tổ chức phi chính phủ, các công ty tư nhân và các học giả.
Trung tâm cũng sẽ có nhiệm vụ xác định phương pháp mà các nước khác sử dụng trong các chiến dịch thông tin sai lạc, gồm cả các nhóm giấu mặt đằng sau các nhóm cố vấn, các đảng chính trị và các tổ chức phi chính phủ, và sử dụng các điệp viên của họ để "gây ảnh hưởng đến các đối tượng họ đang nhắm đến".
Trong khi khái niệm này có vẻ xa vời, thì nó là có căn cứ trong thực tế. Năm 2010, FBI đã bắt giữ mười điệp viên của tình báo Nga đang cố gắng thâm nhập vào các nhóm cố vấn và tổ chức phi chính phủ của Mỹ.
Trung tâm sẽ làm việc với các Bộ khác nhau để "vạch trần và chống lại" các hoạt động thông tin với "những câu chuyện thực tế riêng để hỗ trợ các đồng minh và lợi ích của Mỹ".
Epoch Times cũng đã đưa tin nhiều chương trình gián điệp của Trung Quốc tập trung vào các hoạt động gây ảnh hưởng. Michel Juneau-Katsuya, cựu trưởng bộ phận châu Á Thái Bình Dương tại Cục an ninh tình báo Canada, đã chỉ cho Epoch Times trong tháng 6 năm 2015, rằng  "Một số lượng lớn các điệp viên đã được triển khai, số lượng lớn các đại lý gây ảnh hưởng đã được triển khai – hoàn toàn là một hiện tượng. Đó là chưa từng thấy trong lịch sử thế giới".
http://vietdaikynguyen.com/v3/101400-khi-thong-tin-tro-thanh-vu-khi/
 
US Senate Bill Seeks to Shine Light on Foreign Disinformation
Chinese and Russian propaganda seen as threat to US national security and democracy
By Joshua Philipp, Epoch Times |
May 23, 2016 AT 3:51 PM


(Epoch Times)
(Epoch Times)
A man dressed like a U.S. soldier appeared in a video in September 2015, where he lined up the sights on a Russian-made Saiga 401K rifle and fired three shots into a copy of the Quran.
The video was widely circulated in Russia's Muslim communities, where it sparked anger against the United States and its troops. It played on deeper anti-American sentiments, similar to when Florida pastor Terry Jones burned a Quran in 2011, leading to riots in Afghanistan, which killed 11 people.
But this latest video was a fake. Its source, according to a BBC investigation, was none other than Russia's own disinformation office, the Agency for Internet Studies, also called the "troll farm."
Similar fake stories aimed at smearing the image of the United States have been recently traced to the Agency for Internet Studies. The New York Times Magazine found in June 2015 that the office was also responsible for other fake stories, including one that claimed a Louisiana chemical company was leaking toxic fumes and another that claimed there was an Ebola outbreak in Atlanta.
Screen Shot 2016-05-18 at 11.04.12 AM
A propaganda video claims to show U.S. troops testing a Russian rifle at a copy of the Quran, however, an investigation pointed out that the alleged U.S. soldier is wearing the wrong camouflage along with the wrong type of helmet. (Screenshot via Mayaese Johnson/Youtube)
Information operations like this are becoming common tools of foreign governments. For them, news has become a weapon, and they're using it to prop up their regimes and to attack their enemies.
The United States may soon start fighting back with a new initiative to counter disinformation.
On May 16, a bipartisan bill called the Countering Information Warfare Act of 2016 was introduced to the Senate, sponsored by Sen. Rob Portman (R-Ohio) and co-sponsored by Sen. Christopher Murphy (D-Conn.). It has been read twice and referred to the Committee on Foreign Relations.
It states plainly that foreign governments including Russia and China "use disinformation and other propaganda tools to undermine the national security objectives of the United States and key allies and partners."
Sen. Portman emphasized the importance of the bill on May 12 at the Atlantic Council, stating: "China spends billions annually on its foreign propaganda efforts, while RT, Russia's state-funded, 24-7 international news channel reportedly spends $400 million annually just on its Washington Bureau alone."
Russia's RT said in an email that its network's budget for 2016 is 17 billion rubles, or about $253 million, and accused Portman of using disinformation. The Moscow Times reported in Sept. 2014 that RT's state funding was $310 million in 2014, and $400 million in 2015.
Portman's numbers seem to come from an April 2015 report in the Heritage Foundation, which states "Reportedly, RT has a budget of $400 million for its Washington bureau alone." Its source is a 2014 report from the United States Advisory Commission on Public Diplomacy, which said "Russia spends more than $1 billion a year to support a media infrastructure that sows disinformation and counter-narratives to support its foreign policy."
The damage caused by disinformation cannot be understated, and the propaganda tactic is a serious threat to democracy, according to Ronald J. Rychlak, a law professor at The University of Mississippi School of Law. 
Disinformation is a particularly devious form of propaganda.
Rychlak co-wrote the book "Disinformation" with Lt. Gen. Ion Mihai Pacepa, the highest-ranking Soviet bloc intelligence official who ever defected to the West. The two detailed many of the false narratives spread by the Soviets, which today are taken as basic knowledge.
"We are a society that's based upon free information, upon people trusting the information they receive and making wise decisions," and this system is undermined when foreign governments intentionally spread false information to deceive people, Rychlak said, in a phone interview.
"It's important for people to become aware of this, and in some way we fight back, because you can corrupt an entire system from seemingly within by providing information like that," he said.

A Strategy of Deception

loq
A propaganda video allegedly showing a Falun Gong practitioner setting themselves on fire on Tienanmen Square in 2001. However, an award-winning video, "False Fire," found numerous holes in the report—including a part in the video where a Chinese police officer can be seen killing one of the alleged victims with a blow to the back of her head. (Screenshot via CCTV)
Disinformation is a particularly devious form of propaganda. One method is to manufacture news stories, often with a grain of truth, but with a false conclusion. The other method is to stage events, such as the fake video of the soldier shooting the Quran, and then spread a video or report of the fake event among the targeted population.
The tactic doesn't end at the creation of a false story, however. As opposed to conventional propaganda, which is usually spread by state mouthpieces, a key goal of disinformation is to cause foreign experts and news outlets to spread the disinformation on the state's behalf.
From there, the false stories start to take on a life of their own. As soon as a news outlet or expert picks up the disinformation, the state that created it can then use the false report as a source. It may then have a government official come out to publicly condemn the targeted country, citing the false news report, which incites other news outlets to also pick up the story.
After public sentiment gets riled up, foreign leaders are forced to respond. And with each report and statement, the false source of the disinformation gets buried deeper and deeper. The end goal is to make the false reports be viewed as common knowledge.
Rychlak said that when it reaches this point, disinformation "becomes part of our culture, part of the assumed knowledge, and this is why disinformation has been such an effective tool for our enemies."
The Chinese regime has used this tactic to justify many of its human rights abuses.
On Jan. 23, 2001, five people in China set themselves on fire on Beijing's Tiananmen Square. The Chinese regime's state-run news outlets claimed the individuals were practitioners of Falun Gong. The incident was used by Chinese authorities to validate their persecution of the practice, which had started two years earlier, but which had little public support until that time.
The incident was quickly debunked as being staged by Chinese authorities. The Washington Post looked into two of the individuals and reported in February 2001 that nobody had ever seen them practicing Falun Gong. An award-winning video program, "False Fire," also found numerous holes in the report—including a part in the video where a Chinese police officer can be seen killing one of the alleged victims with a blow to the back of her head.
The sheer volume of spies that have been deployed … It's never been seen in the history of the world.
— Michel Juneau-Katsura, former chief, Asia-Pacific bureau, Canadian Security Intelligence Service
Despite the fact that the "self immolation" was debunked, even today some news outlets still cite the incident and repeat the Chinese regime's disinformation, which according to the Falun Dafa Information Center was used by Chinese authorities "as a pretext to sanction the systematic use of violence and extrajudicial imprisonment against Falun Gong practitioners, leading to a surge in deaths due to torture and abuse in custody."
The Chinese regime has also used disinformation heavily in its operations to undermine the United States and its global influence. The Diplomat reported in December 2015 that the Chinese Communist Party has several systems for these operations, including a guiding policy under its "Three Warfares" doctrine of legal warfare, psychological warfare, and media warfare, military operations for "soft power" carried out by its General Political Department, and operations by spies under its Second Department.
The Three Warfares strategy creates a perception of legitimacy for the Chinese regime's land-grab in the South China Sea and other military operations, while trying to discredit military initiatives of other nations.
According to the think tank Project 2049 Institute, the bill's focus on countering Chinese propaganda would be a first for the United States. It says: "The Pentagon has been aware of China's expanding information warfare capabilities for over a decade, yet currently no single U.S. government organization takes on the role of developing a whole-of-government strategy to combat the threat of information warfare."
The bill states that Russia, on the other hand, has been increasingly using disinformation to pursue "political, economic, and military objectives in Ukraine, Moldova, Georgia, the Balkans, and throughout Central and Eastern Europe."
The new bill to counter information warfare is aimed particularly at disinformation campaigns that threaten the national security of the United States and its allies, but it would also aim to "protect and promote a free, healthy, and independent press in countries vulnerable to foreign disinformation."

The War of Words

If the bill is passed, it would create a new office under the State Department tasked with identifying foreign disinformation and publicly exposing it.
According to William Triplett, however, who is a veteran of the Reagan White House and the American Intelligence Community, the bill may have a difficult time reaching that stage.
The problem, Triplett said, is that anything aimed at exposing Chinese disinformation, in particular, is going to ruffle the feathers of the numerous organizations that receive money from China—whether it be news organizations that run paid inserts of Chinese propaganda (such as the New York Times and Washington Post running inserts of China Daily, the Chinese regime's main English-language propaganda outlet), businesses with financial interests in China, or paid agents of the Chinese regime working in various parts of U.S. society.
Triplett said he sees the bill as something important, but noted it would likely need more muscle behind it to break through the resistance.
While Rychlak also agreed that efforts to counter disinformation are important, he also expressed some concerns. The problem for him isn't whether the bill can be passed, however, but instead the types of problems it may face afterward.
He said that if the U.S. government were to create an organization assigned to identify and expose foreign disinformation, that organization "will be the first thing our enemies will try to take hold of."
Rychlak said it would also be risky, since it would establish an office with authority to say which information is true, and which is not.
He added, however, that "If we are to be a republic that rests on the idea of an informed populace making decisions, we need to have at some level the ability to see through, and that's something most individuals don't have the resources and ability to do."
Within 180 days of being passed, the bill would establish a Center for Information Analysis and Response, through coordination with the Secretary of State, the Secretary of Defense, the Director of National Intelligence, the Broadcasting Board of Governors, and other departments and agencies.
The new center would then be tasked with collecting and analyzing information warfare efforts of foreign governments, and finding ways to work the information into a national strategy. It would have $20 million to hand out in grants to get help in this work from journalists, NGOs, private companies, and academics.
It would also aim to identify the systems leveraged by other nations in their disinformation campaigns—including front groups under think tanks, potlical parties, and NGOs, and extending to their use of spies assigned to "influence targeted populations and governments."
While the concept may sound far-fetched, it's unfortunately close to reality. In June 2010, the FBI arrested 10 spies from the Russian Foreign Intelligence Service, who were working to infiltrate U.S. think tanks and NGOs.
The center would work with various departments to "expose and counter" the information operations with its own "fact-based narratives that support United States allies and interests."
Epoch Times has also exposed several Chinese spy programs designed forinfluence operations. Michel Juneau-Katsuya, the former Asia-Pacific bureau chief for the Canadian Security Intelligence Service, told the Epoch Times in June 2015, "The sheer volume of spies that have been deployed, the sheer volume of agents of influence that have been deployed—it's just absolutely phenomenal. It's never been seen in the history of the world."

http://www.theepochtimes.com/n3/2067461-us-senate-bill-seeks-to-shine-light-on-foreign-disinformation-2/