Tuesday, February 3, 2015

VĂN QUANG viết từ SàiGòn ngày 02.2.2015

Fr: Nhat Lung





“Ai cho tao làm người lương thiện?”                            Mấy hôm nay trời Sài Gòn bỗng trở lạnh. Người Sài Gòn ra đường sặc sỡ với những chiếc áo ấm có lẽ để dưới đáy tủ, bây giờ mới có dịp dùng.
alt
i Gòn trở lạnh nên sáng sớm nhiều người phải mang áo ấm đi làm

Người bình dân mua vội chiếc áo “hàng sida” bày bàn ở vỉa hè hoặc góc chợ với đủ các nhãn hiệu, đủ thứ chữ Anh bay bướm trên ngực. Nhưng quả thật cái lạnh đối với dân miền Nam là chuyện hiếm. Tôi nhớ năm 1954, khi đồng bào miền Bắc ồ ạt di cư vào Nam, tháng 12 năm đó trời cũng bất ngờ trở lạnh. Mấy người miền Nam nói dỡn với nhau “mấy anh Bắc kỳ mang theo cả cái “rét” của họ vào trong này”.           Nhưng cái lạnh năm nay thì không đổ thừa cho ai được nữa. Tôi cảm thấy thú vị như được hưởng lại cái lạnh chợt đến của cuối thu miền Bắc xưa. Mặc dù tuổi già bị lạnh đôi khi cũng sụt sịt, sổ mũi, ho khan. Nhưng chẳng mấy khi được hưởng cái không khí này dù biết chắc TP này vẫn ô nhiễm trầm trọng.
Khu chung cư tôi ở có 3 ông già gần tám chục tuổi lăn ra chết. Người ta bảo vì trời lạnh người già dễ chết. Có lẽ đó là sự thật chăng? (Cái này chắc tôi phải e mail hỏi mấy ông đốc tưa chuyên viết chuyện bệnh tật như ông Nguyễn Ý Đức hay ông Hà Xuân Du may ra mới biết). Thôi thì cứ cho là thế, nhưng mình còn sống nhăn đây mà, lo gì cái vặt.

Vào nhà hàng ăn sang trọng cũng bị móc bóp
Bây giờ là những ngày cuối năm, các cụ gọi là “tháng củ mật” phải đề phòng trộm cướp. Nhưng ở Sài Gòn thì khỏi phải đề phòng “tháng củ mật” bởi ngày nào cũng là “ngày củ mật”. Không đề phòng là… đi đời nhà ma ngay. Chuyện trộm cướp xảy ra bất cứ ở đâu, bất cứ giờ nào. Trộm trốn trong nhà đợi đêm hành sự, trộm khoét mái nhà đu dây xuống, trộm chui từ nhà này sang nhà khác, cướp giữa ban ngày… nói tóm lại hở ra là mất.
Bạn ngồi trong tiệm ăn sang trọng cũng bị móc bóp. Cụ thể là cách đây 2 năm bà A.N từ Mỹ về VN, đãi chúng tôi ăn ở một nhà hàng nổi tiếng về món cơm niêu, ấy thế mà khoác cái bóp trên ghế ngồi, đến lúc trả tiền, mất trắng 100 USD vừa đổi thành tiền VN. May mà bà không để nhiều tiền trong bóp.
Tuần trước chị TV đi ăn với bạn ở một nhà hàng cũng thuộc loại khá sang cũng bị móc bóp mất hết tiền tương tự bà A.N. Và gần đây nhất, mới tháng trước thôi, bà HXD cũng từ Mỹ về VN đi taxi, đến lúc trả tiền, anh taxi dùng tờ báo che cái bóp và móc mất hơn 1 triệu đồng. Vì số tiền mất chỉ khoảng gần 2 triệu đồng VN nên các bà cũng không muốn làm cho ra chuyện.
Đó là mấy chuyện trước mắt tôi biết.
Còn biết bao nhiêu nơi, bao nhiêu cảnh như thế này nữa. Xin cảnh báo cùng quý bạn khi về VN, đi ăn ở các tiệm ăn dù là hạng sang cũng nên đề phòng cẩn thận đừng bao giờ lơ là với cái bóp của mình.
Và, chỉ còn mươi ngay nữa là hết năm đến Tết Âm Lịch, quen gọi là Tết Ta, sao nhiều chuyện lôi thôi quá. Mỗi năm tôi thường “bầu” cho 1 chuyện được cho là “hay” nhất trong năm, hầu hết là những chuyện vui, không phải chuyện lớn.


Làm người lương thiện khó quá
Điểm lại vài chuyện trong mấy năm gần đây, bạn đọc bận bịu chắc có thể quên hoặc chưa đọc, tôi tóm tắt sơ lược qua để bạn nhớ lại và thấy được rõ nét hơn về tâm trạng của người dân trong thời đại này.
- Chuyện thứ nhất là câu nói bà Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cách đây 2 năm:  “Người ta ăn của dân không từ một thứ gì”. Câu nói rất thực tế và đến nay còn quá đúng. Mới tuần trước mấy ông quan xã ăn chặn bò heo của dân, rồi việc 12 con dê của nhà nước hỗ trợ cho dân nghèo "lạc" vào trang trại của ông bí thư huyện ủy huyện Thạch Thành. Nếu dân không tố cáo thì nghiễm nhiên là dê của ông bí thư huyện rồi. Đó chỉ là một chuyện quá nhỏ trong ngàn thứ chuyện “bòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng” của các quan từ xã đến huyện, đến tỉnh... Cho nên Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách nhận được nhiều khiếu nại nhất liên quan đến tham nhũng, chỉ đứng sau Ấn Độ. May quá, nếu không có anh Ấn Độ cản mũi, VN mình về nhất đấy các cụ ạ!
- Chuyện thứ hai ngộ nghĩnh hơn xảy ra vào năm 2014, đó là chuyện “làm đơn xin được đánh lộn” của anh Hồ Văn Vệ. Anh Vệ 31 tuổi, ngụ xã Mỹ Quý Tây, hành nghề chạy xe ôm, vì quá phẫn nộ vềviệc bị một nhóm người đánh đến nỗi phải vào bệnh viện, tiêu tốn chi phí điều trị hàng chục triệu đồng, anh đã gửi đơn lên xã, huyện đề nghị giải quyết, nhưng hơn 6 tháng qua chưa thấy cơ quan chức năngnào “xử lý”.

alt
Trong đơn, anh Vệ viết: “Đến nay nửa năm đã qua, nhưng không ai giải quyết dù tôi có gửi đơn lên xã và huyện. Chỗ nào cũng im re hết. Quá bức xúc nên tôi làm đơn này xin phép đánh lại mấy người kia bởi vì đợi hoài pháp luật không giải quyết”. Anh Vệ cũng khẳng định, nếu vụ việc không được cơ quan pháp luật giải quyết, anh sẽ tự giải quyết theo cách riêng của mình. Đánh anh thì anh đánh lại, không thèm nhờ luật pháp nữa.
Tuy là chuyện khôi hài nhưng thể hiện nỗi phẫn nộ âm thầm của người dân. Bởi sự oan ức đè nén lâu ngày, làm hàng chục lá đơn, đến hàng chục cơ quan mà chẳng ai thèm giải quyết. Anh Vệ không ngu và cũng không dở hơi khi làm lá đơn xin được đánh lộn. Anh biết pháp luật nên mới làm đơn và cũng thừa biết không ai dám ký tên cho phép anh đánh lộn, dù là chủ tịch nước.
Chẳng qua anh làm thế cho đỡ tức, một hành động không phải dỡn mặt với chính quyền mà là “bỉ mặt chính quyền”. Nỗi ấm ức ấy không chỉ của riêng anh Vệ mà là nỗi đau chung của những thân phận thấp cổ bé miệng ở nhiều nơi bị trù ém vùi dập. Bạn Lê Minh Hoàng (Tiền Giang) bình luận:
“Mọi sự so sánh đầu khập khiễng nhưng giá mà Nam Cao còn sống thì chắc chắc văn đàn Việt Nam lại sẽ có một kiệt tác văn chương như anh em sinh đôi với truyện ngắn "Chí Phèo" bởi chuyện anh Vệ làm " Đơn xin đánh lộn" gửi cơ quan công quyền cũng giống như Chí Phèo hỏi "Ai cho tao làm người lương thiện?"
- Chuyện thứ ba xảy ra vào cuối tháng 8 năm 2013 đã trở nên nổi tiếng, đó là chuyện bà Bà Nguyễn Thị Xuân Đào là bị đơn trong một vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản, bồi thường thiệt hại và đòi lại tài sản đang được Tòa án TP Quy Nhơn thụ lý. Bà Đào cho rằng ông Dũng chỉ thị cho cấp dưới làm thiệt hại cho mình, như thế là có dấu hiệu tiêu cực (ăn hối lộ của người khác) nên bà Đào tức tối, lấy một chiếc quần đen bằng vải thun, loại dành cho phụ nữ, bất ngờ trùm xuống đầu ông chánh án.
altMọi việc càng trở nên phức tạp và khôi hài hơn nữa khi bà Đào lôi ông chánh án Dũng ra ngoài hành lang và la to cho…cả làng cả nước cùng biết.
Chẳng qua đây chỉ là một vụ “tức nước vỡ bờ” thôi, nó cũng nằm trong cái “hội chứng tự xử”. Người dân chỉ còn phản ứng đó để “giải phóng” cho những nỗi giận hờn. Hành động đó còn mạnh hơn súng đạn, nó “chụp” lên cả hệ thống pháp luật hiện nay.

Đến chuyện cuối năm nay
Câu chuyện đang gây ồn ào nhất lúc này cũng trong những sự kiện đáng buồn về pháp luật. Sự việc đã được hầu hết các báo trong và ngoài nước đăng tải chi tiết.
alt
    Đề nghị thu chứng chỉ hành nghề luật sư - Minh họa Ngọc Diệp
Tôi chỉ tóm lược lại.
Đó là vụ cả “3 tòa quan lớn” gồm công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân TP Tuy Hòa đã cùng có văn bản đề nghị Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên, Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư đối với luật sư Võ An Đôn - người bảo vệ quyền lợi cho gia đình người bị hại trong vụ án 5 công an dùng nhục hình dẫn tới chết người. Và sau đó, có bao nhiêu văn phòng luật sư tại tỉnh Phú Yên, nhưng “ba tòa quan lớn” lại chỉ thanh tra văn phòng của LS Đôn. Điều đó càng chứng tỏ sự “trù dập” một người chân chính. Thời buổi này tìm được sự tử tế ngay ở những chốn được coi là trang trọng nhất cũng quá khó và muốn làm người lương thiện càng khó hơn. Chuyện này là tâm điểm nóng nhất trong năm vừa qua.

Tăng ca cả ngàn giờ khiến công nhân ngất xỉu
- Chuyện thứ hai cũng lại gần giống chuyện làm đơn xin đánh lộn của anh Vệ năm trước. Năm nay là chuyện anh công nhân viết thư cho ông bí thư thành ủy Sài Gòn.
Anh công nhân Lê Minh Phúc vì bị công ty bắt làm tăng ca (tức làm thêm giờ) khi đã kiệt sức, anh viết:
“Tôi nắn nót dòng chữ: Kính gởi đồng chí bí thư thành ủy... Viết xong lá đơn, tôi thấy lòng hân hoan khó tả. Chắc chắc lần này chuyện ép công nhân tăng ca đến ngất xỉu ở công ty tôi sẽ được giải quyết…”
Nhưng lá đơn đưa cho bị trưởng phòng nhân sự bắt viết đi viết lại cũng chưa vừa ý. Rồi đơn đưa đến ngài quản đốc cũng bị gạt ngang, không cho nghỉ. “Độc” hơn nữa là đơn gửi đến Phòng Lao động- Thương Binh- Xã Hội cũng bị ngâm tôm. Anh Phúc viết:
“Điều đó có nghĩa là tôi không được nghỉ dù việc tăng ca, làm việc vào ngày nghỉ là phải trên tinh thần tự nguyện và trong khuôn khổ pháp luật. Ấy vậy mà cái công ty của tôi bắt công nhân tăng ca cả ngàn giờ mỗi năm mà không hề thỏa thuận, không hề có sự đồng ý. Nói nôm na là ép công nhân tăng ca.
Điều tôi muốn nói ở đây là với những sai phạm đó của công ty, chúng tôi đã gởi đơn khiếu nại cả xấp, cả xấp... đến cơ quan quản lý lao động quận. Thế nhưng không có ai xử lý. Bức xúc quá nên lần gần đây nhất, chúng tôi nói thẳng trong đơn là Phòng LĐ-TB-XH quận đã "ngậm miệng ăn tiền", nếu không sao để sai phạm hoành hành như vậy? Tôi nói chuyện này không phải là vô căn cứ.
Tháng trước công nhân ngừng việc, đến ngày thứ ba thì có mấy người trên quận xuống, vô thẳng phòng giám đốc rồi hân hoan ra về. Sau đó mọi chuyện vẫn như cũ, thậm chí giám đốc còn "lên gân" với công nhân, thách thức công nhân đi kiện.
alt
 Công nhân Cty Cloth & People Vina ngừng việc đòi Cty giảm thời gian tăng ca

Chúng tôi gửi đơn khiếu nại lên cấp cao hơn và được mời lên làm việc. Lần lữa mãi chúng tôi mới thu xếp lên gặp. Trời xui đất khiến, trưa hôm đó 3 người chúng tôi vừa vô tới cổng cơ quan đó, đang còn loay hoay chưa kịp gởi xe thì thấy xe hơi của công ty chạy vào cổng, lát sau một quan chức của sở lên xe. Chúng tôi phóng theo. Chiếc xe chạy thẳng tới một nhà hàng sang trọng ngay trung tâm thành phố.
Từ hôm đó, tôi không bao giờ gởi đơn khiếu nại lên phòng, lên sở nữa... Tôi cầm tờ tường trình về, bực mình quá nên xé vụn vứt vào sọt rác. Bất giác, tôi nhớ hôm trước đọc báo thấy có chuyện oan ức 10 năm cấp quận, phường không giải quyết, lên tới bí thư thành ủy, 30 phút là xong.
Đầu tôi bỗng lóe sáng một tia hi vọng. Tôi nắn nót dòng chữ: "Kính gởi đồng chí bí thư thành ủy...". Viết xong lá đơn, tôi thấy lòng hân hoan khó tả. Chắc chắc lần này chuyện ép công nhân tăng ca đến ngất xỉu ở công ty tôi sẽ được giải quyết. Thế nhưng, do dự mãi, tôi vẫn không dám gửi…” Anh Phúc bèn cất lá thư làm kỷ niệm!!!
Bạn đọc đã thấy được những điều ký quái trong một xã hội luôn đề cao giai cấp công nhân, giai cấp nồng cốt của xã hội. Hóa ra ông chủ tư bản mới đích thực là ông chủ. Còn mấy ông công chức nhà nước, dường như chỉ có ông bí thư thành ủy làm việc còn bao nhiêu ông “sáng xách xe đi tối xách về”. Kể cả cái LĐ-TB-XH lập ra để bênh vực quyền lợi của người lao động cũng lại “ngậm miệng ăn tiền”. Thôi, thế thì công nhân đành viết đơn để đưa cho vợ con đọc vậy.

Nhìn qua về văn hóa
Tôi chỉ nêu vài vụ chính. Trong năm 2014, rất nhiều tờ báo bị phat, điển hình là 10 cơ quan báo chí bị xử phạt trong tháng 9 vì thông tin sai sự thật.
Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), tháng 9 năm 2014 vừa qua, đã có 10 cơ quan báo chí bị xử phạt vì thông tin sai sự thật với tổng số tiền xử phạt đối với 10 báo này (cả báo in và báo điện tử) là 450 triệu đồng.
10 cơ quan báo chí bị xử phạt gồm có 3 báo in: Báo Giáo dục & Thời đại, Kinh doanh & Pháp luật và báo Người cao tuổi; 7 báo điện tử thông tin sai sự thật gồm: VnExpress, Người đưa tin, Báo điện tử Pháp luật & Xã hội, Báo điện tử Tiền phong, Báo điện tử Đất Việt, báo điện tử Kiến thức và báo điện tử Trí thức trẻ.
Ngay cả đài Truyền hình VN (gọi tắt là VTV) cũng bị phạt tơi bời hoa lá vì thông tin sai sự thật trong nhiều vụ khác nhau. Ngày 21/11/2014, Đài truyền hình Việt Nam bị phạt 30 triệu đồng vì đã phát sóng câu chuyện "Nhặt xương cho thầy" đã xúc phạm các thày cô giáo.
VTV bị phạt 15 triệu vì vụ điều tra tuổi thật của cầu thủ Công Phượng.
VTV bị phạt 40 triệu đồng vì đã thông tin sai sự thật trong chương trình “Điều ước thứ 7” phát sóng trên kênh VTV3 ngày 10/1 vừa qua…
Nhìn những hình phạt trên đây tôi có cảm tưởng như ông thày nghiêm khắc nọc cậu con “ngoan nhưng chưa tốt” ra đánh đòn cho chừa cái tật xấu. Mấy anh phóng viên trẻ sợ xanh mặt là cái chắc.

“Sao kim” chọn ai làm chồng?
Trong tuần này các trận tennis giải Grand Slam Australian Open được chiếu trực tiếp trên đài Fox Sports HD, vì sân chơi ở Melbourne, cách VN đúng 4 tiếng nên dân VN được xem ban ngày suốt từ 07g sáng đến 19g chiều. Nhưng khi trận cuối trong ngày vừa hết, tôi dò tìm trên các đài truyền hình xem có gì hay. Bất ngờ tôi… bị xem một đoạn trong chương trình “Đến từ sao Kim” do 4 cô trong showbiz VN ngồi nói chuyện tâm tình giữa phái nữ (sao kim) và phái nam (sao hỏa). Lúc đó chương trình đưa ra vài “mẫu người” nam cho các cô “bình chọn”. (Mẫu người chứ không phải người mẫu). Tôi nhớ “mẫu người” đó là: một ông tỉ phú già, một anh đẹp trai và một anh trẻ khỏe nhưng nghèo. Tôi bỗng tá hỏa khi nghe một cô phát biểu thẳng thừng: “Em chọn chồng là tỉ phú nhưng ngoại tình với anh đẹp trai”. Một cô khác chọn “Em chọn anh đẹp trai và khỏe, khỏe để yêu mình”.
Có thể đó là tâm trạng thật của các cô gái này. Nhưng đó là chuyện chỉ có thể bù khú rất riêng tư giữa các cô đã từng có “kinh nghiệm đầy mình”. Tôi không hiểu nổi khi những lời đối thoại đó đi vào các gia đình tử tế và những cô con gái mới lớn sẽ ảnh hưởng tai hại như thế nào. Tôi vội vàng tắt máy.
alt
Thúy Nga “chia sẻ” căn biệt thự có 112 cửa  sổ ở Mỹ Và câu chuyện còn đang um xùm là chuyện “danh hài” Thúy Nga từ Mỹ về VN đóng kịch hay đóng phim gì đó, cô đưa lên trang cá nhân “chia sẻ” căn nhà ở Mỹ có tới 112 cái cửa sổ!
alt
   Thúy Nga tố chồng cũ trên trang cá nhân

Đồng thời “danh hài” này cũng tố cáo ông chồng cũ cướp 350 ngàn đô la và đứa con không phải là con anh này. Ông chồng cũ là ông Nguyễn Văn Nam buộc phải “phản công” đưa ra những chuyện chẳng tốt đẹp gì của “danh hài”. Hai người đều hẹn sẽ đưa nhau ra tòa.
alt
    Ông Nguyễn Văn Nam muốn khởi kiện Thúy Nga ra tòa vì vu khống, hạ nhục
Bạn Vũ Thị The trên trang báo điện tử VN Express bình chọn: “Đây là vở hài kịch tệ nhất trong năm”. Chuyện của giới showbiz Việt thì có vô vàn thứ bi hài đằng sau sự thật. Như thế thì làm người lương thiện cũng khó quá, phải không các cụ?
Văn Quang