Thursday, March 3, 2016

TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

Trung Quốc chiếm một bãi đá ở Trường Sa từ tay Philippines 
 Nhân lúc các tàu thuyền của ngư dân Philippines đang quản lý bãi ngầm san hô Atoll phải lánh nạn do thời tiết xấu, các tàu hải quân Trung Quốc (ít nhất 5-6 tàu tuần dương / cảnh sát biển )có trang bị vũ khí đã đến khu vực xung quanh và bao vây bãi vòng san hô này.
 Hiện nay tàu ngư dân Philippines không thể tiếp cận khu vực mà họ đã quản lý. Trong cụm vòng san hô Jackson, Philippines có cho xây dựng một ngọn hải đăng để quản lý toàn bộ khu vực bãi ngầm. 
Bãi vòng san hô Jackson là một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Bãi có dạng hình tròn với đường kính khoảng 6 hải lí (11,11 km). Vụng biển (đầm nước) có độ sâu từ 25 đến 46 m. Có năm vị trí được đặt tên trên vành san hô của rạn san hô vòng này, tức năm "đá". Rạn vòng này nằm về phía bắc của đá Vành Khăn và cách đảo Vĩnh Viễn 12 hải lí (22,22 km) về phía nam.
 Bốn nước là Philippines, Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền trên bãi vòng này mà Việt nam gọi là Hải Sâm, Trung Quốc gọi là Đá Ngũ Phương
Ngư dân Philippines hay đánh bắt ở nơi đây. Hồi năm 2011, tàu chiến Trung Quốc từng nổ súng gây hấn với ba tàu cá của Philippines cũng tại bãi Hải Sâm khiến các tàu này phải cắt neo chạy trốn. Trung Quốc cũng đã điều tàu đi lại xung quanh bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) gần đó mà hiện Philippines đang duy trì hải quân canh gác. Manila đưa vấn đề  ra tòa trọng tài quốc tế . Phán quyết được trông đợi vào tháng Năm tới. Ngư dân Việt Nam cũng đưa ra cáo buộc là nhiều tàu cá của họ tiếp tục bị các tàu của Trung Quốc đe dọa, tấn công thậm chí bắn phá, nhưng truyền thông chính thức của Việt Nam trong nhiều vụ chỉ gọi đây là 'tàu lạ'.
Từ đầu năm 2016 tới nay, Trung Quốc gây chú ‎ý và quan ngại ở Biển Đông với một số các quốc gia có lợi ích liên quan, sau khi có một loạt động thái như cho phi cơ hạ cánh thử nghiệm ở quần đảo Trường Sa, tiến hành nhiều chục chuyến phi cơ dân sự hạ cánh, triển khai dàn tên lửa đất đối không và Radar ở khu vực, trong khi được cho là vẫn tiếp tục củng cố các khu đảo nhân tạo gây tranh cãi.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/03/160303_hangout_southchinasea_2016
 
Tàu Trung Quốc đã " rút khỏi bãi Hải Sâm
Ngoại trưởng Philippines cho hay hôm 2/3 khi kiểm tra thì tàu Trung Quốc đã không còn ở bãi Hải Sâm thuộc Trường Sa.
Ông del Rosario cũng nói thêm không rõ tàu nước láng giềng khổng lồ có quay trở lại hay không. "Chúng có thể trở lại vào ngày mai, có thể không."
Tại Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi giải thích rằng Bộ Giao thông Trung Quốc đã điều tàu ra Trường Sa, mà nước này gọi là Nam Sa,để cứu một tàu cá mắc cạn gần bãi Hải Sâm từ cuối năm 2015, gây cản trở lưu thông.
Ông Hồng nói với các phóng viên rằng trong chiến dịch này, tàu Trung Quốc đã "thuyết phục các tàu cá [Philippines] rút lui để bảo đàm an toàn lưu thông hàng hải". Ông cũng nói tàu Trung Quốc đã rút đi sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/03/160303_china_philippines_update
Bàn tròn Thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ và các vị khách mời cùng nhìn lại các diễn biến và sự kiện ở Biển Đông, cũng như các động thái, phản ứng của các bên liên quan, và thử dự đoán xem ít nhất từ nay tới cuối năm 2016, Trung Quốc và các bên liên quan sẽ có những bước đi, động thái nào khác đáng chú ý. http://www.youtube.com/watch?v=IQholJOECzo
 Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam có khả năng trở thành một chiến trường mới "khắc nghiệt" trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát biển Đông giữa Trung Quốc đối với Mỹ.
Trung Quốc sẽ tiếp tục ngoan cố
Cả giới chuyên gia an ninh nước ngoài và của Trung Quốc đều cho rằng Bắc Kinh sẽ ngoan cố "không thỏa hiệp" về quần đảo Hoàng Sa mà nước này đang chiếm đóng trái phép từ Việt Nam.Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục dùng chiêu không chịu thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là khu vực đang tranh chấp.
Hãng tin Reuters dẫn lời giới chuyên gia an ninh nhận định Washington và Bắc Kinh đang đối mặt với nguy cơ leo thang về việc ăn miếng trả miếng liên quan đến tình hình ở quần đảo Hoàng Sa.
Lý giải nguyên nhân Trung Quốc đang có những động thái ngày càng hung hăng, nhằm mục đích đòi chủ quyền phi lý ở khu vực này. Cùng lúc là sự hiện diện quân sự của Mỹ ngày càng tăng ở biển Đông.
"Chúng ta đang trong giai đoạn khó khăn, Trung Quốc sẽ không chịu nhúc nhích về những gì mà nước này cho rằng đó là quyền lãnh thổ "cố hữu" của họ"- ông Trương Bảo Huy, một chuyên gia về an ninh ở trường đại học Lĩnh Nam của Hong Kong nhận định.
Nhật báo Quân đội Trung Quốc (PLA Daily) trước đó từng tuyên truyền rằng hiện nay binh lính Trung Quốc chiếm đến ¾ số người đang cư trú trên đảo Phú Lâm. Tờ báo này không cho biết hiện có bao nhiêu người Trung Quốc cư trú trái phép trên đảo này cũng như các đảo khác thuộc quần đào Hoàng Sa. Song, báo South China Morning Post dẫn các nguồn báo cáo trước đó từ Bắc Kinh thống kê hiện có khoảng hơn 1.000 người .
Bắc Kinh có thể sẽ hành động nhanh và cứng rắn đối với bất kỳ động thái nào mà nước này cho là "khiêu khích" ở quần đảo Hoàng Sa.
Bằng chứng, từ khi Mỹ đưa tàu khu trục USS Curtis Wilbur tiến gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc ngay lập tức đã thị uy bằng cách triển khai hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9. Và, ngay sau đó là tái triển khai máy bay chiến đấu đến đảo Phú Lâm.
Ông Học Lực chuyên gia thuộc Viện xã hội học Trung Quốc,  còn cho rằng Trung Quốc đang muốn áp dụng chiến lược mà nước này chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa, sang sử dụng ở quần đảo Trường Sa, nơi mà Bắc Kinh đang xây dựng bồi đắp trái phép ít nhất bảy đảo nhân tạo.
Một số ý kiến còn cho rằng những loạt triển khai khí tài quân sự gần đây của Trung Quốc đến đảo Phú Lâm cho thấy ý đồ muốn bảo vệ tốt hơn cho hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc ở đảo Hải Nam.Hạm đội này có thể bao gồm nhiều tàu vũ trang hạt nhân, đã được triển khai đến Hải Nam trong vài năm trở lại đây. Chính điều này khiến cho đảo Hải Nam trở thành trọng tâm đánh chặn hạt nhân của Bắc Kinh.
http://nguoivietukraina.com/trung-quoc-vua-chiem-them-mot-bai-da-o-truong-sa-tu-tay-philippines.nvu
 
Mỹ phản ứng
Động thái hung hăng của Trung Quốc  khiến Washington phản ứng bằng hàng loạt cáo buộc Bắc Kinh đang quân sự hóa ở biển Đông.Biển Đông là tuyến đường thương mại huyết mạch nối giữa các nền kinh tế lớn ở Đông Á với Nam Á, Trung Đông và châu Âu.
Chính vì vậy khi mối quan ngại mang tính khu vực đang dâng cao, Washington không muốn bị xem là nước có lập trường quá mềm mỏng và không có phản ứng trước bất kỳ động thái nào của người Trung Quốc trên tuyến đường này. Mỹ đã cam kết sẽ có thêm nhiều "cuộc tuần tra khẳng định tự do hàng hải" trong khu vực. 
Mỹ : Sẽ tập trận chung với Ấn Độ và Nhật Bản gần Biển Đông
Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc phẫn nộ, Hải Quân ba nước Mỹ, Ấn và Nhật Bản sẽ tổ chức tập trân chung tại vùng biển ngoài khơi miền Bắc Philippines, gần Biển Đông. Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương đã loan báo kế hoạch trên đây vào hôm qua, 02/03/2016, nhưng không cho biết thời điểm cụ thể.
Phát biểu tại một hội nghị an ninh ở New Delhi (Ấn Độ), đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết là cuộc tập trận ba bên đó được dự trù trong năm 2016, tại khu vực Biển Bắc Philippines.
Sau khi xác định rằng tự do hàng hải là quyền cơ bản của tất cả các nước, dù không nêu đích danh Trung Quốc, đô đốc Harris đã mượn ví dụ Ấn Độ để chỉ trích các hành động hù dọa của Trung Quốc đối với các láng giềng ở Biển Đông khi cho rằng : « Trong khi một số quốc gia tìm cách bắt nạt các nước nhỏ hơn bằng cách hăm doạ và cưỡng ép, tôi rất khâm phục Ấn Độ, môt ví dụ về việc giải quyết trong hòa bình tranh chấp với các láng giềng tại Ấn Độ Dương ».
Thông báo về cuộc tập trân chung Mỹ-Ấn-Nhật được tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại vùng Thái Bình Dương đưa ra đúng một hôm sau khi bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter cảnh cáo Trung Quốc là việc quân sự hoá Biển Đông tất yếu sẽ kéo theo các « hậu quả ».
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, vào năm ngoái, Hoa Kỳ và Ấn Độ đã quyết định mở rộng cuộc tập trận song phương thường niên Malabar và mời Nhật Bản cùng tham gia trở lại, sau tám năm vắng mặt. Quyết định mời Nhật Bản được đánh giá là nhằm kháng lại thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc.
Trong phát biểu hôm qua, đô đốc Harris khẳng định rằng Hoa Kỳ mong muốn mở rộng các cuộc tập trận Hải Quân chung thường niên với Ấn Độ ra toàn bộ vùng châu Á-Thái Bình Dương. Việc làm này có tác dụng lôi kéo Ấn Độ tham gia trực tiếp vào vấn đề Biển Đông.
Gần đây, giới chức quân sự hai nước đã mở những cuộc đàm phán về khả năng hai bên cùng tham gia những cuộc tuần tra chung trên biển. Hãng tin Reuters đã trích dẫn một nguồn tin quốc phòng Mỹ cho rằng Biển Đông có thể nằm trong phạm vi các cuộc tuần tra, một thông tin sau đó đã được cả hai phía Mỹ và Ấn Độ cải chính, cho rằng trước mắt không có khả năng đó.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160303-my-loan-bao-se-tap-tran-chung-voi-an-do-va-nhat-ban-gan-bien-dong
John McCain : Ấn Độ nên xem xét khả năng tuần tra cùng Mỹ ở Biển Đông
Báo mạng indiatimes.com ấn bản ngày 25/02/2016 trích lời thượng nghị sĩ John McCain, kiêm Chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Mỹ, cho rằng « bây giờ là thời điểm thuận lợi » để Ấn Độ chuẩn bị dư luận về kế hoạch cùng Mỹ tuần tra tại các vùng có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.Ngoài ra  có nhiều lĩnh vực Ấn Độ và Mỹ có thể đẩy mạnh hợp tác
Chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Mỹ, ông John McCain, là một trong những quan chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ đầu tiên hội kiến thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngay sau khi ông Modi nhậm chức vào năm 2014.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160226-john-mccain-da-den-luc-an-do-xem-xet-kha-nang-cung-my-tuan-tra-o-bien-dong
Nhửng hành động hung hăng của TQ khiên Nga mất ảnh hưởng với Ấn Độ và CSVN,trong khi :

Kế hoạch chống khủng hoảng của Nga có tất cả, trừ tiền" 
 03 Tháng Ba 2016 bởi Hạnh Trần
5

Theo các chuyên gia kinh tế, kế hoạch chống khủng hoảng của Nga có tất cả, trừ tiền.
Kế hoạch chống khủng hoảng của Chính phủ Nga tập trung vào việc xây dựng nền tảng cho một nền kinh tế đa dạng, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ. Chính phủ lên phương án hỗ trợ các ngành kinh tế chủ chốt đang gặp khó khăn như nông nghiệp, chế tạo ô tô, xây dựng và công nghiệp nhẹ. Nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng của Nga đã suy giảm 3,7% trong năm 2015 do giá dầu thấp kỷ lục và các biện pháp trừng phạt kinh tế của Phương Tây liên quan cuộc khủng hoảng Ukraina.
Kế hoạch chống khủng hoảng ở Nga được cho là đã hoàn thiện vào giữa tháng 2 vừa qua, nhưng buộc phải kéo dài sau báo cáo của Bộ Tài chính Nga. Theo đó, Chính phủ Nga cần 250 tỷ Rub (khoảng 3,3 tỷ USD) để thực hiện kế hoạch này, trong khi quỹ chống khủng hoảng chỉ còn lại 120 tỷ Rub, chưa đến 1/2.
Trước đó, Bộ Phát triển Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev cho biết kế hoạch hồi sinh nền kinh tế đất nước sẽ cần tới khoảng 880 tỷ Rub (gần 12 tỷ USD), trong đó trọng tâm là việc đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính sau khi giá dầu mỏ lao dốc và đồng Rub mất giá ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh tế Nga.
Theo VTVhttp://nguoivietukraina.com/ke-hoach-chong-khung-hoang-cua-nga-co-tat-ca-tru-tien.nvu
 
 Nga phải giải quyết vấn đề Ukraine là điều kiện
để được hủy bỏ các chế tài kinh tế.

Obama gia hạn chế tài chống Nga do cuộc xâm lược ở Ukraine
Nhà Trắng công bố tài liệu trong đó nói Hoa Kỳ vẫn giữ chế độ "tình hình nguy kịch" bao gồm các chế tài kinh tế được áp dụng do có những nỗ lực của Nga xâm lược Ukraina, vi phạm nền độc lập và chủ quyền của nước này.
"Tôi gia hạn thêm một năm chế độ tình hình đặc biệt với các chế tài trừng phạt được công bố bởi sắc lệnh 13660", – trong tài liệu Nhà Trắng công bố nói.

Trong tài liệu cũng nói rằng tình hình này uy hiếp nền an ninh và chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.
Trong số các nguyên nhân áp dụng chế tài trừng phạt cũng ể đến việc nước Nga thôn tính bán đảo Crimea của Ukraina, sử dụng quân đội ở Ukraina, phá hoại quá trình dân chủ và các định chế của Ukraina, gây nguy cơ cho hòa bình, sự ổn định và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina, đồng thời biiiển thủ bất hợp pháp tài sản của Ukraina.
Trong khi đó phía Liên minh Châu Âu cũng có tuyên bố không định hủy bỏ các chế tài chống Nga chừng nào những nguyên nhân áp đặt các chế tài này chưa được loại bỏ.
Nguồn: unian
http://nguoivietukraina.com/obama-gia-han-che-tai-chong-nga-do-cuoc-xam-luoc-o-ukraina.nvu