Sunday, November 23, 2014

CHƯƠNG TRÌNH GIÁN ĐIỆP KHỦNG Ở TRUNG QUỐC

Tiết lộ chương trình ‘Gián điệp khủng’ ở Trung Quốc                

 Bởi: Joshua Philipp, Epoch Times 22 Tháng Mười Một , 2014

Các camera an ninh đặt trước cổng Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 8/11/2013. Nhờ chương trình “Gián điệp khủng” có quy mô lên đến 3,26 tỷ đô la Mỹ, các camera như thế này có thể nhìn thấy khắp mọi nơi tại những thành phố lớn ở Trung Quốc. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)
( Tân Đại Kỷ Nguyên) Các camera an ninh đặt trước cổng Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 8/11/2013. Nhờ chương trình “ Gián điệp khủng” có quy mô lên đến 3,26 tỷ đô la Mỹ, các camera như thế này có thể nhìn thấy khắp mọi nơi tại những thành phố lớn ở Trung Quốc. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Chính quyền Bắc Kinh đang theo dõi từng người dân Trung Quốc, bao gồm cả những lãnh đạo cấp cao của Đảng, theo một báo cáo phơi bày chương trình gián điệp quốc gia từ trang Creaders.net tiếng Hoa có trụ sở tại Vancouver.
Chương trình bí mật này được gọi là “Gián điệp khủng”, và được vận hành bởi Bộ Công an Trung Quốc.
Đài phát thanh Hy Vọng (Sound of Hope Radio-SOH Radio) đã trích dẫn Vương Lập Quân, nguyên giám đốc sở công an thành phố Trùng Khánh khi nói rằng chương trình này chỉ mất 12 phút để rà soát tất cả 1,3 tỷ người Trung Quốc, 4 phút để rà soát từng người trong danh sách truy nã của Trung Quốc, và 3,5 phút để rà soát bằng lái xe của từng người dân Trung Quốc.
Chương trình đã được vận hành trong gần 10 năm và chính quyền Trung Quốc vẫn luôn che dấu chương trình này, theo Đài phát thanh Hy Vọng. “Các chuyên gia tin rằng dự án này thiết lập hệ thống giám sát trên khắp cả nước”.
Cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, mà gần đây bị điều tra vì tội danh tham nhũng, là người khởi xướng chương trình này. Được bắt đầu từ lực lượng cảnh sát Trung Quốc, chương trình có thể kết nối tất cả các dữ liệu và nguồn lực công.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi Vương Lập Quân chạy trốn vào Lãnh sự quán Hoa Kỳ hồi tháng 2/2012, chương trình này được công bố ra công chúng. Cùng với việc chính quyền Bắc Kinh điều tra Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, đã góp phần thúc đẩy chiến dịch chống tham nhũng trên khắp đất nước như hiện nay, theo nguồn tin từ những cá nhân liên quan đến vụ việc này.
Cùng thời điểm đó, tạp chí Tài Kinh đã đưa tin, chính quyền Bắc Kinh có hệ thống giám sát lên đến 3,26 tỷ đô la Mỹ, và khoe đây là hệ thống cao cấp nhất trên thế giới, theo nguồn tin từ Đài SOH. Chỉ riêng tại Trùng Khánh, chương trình này bị cáo buộc đã sử dụng hơn 50.000 camera theo dõi gắn ở mọi ngõ ngách của thành phố.
Tạp chí này giải thích, hệ thống giám sát “lưới đánh cá” được thiết lập ở Trùng Khánh để giúp thành phố an toàn hơn.
Sau khi Bạc Hy Lai bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng, có báo cáo cho rằng Vương Lập Quân đã sử dụng hệ thống theo dõi này để giám sát những lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, theo nguồn tin từ Đài SOH.
Trùng Khánh chỉ là một phần nhỏ trong chương trình theo dõi “Gián điệp khủng” của Bắc Kinh.
Tính đến năm 2009, ở tỉnh Quảng Đông phía nam Trung Quốc, đã có hơn 800.000 camera theo dõi ở thành phố Thâm Quyến, trung bình một camera theo dõi 15 người, theo Đài SOH. Hơn 250.000 camera đã được lắp đặt ở Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông. Phật Sơn, Đông Quan, và Trung Sơn mỗi thành phố đều đã có 100.000 cái được lắp đặt.
Vào năm 2009, ở thành phố Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, đã có hơn 310.000 camera được lắp đặt.
Vào năm 2010, gần 60.000 camera theo dõi đã được lắp đặt ở thành phố Trường Xuân thuộc tỉnh Cát Lâm, phía Đông Bắc Trung Quốc. Và vào năm 2011, có 60.000 camera được lắp đặt ở Trường Sa, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam.
Hiện nay, hệ thống giám sát camera dày đặc có thể thấy ở hơn 676 thành phố trên toàn Trung Quốc, theo thống kê từ Đài SOH. Đặc biệt, trước khi diễn ra Thế vận hội mùa hè ở Bắc Kinh năm 2008, camera giám sát được lắp đặt trong cả xe buýt và xe ô tô cho thuê.
Theo các dữ liệu có sẵn cho thấy, chương trình giám sát sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt trên nguồn cấp dữ liệu video. Sau đó, có thể xác định từng người dựa trên hồ sơ cá nhân.
Mạng lưới các camera an ninh kết hợp cùng hệ thống giám sát của Đảng Cộng sản Trung Quốc để theo dõi tất cả các lưu lượng truy cập Internet, tiểu blog, các trang web mạng xã hội, và thậm chí cả những bình luận trên trang web.
Hệ thống này còn được kết hợp với chương trình giám sát quy mô lớn các cuộc điện thoại trong nước của quân đội Trung Quốc, theo Trung tâm Thông tin Kanwa có trụ sở tại Canada tiết lộ và được báo cáo rộng rãi ở Đài Loan và Hồng Kông hôm 17/11.