Saturday, November 15, 2014

NGA : BIỂN ĐÔNG VÀ ĐỒNG RÚP

1)Tại sao Nga diễn tập chống tàu ngầm và phòng không ở Biển Đông? 

Doanh Nghiệ.p Odessa -Theo giới bình luận, lâu nay Nga luôn giữ thái độ khá trung lập trước những tranh chấp tại Biển Đông, do đó động thái diễn tập và bắn đạn thật ở Biển Đông lần này của Moskva đang khiến dư luận và giới chuyên môn đặc biệt quan tâm.

Ngày 12/11, kênh 7News dẫn phản ứng của Australia trước sự xuất hiện của 4 tàu chiến Nga ngoài khơi bờ biển nước này. Theo kênh 7News, dẫn đầu 4 tàu chiến là tuần dương hạm nguyên tử Varyag, tàu chỉ huy mạnh nhất của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga. 3 tàu còn lại là khu trục Marshal Shaposhnikov cùng tàu kéo Fotiy Krylov và tàu tiếp nguyên liệu Boris Butoma. Ngay sau khi phát hiện chiến hạm của Nga đang hoạt động gần khu vực bãi cỏ rong Nam Bougainville (không vi phạm các quy định của luật biển quốc tế), Australia đã điều máy bay trinh sát hải quân P3 Orion và khinh hạm lớp Anzac mang tên HMAS Stuart theo dõi chặt chẽ hoạt động của 4 tàu chiến này. Bởi Nga không thông báo chính thức về sự xuất hiện kể trên, cho dù tình báo Australia biết trước kế hoạch này từ trước. Australia coi đây là động thái phô trương sức mạnh quân sự của Nga và diễn ra đúng thời điểm khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 (12 và 13/11) tại thủ đô Naypyidaw của Myanmar.(1)
Giới truyền thông địa phương coi sự xuất hiện của đội tàu hùng hậu của Nga có liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp diễn ra tại Australia với sự tham dự của Tổng thống Putin. Trước đó, Thủ tướng Australia Tony Abbott đã chỉ trích Tổng thống Putin (bên lề Hội nghị cấp cao APEC ở Bắc Kinh) và đổ lỗi cho Nga trong vụ một chiếc máy bay của Malaysia bị bắn rơi ở Ukraine. Cách đây mấy ngày, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo về việc tàu tuần dương tên lửa sẽ diễn tập huấn luyện chống tàu ngầm và phòng không ở khu vực Biển Đông, và cuộc diễn tập này sẽ sử dụng tên lửa, pháo và ngư lôi. Chuyên gia quân sự Mỹ Eric Wertheim cho rằng, mặc dù Biển Đông không phải là khu vực hoạt động chính của Nga, nhưng là một phần mở rộng ảnh hưởng của Moskva và đây là sự phô diễn hiếm thấy. Trước đó (10/11), mạng 21CN Trung Quốc dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga: Tàu tuần dương tên lửa Nga sẽ diễn tập huấn luyện chống tàu ngầm và phòng không ở Biển Đông.
Theo giới bình luận, lâu nay Nga luôn giữ thái độ khá trung lập trước những tranh chấp tại Biển Đông, do đó động thái diễn tập và bắn đạn thật ở Biển Đông lần này của Moskva đang khiến dư luận và giới chuyên môn đặc biệt quan tâm. Và theo họ động thái này cho thấy, Nga coi Biển Đông là vùng biển quan trọng và được coi trọng trong chiến lược phát triển lâu dài và cuộc diễn tập huấn luyện chống tàu ngầm và phòng không lần này là sự hiện diện thực tế. Trên thực tế, Nga luôn quan tâm tới Biển Đông và muốn sớm quay lại khu vực này. Thông qua việc này, Moskva muốn tuyên bố với các bên hữu quan: Bất cứ ai có yêu cầu chủ quyền ở Biển Đông đều không được gây trở ngại đối với hoạt động quân sự của hải quân Nga. Việc bán vũ khí cho Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và một số nước trong khu vực đã phản ánh đầy đủ ý đồ chiến lược kể trên của Nga.
Giới phân tích coi lần diễn tập huấn luyện chống tàu ngầm và phòng không ở Biển Đông của Nga là nhằm gây sức ép với Trung Quốc. Bởi cho tới nay, Trung Quốc luôn phản đối sự can thiệp từ bên ngoài vào vấn đề Biển Đông. Nga cách Biển Đông quá xa và đây không phải là khu vực hoạt động truyền thống của Moskva nên việc bất ngờ diễn tập quân sự là động thái gây chú ý, nhất là diễn ra trong bối cảnh Trung - Mỹ đang quyết đấu tại một trong những khu vực “nóng” nhất thế giới. Điều đáng quan tâm là động thái này diễn ra khi Tổng thống Putin tới Trung Quốc dự Hội nghị cấp cao APEC.
Ngày 5/9, Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov cho biết, lực lượng không quân của hải quân sẽ tiếp nhận 10 máy bay chiến đấu triển khai trên tàu sân bay MiG-29K vào cuối năm 2014. Hiện lực lượng không quân của hải quân đã được biên chế 4 máy bay MiG-29K và dự kiến sẽ nhận thêm 10 chiếc nữa vào năm 2015. Trong 4 máy bay đã triển khai trên tàu sân bay MiG-29K/KUB (tháng 11/2013), có 2 chiếc MiG-29K một chỗ ngồi và 2 chiếc MiG-29KUB hai chỗ ngồi. Được biết, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đang được biên chế máy bay chiến đấu phiên bản hải quân Sukhoi Su-33. Theo giới quân sự, Nga đang phát triển hải quân để đối phó với NATO. Dự kiến, đến cuối năm 2014 Hạm đội Biển Đen sẽ có thêm 11 tàu chiến và tàu tiếp tế. Tàu ngầm hạt nhân mới Alexander Nevsky của Nga sẽ đến bán đảo Kamchatka trước cuối năm 2014 để huấn luyện tác chiến. Trong khi đó, Hạm đội Thái Bình Dương đang nâng cấp 2 tàu ngầm hạt nhân. Ngoài ra, hải quân Nga còn trang bị máy bay trực thăng săn ngầm Ka-27M và sẽ được trang bị 2 tàu khảo sát biển lớp Ice trước năm 2024. Động thái này diễn ra sau khi NATO muốn “đá” Hải quân Nga ra khỏi Sevastopol bởi Mỹ và phương Tây phản đối Moskva xung quanh “vấn đề Ukraine”.
Ngày 5/11, tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội Phương Bắc Nga bắn thử tên lửa xuyên lục địa ở biển Barents và đây là lần thứ hai trong vòng 1 tuần Moskva bắn thử tên lửa xuyên lục địa. Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng hải quân Mỹ từng cho rằng, trong 1 năm qua, hoạt động quân sự của Nga ngày càng nghiêng sang lực lượng hàng không và tàu ngầm, chứ không phải hạm đội mặt nước. Hơn 2 năm trước (30/7/2012), Hãng Reuters từng dẫn lời Tổng thống Putin: Nga sẽ tăng cường lực lượng hải quân hạt nhân nhằm duy trì sức mạnh hàng đầu của lực lượng này trên thế giới.
Hơn 1 năm trước (18/9/2013), tờ Almanar từng dẫn lời Đại tá Roman Marov, người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga cho biết, chiến hạm mang tên lửa hành trình lớp Varyag số hiệu SB-522 bắt đầu đến Ấn Độ Dương và chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ sớm tiến vào Biển Đông. Theo giới truyền thông, hoạt động của ngoại giao Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã gia tăng đáng kể sau tuyên bố của Tổng thống Barack Obama khi gọi mình là "Tổng thống Mỹ đầu tiên hoạt động mạnh ở khu vực Thái Bình Dương". Mặc dù trọng tâm của ngoại giao Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là quan hệ với Trung Quốc, nhưng Moskva đã và đang đối thoại với Nhật Bản và ASEAN.
Lê Minh (PetroTimes) http://doanhnghiepodessa.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2062651

clip_image001[3]Thủ tướng Australia Tony Abbott và Tổng thống Nga Putin tại APEC 2014

(1) Phản ứng của Úc
Australia đã phái hạm đội vào hải phận quốc tế để theo dõi hoạt động của bốn chiến hạm Nga đang có mặt trong vùng biển ở đông bắc Australia.
Giới hữu trách Nga nói rằng các cuộc thao dượt hải quân và không quân của họ ở Vịnh Mexico và vùng Caribê là những cuộc diễn tập thường kỳ để thử nghiệm tầm hoạt động của các thiết bị quân sự của họ. Nhưng Thủ tướng Australia lên án ông Putin đang tìm cách “hồi sinh hào quang đã tắt của chế độ sa hoàng.”  http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-obama-my-lanh-dao-the-gioi-chong-nga-xam-luoc-ukraine/2521538.html

2. Người Việt ở Nga khó khăn trước biến động của đồng ruble (Video) (1)

 Doanh Nghiệp Odessa - Tính từ đầu năm tới nay đồng ruble của Nga đã mất giá gần 30% và điều này đang khiến cộng đồng người Việt Nam kinh doanh tại Nga gặp muôn vàn khó khăn.
Xem hình
Đồng ruble mất giá khiến việc kinh doanh của nhiều người gặp khó khăn (Ảnh minh họa. Nguồn: Guardian)
Đồng ruble của Nga đang trải qua những ngày mất giá mạnh do tác động của giá dầu giảm và liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine . Tính từ đầu năm tới nay đồng ruble của Nga đã mất giá gần 30% và hiện đang ở mức thấp nhất so với đồng USD kể từ cuộc khủng hoảng năm 1998. Biến động này đang khiến cộng đồng người Việt Nam kinh doanh tại Nga gặp muôn vàn khó khăn.
Tỷ giá đồng ruble biến động từng giờ và thiết lập các mức giá thấp chưa từng thấy so với đồng USD và đồng euro trong những ngày tháng 11 khiến hàng nghìn tiểu thương Việt Nam kinh doanh tại Trung tâm thương mại Moscow lo lắng. Vấn đề lớn nhất đối với họ lúc này là tốc độ tăng chóng mặt giá cả hàng hóa nhập vào theo thời giá USD.
Ông Đinh Văn Tuyên, trung tâm thương mại Moscow, Nga cho biết: “Mấy năm nay qua, bây giờ mới thấy USD giật lên cao như thế này, nên chúng tôi cũng chưa biết tình hình thế nào. Mọi thứ thuế cao, tất cả mọi thứ bên này đều quy đổi ra USD, tỷ giá cao thế này thì rất khó khăn cho bà con hiện giờ”.
Bà Phạm Thị Hồng Minh, trung tâm thương mại Moscow, Nga nói: “Những mặt hàng chúng em nhập vào, chủ hàng nâng giá rất cao, theo đó chúng em nâng lên cho khách cũng không theo kịp tỷ giá, mà nâng thấp quá thì không có lợi nhuận. Nói chung, trong 1,2 tuần vừa rồi mọi thứ đóng băng”.
Mọi chi phí giá thành tăng cao, trong khi đầu ra gặp khó cũng trở thành vấn đề lớn của nhiều công ty sản xuất hàng may mặc Việt Nam tại Nga. Để ổn định công việc và đảm bảo số lượng công nhân, nhiều doanh nghiệp đang chấp nhận phải bù lỗ.
Ông Đỗ Quý Dương, Chủ tịch HĐQT công ty may Vintex, Nga chia sẻ: “Bù lỗ cho công nhân theo 2 phương án: Một là tính giá quy đổi cho công nhân về Việt Nam theo giá thấp hơn, thứ 2 là bù lỗ về ăn ở. Tất nhiên, không thể bù lỗ đủ 30% đồng giá trượt, nhưng hy vọng cũng ổn định tâm lý cho công nhân và chờ đợi giai đoạn ổn định của đồng ruble”.
Chịu ảnh hưởng lớn nhất từ biến động của đồng rúp lúc này là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, theo ông Dương, việc các doanh nghiệp lớn hạn chế nhập hàng từ Trung Quốc vào Nga ở thời điểm này cũng có thể tạo thuận lợi hơn cho các công ty Việt Nam đang trực tiếp sản xuất hàng hóa tại Nga.
Ông Đỗ Quý Dương, Chủ tịch HĐQT công ty may Vintex, Nga cho biết: “Lo lắng nhất là giá USD lên từng ngày, mua một giá bán một giá. Còn khi USD có thể cao trên 40, trên 50 nhưng giữ được mức đấy không thay đổi nữa, nằm ở một mức giá cố định, giá cả sẽ đẩy lên theo, tất nhiên bị chậm lại vài ba tháng nhưng chúng tôi sẽ tồn tại được”.
Cầm cự để đợi chờ sự “giảm nhiệt” của đồng ruble là tâm lý chung của nhiều người Việt tại Nga lúc này. Nhưng thời gian – còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng doanh nghiệp.
Những biến động của đồng rúp trong những ngày vừa qua khiến nhiều người Việt kinh doanh tại Nga liên tưởng đến cuộc khủng hoảng đồng ruble năm 1998, khi lạm phát lên đến 84%. Nhiều người cho rằng dự đoán một điều gì đó tại thời điểm này là rất khó khăn. Tuy nhiên, tất cả đều đang hy vọng vào các biện pháp của Chính phủ Nga nhằm đối phó với những khó khăn kinh tế, trong đó có việc ổn định thị trường nội tệ trước cuối năm nay.
Khánh Linh (Theo VTV News)
(1) xem vidéo, xin bấm :  http://doanhnghiepodessa.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2062624