Saturday, November 29, 2014

CUỘC CÁCH MẠNG DÙ Ở HỒNG KÔNG VỚI CUỘC BẦU CỬ ĐÀI LOAN

 Hồng Kông: Người biểu tình chạm trán cảnh sát chống bạo loạn
Cuộc Cách Mạng Dù lại được hâm nóng khi người biểu tình ủng hộ dân chủ cố thủ vị trí của họ trên đường phố.
Cảnh sát đã bắt giữ 80 người biểu tình trong các cuộc đụng độ, sau khi hàng nghìn người dựng rào chắn trong khu vực.
Họ nói họ tức giận với sự lạm dụng cảnh sát để càn quét một điểm biểu tình ở Vượng Giác.  
Anh Albert Chan, Chủ tịch Liên Minh ‘Lực lượng Nhân dân’ nói:
“Người biểu tình rất ôn hòa, họ không hề có bất kỳ dấu hiệu bạo lực nào. Họ chỉ đứng thành hàng để đối diện với cảnh sát. Nhưng rồi cảnh sát sử dụng hơi cay hay khí CS, đã khiến nhiều người bị thương.
Quận Vượng Giác là nơi diễn ra những vụ chạm trán bạo lực nhất trong hai tháng của cuộc biểu tình kêu gọi quyền bầu cử tự do khi Hồng Kông lựa chọn lãnh đạo vào năm 2017.
 Bảy cảnh sát Hồng Kông bị bắt vì đánh đập người biểu tình
 

Người đàn ông cầm bức ảnh miêu tả Tằng Giang, thành viên của Đảng Dân sự bị các nhân viên cảnh sát mặc thường phục đánh đập tại khu vực biểu tình chính ở huyện Admiralty,Hồng Kông vàongày 23/10/2014. (Ảnh: Internet)
Trong đoạn video dài gần 4 phút được đài TVB Hồng Kông phát sóng cho thấy, nhiều cảnh sát dùng chân tay đánh đập dã man một người đàn ông đơn độc bị còng tay nằm ở góc hẻm.
Ông Tằng là thành viên của Đảng Dân sự ủng hộ dân chủ và là một trong 1.200 thành viên chịu trách nhiệm bỏ phiếu để bầu chọn Trưởng Đặc khu của thành phố. Theo báo cáo trước đó của thời báo Epoch Times, 7 cán bộ tham gia vào vụ việc đã được xác định danh tính vào ngày 23/10. Trong số đó có Chánh Thanh tra, thanh tra viên cao cấp, và một số cán bộ trong đội bảo vệ an ninh.
Ông Tằng đã đưa đơn kiện tụng. Vào ngày 26/11, cảnh sát tuyên bố rằng, theo kết quả điều tra, 7 sỹ quan cảnh sát bị bắt giữ vì tội hành hung và gây thương tích cho ông.
Trích http://vietdaikynguyen.com/v3/25223-bay-canh-sat-hong-kong-bi-bat-vi-danh-dap-nguoi-bieu-tinh/
 
  Hong Kong riot police disperse protesters


Hồng Kông: Phong trào biểu tình dân chủ 

bị phân hóa                                      

Thanh Phương (RFI)
mediaNgười biểu tình còn lại tại Mong Kok: theo thăm dò, 83% ý kiến cho rằng nên chấm dứt phong trào biểu tình - REUTERS /B.Yip Phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông hiện đang bị phân hóa giữa một bên là những người muốn thúc đẩy trở lại phong trào và bên kia là những người chủ trương chấm dứt phong trào.
Sau gần hai tháng biểu tình ngồi và gây cản trở lưu thông ở các trục lộ chính, sự ủng hộ của người dân Hồng Kông đối với phong trào đòi dân chủ đã giảm bớt, trong khi đó hầu như không có hy vọng tái lập đối thoại giữa những người biểu tình với chính quyền Hồng Kông. 
Những người biểu tình đòi là tân lãnh đạo Đặc khu hành chính Hồng Kông phải được bầu một cách dân chủ thật sự, tức là theo thể thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp, nhưng Trung Quốc vẫn đòi là các ứng cử viên trong cuộc bầu cử trưởng Đặc khu vào năm 2017 phải do một ủy ban thân Bắc Kinh phê chuẩn. 
Để đòi chính quyền Hồng Kông và Trung Quốc đáp ứng yêu sách của họ, những nhà hoạt động dân chủ và các sinh viên đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ngồi và tập hợp, mà ban đầu có khi quy tụ đến hàng chục ngàn người, ở các trục lộ chính của Hồng Kông, gây tắc nghẽn giao thông và làm xáo trộn hoạt động thương mại, kinh tế tại thuộc địa cũ của Anh quốc. 
Nhưng người dân Hồng Kông ngày càng tỏ ra bực bội trước những phiền toái do phong trào biểu tình gây ra, cho nên số người ủng hộ phong trào đã giảm mạnh. Cụ thể là theo kết quả một cuộc thăm dò trong tuần này, có đến 83% trong số 513 người được hỏi nói rằng họ muốn phong trào biểu tình chấm dứt và 60% yêu cầu chính quyền Hồng Kông giải tỏa các khu vực biểu tình. 
Bản thân một số nhân vật nổi bật trong phong trào nay cũng cho rằng hình thức đấu tranh bằng cách chiếm lĩnh đường phố đã hết tác dụng, nên phải chuyển hướng đấu tranh cho mục tiêu đòi dân chủ, mục tiêu hiện vẫn được đa số dân Hồng Kông tán đồng. Nhưng một số nhân vật khác thì lại nhất quyết muốn duy trì phong trào chiếm đóng đường phố, cho dù chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp. 
Vì thấy là sự ủng hộ của công luận đối với phong trào biểu tình đã suy giảm nhiều, chính quyền Hồng Kông đã một lần nữa tìm cách giải tỏa các khu vực bị chiếm đóng, sau khi một tòa án trong tuần này ra lệnh tháo dỡ các hàng rào chướng ngại vật. Việc tháo dỡ này đã bắt đầu ở khu Admiralty và có thể sắp tiếp diễn ở khu Mong Kok, nơi đã xảy ra nhiều vụ đụng độ dữ dội giữa cảnh sát, người biểu tình và các nhóm chống biểu tình. 
Nếu các khu vực này bị giải tỏa hết thì rõ ràng là chính quyền Hồng Kông, hay đúng hơn là chính quyền Bắc Kinh, coi như thắng cuộc, không cần phải đưa quân đội sang đàn áp giống như thời Thiên An Môn, mà vẫn hóa giải được làn sóng đấu tranh dân chủ ở Hồng Kông.

Hồng Kông, « con mồi » để Bắc Kinh bẫy 

« cá lớn » Đài Loan

Minh Anh (RFI)

mediaSinh viên Hồng Kông biểu tình trước địa điểm thượng cờ mừng Quốc khánh Trung Quốc, 01/10/2014.REUTERS/Tyrone Siu
Diễn biến tại Hồng Kông tiếp tục chiếm lĩnh các trang báo Pháp sáng nay 02/10/2014. Qua vụ Hồng Kông, Đài Loan nghi ngờ chính sách « Một quốc gia, hai chế độ » của Bắc Kinh. « Cách mạng ô dù » tại Hồng Kông tiếp tục thách thức Bắc Kinh. Hồng Kông muốn lãnh đạo Lương Chấn Anh từ chức. Trước sự nổi dậy của Hồng Kông, Bắc Kinh vờ bình thản và người dân Hoa lục mù thông tin về Hồng Kông. Trên đây là những nhận định chung của các tờ báo.
Bắc Kinh, kẻ nuốt lời hứa
Xã luận của Le Monde trên trang nhất có tựa đề : « Hồng Kông : thách thức chính trị cho Trung Quốc ». Kể từ sau vụ Thiên An Môn 1989, đây là lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc bị thách thức như thế. Một thách thức đầy khó khăn. Nhưng Bắc Kinh phải gánh lấy toàn bộ trách nhiệm. Bởi vì chính Bắc Kinh mới là kẻ thất hứa (như những gì báo chí Pháp nhận định trong những ngày qua). Bài viết cho rằng đó là một sự tiến triển phù hợp với những gì đã được thương lượng giữa Anh quốc và Trung Quốc trước khi trao trả.
Xu hướng đó phù hợp với nguyên tắc : « Một quốc gia, hai chế độ ». Nói một cách khác, Hồng Kông, nằm trong Trung Quốc, nhưng vẫn giữ cách điều hành của mình : một nền tư pháp độc lập, Nhà nước pháp quyền, các quyền tự do cơ bản, nhất là trong lãnh vực truyền thông.
Nhưng vào trung tuần tháng Tám năm 2014, Bắc Kinh thông báo nắm quyền kiểm soát tối ưu về việc chọn ứng viên tranh cử. Nghiêm trọng hơn nữa, trước đó, trong Sách trắng công bố vào tháng 06/2014, có nói rằng chính quyền xác quyết vị thế của Hồng Kông được tồn tại là vì Bắc Kinh dung túng. Trung Quốc yêu cầu các thẩm phán và công chức trên cựu lục địa phải chứng thực tình yêu với « mẫu quốc », xem như là bày tỏ lòng trung thành với đảng cộng sản. Hiểu một cách khác, lý trí nhà nước Trung Hoa đặt trên cả nhà nước Pháp quyền của Hồng Kông. Một sự phản bội, ít nhất trong tinh thần những cam kết 1997, Le Monde viết.
Hồng Kông là « mồi » để bẫy « cá lớn » Đài Loan
Thế nhưng, « Đàng sau Hồng Kông, cả ván cờ Đài Loan » là nhận định của Libération. Đây cũng là tựa đề bài phân tích. Chính sách « Một quốc gia, hai chế độ » : là một công thức cho phép Trung Quốc thu hồi lại Hồng Kông. Nhưng nó cũng là một công cụ phục vụ cho chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh. Và để rồi từ đó ngấp nghé sang đảo quốc Đài Loan.
Đối với Libération, « Một quốc gia, hai chế độ » là một kiểu khái niệm kỳ lạ. Kiểu mô hình « tâm thần » khá đặc trưng này, lúc khởi đầu do chính Bắc Kinh đề xuất để thu hồi đảo quốc từ tay người Anh. Theo đó, Hồng Kông được phép giữ nguyên hệ thống điều hành và những quyền tự do ngôn luận trong khi mà chính người dân trong Đại lục không hề được hưởng.
Và cũng chính với nguyên tắc đầy nghịch lý này mà Bắc Kinh dự tính hoàn thành « nhiệm vụ vinh quang » được đề ra là « Thống nhất toàn Trung Quốc » bằng cách « hợp nhất Đài Loan ». Thậm chí, Đài Bắc có thể duy trì quân đội của mình, theo như lời hứa của Bắc Kinh.
Công thức « Một quốc gia, hai chế độ », không phải chỉ xuất hiện trong cuộc thương lượng lấy lại Hồng Kông, mà là do Mao Trạch Đông đề xuất vào năm 1960 với chính quyền theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa đại bại. Theo đó, cái giá phải trả cho việc nếu chấp nhận hợp nhất, chính phủ của ông Tưởng Giới Thạch chỉ việc từ bỏ chủ quyền trong các chính sách ngoại giao. Phần còn lại Đài Bắc được giữ nguyên. Lời đề xuất đó bị ông Tưởng Giới Thạch chế giễu vào thời điểm đó.
Đài Loan không phải là lãnh thổ duy nhất tin tưởng vào những lời « hứa hảo » của Bắc Kinh. Trong những năm 1950, sự « hào phóng » đó cũng được chế độ cộng sản giơ ra với nhiều vùng khác nhau như Tây Tạng hay Tân Cương để đổi lấy sự tự trị bằng quyền bảo hộ của Trung Quốc. Nhưng những gì xảy ra ở Tây Tạng đã khiến cho nhiều khu vực mà vào thời điểm đó Bắc Kinh chưa kiểm soát được đã từ chối lời đề nghị.
Bởi vì, đối với họ, công thức « Một quốc gia, hai chế độ » dường như không có gì là bền vững mà chỉ là bước đầu cho chiến dịch đồng hóa. Chắc chắn vì điều này, vào thời điểm trao trả Hồng Kông, Bắc Kinh đã cam kết chỉ duy trì hệ thống chính trị hiện có trong vòng 50 năm (nghĩa là chỉ đến năm 2047).
Đề xuất này lại được Đặng Tiểu Bình đề cập đến với Đài Loan vào năm 1978 nhưng cũng không thành. Đến lượt mình, ông Tập Cận Bình hồi tuần rồi cũng đưa ra trở lại, khẳng định với các nhà lãnh đạo Đài Loan rằng công thức « Một quốc gia, hai chế độ » là điều kiện tốt nhất. Đương nhiên ông Mã Anh Cửu, tổng thống Đài Loan đã bắn tiếng rằng đại bộ phận dân Đài Loan phản đối đề xuất này. Bởi vì « nước Cộng hòa Trung Hoa (tên chính thức của Đài Loan) là một quốc gia có chủ quyền, có bầu tổng thống, nghị viện và tự quản lý công việc của mình ».
Đối với Đài Loan, chuyện Bắc Kinh bề ngoài đã giữ lời hứa để Hồng Kông giữ nguyên các quyền tự do kể từ năm 1997, chỉ là một « quỷ kế ». Bắc Kinh ném con mồi lớn để bẫy « con cá lớn » không ai khác chính là Đài Loan.
Hồng Kông xác quyết nét đặc thù trước Bắc Kinh
Trở lại với Hồng Kông, Le Monde cũng có bài phân tích khá hay đề tựa « Hồng Kông khẳng định nét đặc thù của mình trước Bắc Kinh ». Nếu như làn sóng bất tuân dân sự vẫn đang làm tê liệt Hồng Kông từ cuối tuần vừa rồi (28/09/2014) không nhằm mục đích chống lại Bắc Kinh, sự kiện làm nổi rõ những rạn nứt chính trị, văn hóa và bản sắc Hồng Kông, sau 17 năm trở về mẫu quốc.
Người Hồng Kông duy trì một mối quan hệ đầy mâu thuẫn với Đại lục. Một phần bản sắc chính trị được hình thành nhằm chống lại chế độ cộng sản Trung Quốc, một chế độ mà nhiều người đã phải bỏ trốn : ký ức tập thể Hồng Kông cũng được hình thành từ những toàn bộ hồi ức tỵ nạn này, Le Monde viết
Theo Le Monde, dưới sự quản lý của Trung Quốc, Hồng Kông đã bị phân cực. Một bên là một bộ phận thành phần ưu tú của xã hội theo Trung Quốc, được các nhà tài phiệt ủng hộ và một bộ phận cựu cánh tả theo cộng sản. Bên kia là một xã hội dân sự gần với các đảng chính trị ủng hộ dân chủ, những người biến đặc khu hành chính thành trung tâm đấu tranh.
Ngoài những trích dẫn nhận định của nhiều chuyên gia khác nhau về sự tiến triển của các tổ chức chính trị và xã hội dân sự, đáng chú ý nhất là nhận định của nhà nghiên cứu Chan Ki Chit. Ông quan tâm đến « tính Trung Quốc đầy mâu thuẫn của bản sắc Hồng Kông », được trình bày trong tạp chí Viễn cảnh Trung Quốc. Mối tương quan giữa Hồng Kông và Trung Quốc thay đổi theo từng theo kỳ.
Trước năm 1997, Hồng Kông xem Trung Quốc như là một « kẻ khác », « lạc hậu và thấp hèn ». Sau khi trao trả, Trung Quốc lại trở thành « miền đất cơ hội » cho nhiều người Hồng Kông. Nhưng nó cũng là nguồn cội của mọi kiểu phiền toái và xung đột liên quan đến việc « phân chia nguồn sống giữa người dân tại chỗ và các du khách đến từ Hoa lục » : dịch vụ y tế công, bình đẳng cơ hội học đường và thậm chí sản phẩm tiêu thụ như sữa bột chẳng hạn.
Một mặt niềm tự hào trước sự thành công của Trung Quốc và những tương đồng về lịch sử cũng như biểu tượng văn hóa (Vạn Lý Trường Thành, tiếng phổ thông…) đã tạo nên sự hợp nhất với Trung Quốc. Nhưng bên cạnh đó, người Hồng Kông khát khao bảo tồn những nét đặc trưng riêng của mình. Chính từ chỗ bị giằng xé giữa hai cảm giác, Hồng Kông đã phát triển « một bản sắc pha trộn » : tự nhìn nhận mình vừa là Hoa, vừa là Hồng Kông. Nghĩa là, họ phân biệt theo kiểu « Trung Quốc chính trị » và một « Trung Quốc văn hóa và kinh tế ».
Như thế người Hồng Kông có thể « gia nhập vào bản sắc Trung Hoa, nhưng đồng thời cũng không gắn kết với chế độ cộng sản chuyên chế và tham nhũng ».
Thế nhưng, theo nhà nghiên cứu Chan, kiểu « chiến lược bản sắc thực dụng này cũng có giới hạn » : những bất đồng phát sinh xung quanh tranh chấp về quyền tự trị và dân chủ hóa của Hồng Kông, ngày càng có lợi cho xu hướng can thiệp chính trị thường xuyên hơn từ Bắc Kinh.
Hoàng Chi Phong : thần đồng cách mạng
Trở lại với « Mùa xuân Hồng Kông » theo như cách gọi của Libération trên trang nhất, đang thu hút được sự ủng hộ rầm rộ của giới sinh viên học sinh và nhiều tổ chức xã hội dân sự khác, Libération đặc biệt chú ý đến gương mặt lãnh đạo trẻ 17 tuổi qua hàng tựa: « Hoàng Chi Phong, thần đồng cách mạng ».
Hoàng Chi Phong, thần đồng chính trị 17 tuổi, giờ đã trở thành « khắc tinh » của chế độ cộng sản Trung Quốc, Libération viết. Lúc 12 tuổi, cậu đã thành lập Scholarism, hội đoàn sinh viên-học sinh. Chính nghiệp đoàn sinh viên này đã tung ra chiến dịch bất tuân dân sự làm chấn động cả Hồng Kông.
« Thân hình mảnh khảnh, với cặp kính cận đen, nhưng tài diễn thuyết tuyệt vời ». Cách đây hai năm, chính cậu đã đấu tranh chống lại chính quyền Hồng Kông quyết định đưa việc giảng dạy « lòng yêu nước » vào trong trường cấp 1và hai. Vì những bài giảng đó bỏ qua những giai đoạn đen tối của lịch sử Trung Quốc như nạn đói trong những năm 1958-1962, cướp đi sinh mạng của 45 triệu người ; các vụ truy bức trong Cách mạng văn hóa (1966-1976) và đàn áp đẫm máu Thiên An Môn năm 1989.
Bắc Kinh vờ bình thản, dân Trung Quốc mù thông tin
Đối mặt chiến thuật để tự hụt hơi của Bắc Kinh, sinh viên Hồng Kông tiếp tục dấn tới. « Đường phố Hồng Kông ra tối hậu thư cho Bắc Kinh » là nhận định của Le Figaro. Lãnh đạo phong trào sinh viên đe dọa leo thang cho đến khi nào lãnh đạo đặc khu hành chính từ chức.
Le Figaro cho rằng tối hậu thư của sinh viên là một sự đánh cược đầy rủi ro. Họ tham vọng được xử lý vấn đề trực tiếp để bàn lại cải cách do Bắc Kinh đề ra. Theo đó, Trung Quốc sẽ sàng lọc các ứng viên cho bầu cử lãnh đạo đặc khu vào năm 2017. Trong con mắt của nhiều người dân ở đây, mục tiêu này quá tham vọng.
Tuy nhiên, Le Figaro đặc biệt chú ý đến thái độ của Bắc Kinh đối với những gì đang diễn ra tại Hồng Kông trong một tuần qua. Tờ báo nhận thấy là « Bị thách thức, chính quyền Trung Quốc vờ tỏ ra bình thản ».
Hôm qua, 01/10/2014, là ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thoạt nhìn, đài truyền hình trung ương CCTV không để lộ cho thấy người đứng đầu nhà nước có dấu hiệu gì căng thẳng. Ông Tập Cận Bình tỏ thái độ rất bình thản và điềm tĩnh. Lễ kỷ niệm được truyền hình trực tiếp cho thấy ông Tập Cận Bình bình tĩnh xung quanh 2.000 vị khách mời trong Đại sảnh đường.
Nhưng những gì đang diễn ra sôi sục tại Hồng Kông, người dân trong nước mảy may không hề hay biết. Không một chút hình ảnh nào được phát trên truyền hình. Hơn nữa, chưa bao chính quyền Bắc Kinh gia tăng các biện pháp kiểm duyệt mạnh mẽ như vậy. Ngoài việc đánh cược vào sự hụt hơi của phong trào, chính quyền trung ương tìm mọi cách tấn công vào các trang mạng xã hội để chặn người dân xem tin tức như phong tỏa trang mạng Instagram, đánh sập các tiểu blog…
Và nhất là chặn những nhà ly khai để họ không thể bày tỏ sự ủng hộ. Những ai tỏ ra ủng hộ cuộc biểu tình tại Hồng Kông đã bị chính quyền bắt giữ và thẩm vấn. Theo nhận định của một chuyên gia thuộc tổ chức Ân xá Quốc tế Amnesty International : « Hành động trấn áp các nhà đấu tranh tại Trung Quốc làm sáng tỏ những lý do mà nhiều người Hồng Kông bấy lâu lo ngại : sự kiểm soát ngày càng lớn của Bắc Kinh lên chuyện nội bộ của đặc khu hành chính ».

Trung Quốc cảnh giác dõi theo 

tình hình bầu cử ở Đài loan                       Đăng Bởi Một Thế Giới - 07:29 29-11-2014Ung vien doc lap Ko Wen-je co trien vong tro thanh mot nhan vat dem lai khong khi tuoi moi cho chinh truong Dai Loan.Ứng viên độc lập Ko Wen-je có triển vọng trở thành một nhân vật đem lại không khí tươi mới cho chính trường Đài Loan.

Cuộc bầu cử ở Đài Loan vào ngày 29.11 ở Đài Loan để chọn ra những lãnh đạo địa phương đang bị đưa vào tầm theo dõi sát sao từ phía nhà cầm quyền Bắc Kinh. Giới quan sát nhận định kết quả bầu cử Đài Loan sẽ ảnh hướng đến đường lối thống nhất lãnh thổ Đài Loan vào Trung Quốc của Bắc Kinh.   Cuộc bầu cử ở Đài Loan ngày 29.11 nhằm chọn ra các thị trưởng, các thành viên hội đồng thành phố, các trưởng làng và nhiều vị trí lãnh đạo ở quy mô địa phương khác.   Tuy nhiên, giới phân tích chính trị hiện rất quan tâm đến việc ai sẽ là người ngồi vào ghế thị trưởng ở những thành phố lớn ở Đài Loan, đặc biệt là ở Đài Bắc và Đài Trung.  Các thành phố lớn này từng là những cứ điểm của Đảng cầm quyền Quốc Dân Đảng (KMT).  Tuy nhiên, tình hình hiện tại cho thấy cử tri đang ủng hộ cho phe đối lập của Quốc Dân Đảng là Đảng Dân Chủ Tiến Bộ, gọi tắt là Đảng Dân Tiến (DPP) nhiều hơn.  Những cứ điểm từng là bệ phóng chính trị của Quốc Dân Đảng đang rung chuyển vì làn sóng ủng hộ của cử tri của đảng đối lập Dân Tiến.                                                        Nếu Đảng Dân Tiến giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 29.11 thì mọi việc sẽ vô cùng tệ hại cho Quốc Dân Đảng, đảng phái chính trị đang bị buộc tội thân Bắc Kinh.                  Các nhà phân tích cho hay nếu Quốc Dân Đảng thất bại đồng nghĩa với vô vàn khó khăn mà họ phải đối mặt trong cuộc bầu cử Tân lãnh đạo Đài Loan vào năm 2016.       Triển vọng chính trị có phần mờ mịt đối với Quốc Dân Đảng do một bộ phận dân chúng Đài Loan phản đối chính sách thân Bắc Kinh của nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu.                                               Dưới thời Mã Anh Cửu, Đài Loan thắt chặt quan hệ kinh tế với Trung Quốc thông qua các hiệp định thương mại.                        Mối hữu hão với chính quyền Bắc Kinh của Mã Anh Cửu khiến một bộ phận dân Đài Loan không hài lòng.                              Theo kết quả của một số cuộc khảo sát, tỷ lệ ủng hộ Mã Anh Cửu bị giảm xuống dưới 20%.                                                        Giữa lúc đó, Bắc Kinh không hề hài lòng với chính sách theo đuổi con đường độc lập cho Đài Loan mà Đảng Dân Tiến đối lập đang theo đuổi.                                         Nếu Dân Tiến thắng cử vào năm 2016, Bắc Kinh có rất ít hy vọng để thống nhất Đài Loan vào lãnh thổ Trung Quốc.                   Trở lại vào cuộc bầu cử ngày 29.11, Chang Ya-chung từ Đại học hàng đầu của Đài Loan NTU nói với phóng viên tờ Wall Street Journal:                                                       "Nếu Quốc Dân Đảng mất ghế trong những cuộc bầu cử địa phương. họ có nhiều khả năng thua cuộc trong cuộc bầu cử 2016"    Và nếu điều này xảy ra, quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc Đại Lục sẽ gặp thách thức.                                                         Theo giới quan sát đánh giá  cuộc bầu cử ngày 29.11 là cuộc đua giữa 2 nhân vật Sean Lien, con trai cựu Phó Chủ Tịch Quốc Dân Đảng Liên Chấn và bác sĩ Ko Wen-je, một ứng viên độc lập thiếu kinh nghiệm chính trường nhưng được Đảng Dân Tiến hậu thuẫn.                                                       Đời có những chuyện kỳ lạ ít ai ngờ. Chính bác sĩ Ko là người chỉ đạo ca cấp cứu cho Sean Liên cách đây bốn năm khi ông này bị bắn vào mặt khi đang vận động cho một ứng viên Quốc Dân Đảng trong một cuộc bầu cử địa phương. 

 Sean Lien từng bị bắn vào mặt vào năm 2010 khi đang vận động tranh cử cho một ứng viên của Quốc Dân Đảng.  Chính bác sĩ Ko Wen-je là người cấp cứu cho ông. 
bau cu o dai loan hinh anh 1
Ứng cử viên Ko kêu gọi minh bạch hóa những việc làm chính phủ và hô hào người dân tham gia, đóng góp ý kiến vào sinh hoạt chính trị ở Đài Loan.
Sean Lien vốn là nhà đầu tư vào ngành ngân hàng và là người đứng đầu tập đoàn Easy Card Đài Loan.
Giới truyền thông miêu tả ông như một "thái tử", có nhiều lợi thế vì thuộc dòng dõi quyền lực.
Trong khi, bác sĩ Ko có triển vọng trở thành một nhân vật đem lại không khí tươi mới cho chính trường Đài Loan.
Ông Ko kêu gọi minh bạch hóa những việc làm chính phủ và hô hào người dân tham gia, đóng góp ý kiến vào sinh hoạt chính trị ở Đài Loan.
Trước thềm cuộc bầu cử, nhiều doanh nhân đang trên đường trở về Đài Loan để bỏ phiếu bầu thị trưởng vào ngày thứ Bảy, 29.11. 
Nhiều người trong số này được các hãng hàng không Trung Quốc và Đài Loan hỗ trợ tiền vé máy bay.
Quốc Dân Đảng (KMT) với chủ trương thắt chặt quan hệ với Trung Quốc được nhiều doanh nhân Đài Loan ủng hộ hơn so với Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP).
Kết quả bầu cử Đài Loan sẽ ảnh hướng như thế nào đến chiêu bài thu phục Đài Loan của Bắc Kinh?
Để trả lời câu hỏi này thì phải xét lại dòng lịch sử.
Từ sau cuộc nội chiến của 60 năm trước, Trung Quốc vẫn nuôi mộng sát nhập Đài Loan vào đại lục.
Lực lượng doanh nhân Đài Loan đang hoạt động ở Trung Quốc là công cụ để chính quyền Bắc Kinh thực hiện tham vọng này.
Mặt trận Thống nhất Lao động (UFWD) là một đơn vị trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cơ quan này có nhiệm vụ truyền bá ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua việc kiểm soát các đoàn thể không trực thuộc đảng và các tổ chức nằm ngoài đại lục.
Hiện tổ chức này đang triển khai các chiến dịch nhằm cản trở Đài Loan giành quyền độc lập toàn vẹn và tiến đến sáp nhập vùng lãnh thổ 23 triệu dân này vào Trung Quốc.
Ông Li, trưởng ban Mặt trận tại Thâm Quyến nhắc lại khẩu hiệu đậm tính dân tộc chủ nghĩa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình:
“Giấc mơ Trung Hoa cũng là giấc mơ của người dân ở hai bờ Eo biển Đài Loan – giấc mơ tái thống nhất” và kêu gọi giới doanh nhân Đài Loan “tiếp tục đóng góp cho công cuộc hiện thực hóa giấc mơ Trung Hoa sớm nhất có thể”
bau cu o dai loan hinh anh 2
Cử tri mặc áo tím ủng hộ cho ứng viên độc lập  Ko được đảng Dân Tiến hậu thuẫn.
Nếu đảng Dân Tiến dành thắng lợi trong cuộc bầu cử ngày 29.11, Bắc Kinh sẽ gặp khó khăn trong tham vọng thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc - Ảnh WSJ 
UFWD không chỉ nhắm vào giới doanh nhân Đài Loan đang hoạt động tại đại lục. Cơ quan này còn lôi kéo các đối tượng là học giả, sinh viên, cựu chiến binh, bác sĩ và lãnh đạo địa phương ngay tại Đài Loan, nhằm làm suy yếu sự chống đối Trung Quốc tại vùng lãnh thổ này, tạo hậu thuẫn cho việc sát nhập.
Thông qua hoạt động của UFWD và Văn phòng Đài Loan, một tổ chức của chính quyền Bắc Kinh phụ trách các chính sách đối với Đài Loan, Bắc Kinh đã nỗ lực gây ảnh hưởng chính trị trên đảo, một phần bằng cách giúp huy động các doanh nhân Đài Loan trên đại lục.
Nguyễn Thị Quỳnh Như (Tổng Hợp)

 Bầu cử địa phương Đài Loan : 

Phe thân Bắc Kinh đại bại

Trọng Nghĩa (RFI)
mediaCử tri Đài Loan ủng hộ ông Kha Văn Triết (đảng Dân tiến) trong cuộc bỏ phiếu bầu thị trưởng Đài Bắc - REUTERS /Pichi Chuang
Theo kết quả sơ khởi trong cuộc bầu cử cấp địa phương diễn ra hôm nay 29/11/2014 tại Đài Loan, Quốc Dân Đảng thân Bắc Kinh đang cầm quyền có nhiều dấu hiệu bị đại bại. Thủ tướng Đài Loan đã lập tức xin từ chức.
Theo giới quan sát, nguyên nhân khiến Quốc Dân Đảng tại Đài Loan bị thảm bại đến từ ba yếu tố, nền kinh tế phát triển chậm lại, nhiều tai tiếng an toàn thực phẩm bùng lên và nhất là nỗi lo âu ngày càng tăng về ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tính ra, cuộc bầu cử địa phương hôm nay được xem là sự kiện lớn nhất từ trước đến nay tại Đài Loan, với một con số kỷ lục 11.130 ghế đại biểu ở mọi cấp chính quyền địa phương được khoảng 18 triệu cử tri bầu lên.
Trong số 22 thành phố và huyện là đối tượng tranh cử, Quốc Dân Đảng đương quyền nắm giữ 15 địa phương, 7 địa phương còn lại trong tay Đảng Dân tiến đối lập. Trong số này có 6 thành phố lớn, trong đó có thủ đô Đài Bắc là được chú ý hơn cả.
Theo kết quả vào lúc đầu buổi tối theo giờ địa phương, Đài Bắc, thành trì quan trọng nhất của Quốc Dân Đảng đã bị rơi vào tay ứng của viên độc lập Kha Văn Triết (Ko Wen-je), một người được đảng Dân tiến ủng hộ. Úng cử viên của đảng cầm quyền ông Liên Thắng Vân (Sean Lien), con cựu Thủ tướng Liên Chiến, đã tuyên bố thất bại.
Tại Đài Trung, một lãnh địa khác của Quốc Dân Đảng, ông Hồ Chí Cường (Jason Hu) cũng thừa nhận thua cuộc trước ứng cử viên Đảng Dân tiến Lâm Giai Long (Lin Chia Lung). Trong khi đó, tại thành phố Đài Nam, đảng đối lập đã giữ lại được ghế thị trưởng của mình.
Về ba "thành phố điểm" còn lại, kết quả cho thấy đảng Dân tiến thắng ở hai nơi, trong lúc tại thành phố Tân Đài Bắc, Quốc Dân Đảng tuy dẫn đầu, nhưng đang bị đối phương bám sát.
Theo hãng tin Pháp AFP, cuộc bầu cử lần này là bài trắc nghiệm cho chính sách thân Trung Quốc do đương kim Tổng thống Mă Anh Cửu thuộc Quốc Dân Đảng tiến hành. Kết quả hôm nay cho thấy là người dân Đài Loan đang rất quan ngại về nguy cơ họ bị Trung Quốc thôn tính.
Đảng Dân tiến đã được lợi nhờ quan điểm hoài nghi về mối quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh và đã chỉ trích Quốc Dân Đảng về sự thiếu minh bạch trong các giao dịch thương mại với Trung Quốc.
Một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc mới đây đã làm dấy lên các cuộc biểu tình của người dân do sinh viên lãnh đạo và việc quần chúng chiếm đóng Quốc hội Đài Loan trong ba tuần lễ vào đầu năm nay.