Friday, July 22, 2016

CÀNG KHÔN NGOAN LẮM CÀNG OAN TRÁI NHIỀU ( SONGỮ)

Trò chơi dối trá của Trung Quốc ở Biển Đông bị giáng một đòn mạnh

Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times | Dịch giả: Hoàng Anh
22 Tháng Bảy , 2016
Các tàu nạo vét của Trung Quốc làm việc trên công trường của các đảo nhân tạo trên và xung quanh Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông ngày 2 tháng 5. Hải quân Hoa Kỳ gần đây gửi một tàu chiến để tuần tra gần các đảo nhân tạo của Chế độ Trung Cộng. (US Navy)

Cơ sở của vấn đề pháp lý của Chế độ Trung Cộng và chiến lược để khai thác Biển Đông là dựa trên một chủ quyền lịch sử mang tính giả tưởng – và vào ngày 12 tháng 7, một Tòa trọng tài ở La Hay đã tuyên bố rằng cơ sở này là sai.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhanh chóng đáp trả. Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ coi quyết định của Tòa trọng tài là "vô giá trị và không có hiệu lực ràng buộc" và tuyên bố rằng họ "không chấp nhận hay công nhận nó".
Bất chấp những sự ồn ào phát đi từ Bắc Kinh, ĐCSTQ đã mất đi kênh chính của nó để tuyên truyền và cơ hội tốt nhất để thiết lập một nền tảng lý luận cho vị thế của mình ở Biển Đông.
Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu cao cấp Dean Cheng tại Trung tâm nghiên cứu về Asian tại tổ chức Heritage Foundation [Một tổ chức nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại Mỹ] thì "quan trọng là cần nhìn nhận rằng vấn đề này chưa kết thúc đâu".
Một cuộc chiến của sự dối trá
Một trong những chiến lược mà ĐCSTQ triển khai ở Biển Đông là cái được gọi là "Tam chiến" bao gồm chiến tranh pháp lý, chiến tranh tâm lý và chiến tranh truyền thông.
Chiến lược này hoạt đồng bằng cách nhào nặn ra các lập luận "pháp lý", tạo ra áp lực tâm lý lên đối thủ, thao túng truyền thông đưa tin tức. Văn phòng Đánh giá Mạng lưới (ONA) – một Think tank [tổ chức nghiên cứu và tư vấn] của Lầu năm góc, mô tả chiến lược này trong một báo cáo tháng 5 năm 2013 như là một "quá trính gây chiến mà tạo thành chiến tranh bằng những phương tiện khác" và nó sử dụng dối trá như là một cách để "chuyển biến môi trường chiến lược theo một phương thức mà tạo ra một kiểu động lực giao tranh [từ sự] phi lý."
Ông Cheng nói rằng việc ĐCSTQ sử dụng chiến tranh pháp lý "thực ra đã không là một vấn đề như điều mà nhiều cơ quan pháp lý khác nói". Ông lưu ý rằng đã có những Giáo sư luật học Trung Quốc và những người khác cố gắng để làm mất tín nhiệm của Tòa trọng tài, và họ nói rằng nó [Tòa] đã bị bại hoại hoặc là không có thẩm quyền.
Cốt lõi của chiến lược "Tam chiến"của ĐCSTQ là việc đưa ra thông tin sai lạc – một phương thức tuyên truyền hoạt động bằng cách nhào nặn ra một lời nói dối và thêm thắt vào trong đó chút ít sự thật, sau đó sử dụng lời nói dối này như là cơ sở để tạo ra những lập luận có vẻ như chính đáng và hợp pháp. Mục tiêu chính của việc đưa ra thông tin sai lạc là đạt được sự đưa tin bởi các hãng tin tức uy tín và các Think tank, chúng có thể được sử đụng để tạo ra các lập luận bổ sung.
Ở Biển Đông, chiến lược này thể hiện ở các tuyên bố của ĐCSTQ là nó có chủ quyền lịch sử trên gần như toàn bộ khu vực, điều này cho phép nó tạo ra các đảo, tuyên bố chu vi phòng thủ quanh các đảo nhân tạo của nó và xua đuổi tàu các nước khác ra khỏi khu vực. 
Con đường phía trước
Website của Tòa trọng tài đóng cửa một thời gian ngắn sau thông báo, nhưng một bản lưu trữ thông cáo báo chí của nó vẫn còn tiếp cận được.
Theo thông cáo báo chí này, ĐCSTQ đã tẩy chay Tòa trọng tài, tuy nhiên thậm chí cả khi Trung Quốc vắng mặt, Tòa trọng tài vẫn tiếp tục "kiểm tra tính xác thực của tuyên bố bởi Philippines", nó phát biểu. Điều này bao gồm chất vấn phía Philippines, bổ nhiệm chuyên gia độc lập để "báo cáo với Tòa trọng tài về những vấn đề kỹ thuật" và "thu thập chứng cứ lịch sử liên quan đến các thực thể ở Biển Đông và cung cấp nó cho các bên liên quan để cho ý kiến".
Cuối cùng, Tòa trọng tài tìm thấy một sự thuyết phục hoàn toàn rằng tuyên bố của Trung Quốc là sai. Tòa nói trong thông cáo báo chí rằng họ "tìm thấy rằng tuyên bố của Trung Quốc về quyền lịch sử đối với các tài nguyên là không tương thích với sự phân bổ chi tiết về các quyền và khu vực hàng hải" trong Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển, và bất kỳ quyền lịch sử nào ĐCSTQ đã có với tài nguyên ở Biển Đông bị "phủ nhận bởi sự có hiệu lực của Công ước trong phạm vi mà chúng [quyền có tính lịch sử từ tuyên bố của Trung Quốc] không tương thích với hệ thống khu vực hàng hải của Công ước".
Những yêu sách của các quốc gia khác nhau trên Biển Đông (VOA)
Tuy nhiên, bất chấp phán quyết, ĐCSTQ liên tục tuyên bố rằng nó sẽ "không chấp nhận hay tham giự vào vụ việc trọng tài được đơn phương khởi xướng bởi Philippines", theo thông cáo báo chí.
Theo ông Cheng, Chế độ Trung Cộng không tham dự vào các buổi điều trần vì một lý do đơn giản "họ biết vụ việc của họ sẽ không đứng vững trước các quy định hiện hành của luật pháp quốc tế".
Nhưng cũng theo ông Cheng cho biết, "Trung Quốc đã không thực hiện bất kỳ sự nhượng bộ nào ở Biển Đông trước đây và cũng sẽ không có ý định làm vậy lúc này".
Ông cho biết thêm rằng "Không có nhiều quốc gia tin vào vị thế của Trung Quốc để tham gia cùng".
Sắp tới có nhiều khả năng ĐCSTQ sẽ tạo ra một sự tuyên truyền mới nhằm hạ thấp uy tín của Tòa trọng tài, nó có thể sẽ cố gắng để nhạo nặn một dòng tin tức sai lạc để hỗ trợ cho tuyên bố của nó. Có nhiều khả năng CCP sẽ tạo ra một cuộc công kích mạnh hơn hoặc là bằng sức mạnh quân sự hoặc là bằng việc khởi động nhiều hoạt động đầu tư kinh doanh dân sự hơn nữa ở Biển Đông.
ĐCSTQ có 4 chiếc mặt nạ nó có thể đeo vào trong cuộc xung đột ở Biển Đông: một cái là dọa dẫm quân sự, một cái là các hoạt động đầu tư kinh doanh hòa bình, một cái là lợi ích tài chính và cái còn lại cho sự dối trá mang tính chiến lược.
Phán quyết của Tòa trọng tài đã đặt một vết lõm trên chiếc mặt nạ dối trá chiến lược của ĐCSTQ, nhưng những mặt nạ khác của nó phần lớn vẫn còn nguyên vẹn.
"Tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ sử dụng thẻ du lịch", ông Cheng nói, lưu ý đến việc nước này đã thực hiện các chuyến bay du lịch tới Biển Đông. Ông nói rằng ĐCSTQ cũng sẽ nhiều khả năng tạo ra nhiều đợt công kích mới với sức mạnh quân sự và có thể cũng sẽ tìm kiếm các yếu tố kinh tế để biện minh cho các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp trong khu vực.
Ông lưu ý rằng ĐCSTQ có thể sẽ cố gắng thực hiện một sự tiếp cận ngoại giao và xây dựng đồng minh của nó, đó có thể bao gồm Lào, Campuchia và Brunei. Ông nói nó có thể đề nghị những quốc gia này một thỏa thuận theo kiểu "lên tiếng, làm việc với chúng tôi các bạn sẽ đạt được điều gì đó, phản đối chúng tôi bạn sẽ không nhận được gì cả".
http://vietdaikynguyen.com/v3/105889-tro-choi-doi-tra-cua-trung-quoc-o-bien-dong-bi-giang-mot-don-manh/



Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen




China's Game of Deception Takes a Blow in South China Sea
Tribunal's ruling discredits China's disinformation, but the conflict is far from over
By Joshua Philipp, Epoch Times |

Chinese dredgers work on the construction of artificial islands on and around Michief Reef in the Spratly Islands of the South China Sea on May 2, 2016. The U.S. Navy recently sent a warship to patrol near the Chinese regime's man-made islands. (U.S. Navy)
The foundation of the Chinese regime's legal case and strategy for exploiting the South China Sea rested on a supposed historical ownership—and on July 12, an arbitration court in The Hague declared that this foundation is false.
The Chinese Communist Party (CCP) quickly shot back. A statement from its Foreign Ministry says it views the tribunal's decision as "null and void and has no binding force," and says it "neither accepts nor recognizes it."
In spite of the bluster issuing from Beijing, the CCP has lost its main line for propaganda and its best chance to establish a moral ground for its position on the South China Sea.
Yet, according to Dean Cheng, a senior research fellow at the Asian Studies Center at the Heritage Foundation, "it's important to recognize this issue isn't over."
A Battle of Deception
The Beijing Evening News at a store in Beijing on July 12 with headlines about Chinese naval fleet exercises in the South China Sea. (Lintao Zhang/Getty Images)
One of the main strategies the CCP has employed in the South China Sea is what it calls the "Three Warfares." These are legal warfare, psychological warfare, and media warfare.
The strategy works by manufacturing "legal" arguments, creating psychological pressure on adversaries, and manipulating news coverage. The Office of Net Assessment, a Pentagon think tank, described the strategy in a May 2013 report as a "war-fighting process that constitutes war by other means," and that uses deception as a way to "alter the strategic environment in a way that renders kinetic engagement irrational."
Cheng said that the CCP's use of legal warfare "was not really a matter of what other legal authorities say." He noted that already there are Chinese law professors and others trying to discredit the tribunal, and saying it has been tainted or has no authority.
At its heart, the CCP's Three Warfares is a strategy for disinformation—a form of propaganda that functions by manufacturing a lie with a grain of truth and then using this lie as a foundation to make seemingly legitimate arguments. A key goal of disinformation is to get coverage in otherwise credible news outlets and think tanks, which can then be used to make additional arguments.
In the South China Sea, this strategy has manifested in the CCP's claims that it has historical ownership over nearly the entire region, which gives it the right to manufacture islands, declare defensive perimeters around its artificial islands, and to chase ships from other nations out of the region. 
The Road Ahead
The tribunal's website went offline shortly after the announcement, but anarchive of its press release is still available.
According to the press release, the CCP boycotted the tribunal, but even in China's absence, the tribunal took steps to "test the accuracy of the Philippines' claims," it states. This included questioning the Philippines, appointing independent experts to "report to the tribunal on technical matters," and "obtaining historical evidence concerning features in the South China Sea and providing it to the parties for comment."
In the end, the tribunal overwhelmingly found the CCP's claims to be false. It said in the press release, it "found that China's claim to historic rights to resources was incompatible with the detailed allocation of rights and maritime zones" in the United Nations Convention on the Law of the Sea, and that any historic rights the CCP had to resources in the South China Sea were "extinguished by the entry into force of the Convention to the extent they were incompatible with the Convention's system of maritime zones."
The claims of various nations in the South China Sea. (VOA)
Regardless of the decision, however, the CCP has repeatedly stated it would "neither accept nor participate in the arbitration unilaterally initiated by the Philippines," according to the press release.
According to Cheng, the Chinese regime did not attend the hearings for the simple reason that "they knew their case was not going to stand up to current tenets of international law." But, according to Cheng, "the Chinese were not going to make any concessions in the South China Sea before this, and they're not going to now."
He added that "there weren't many countries that believed the Chinese position to begin with."
Moving forward, it's likely the CCP will make a new propaganda push to discredit the tribunal, and it may try to manufacture a new disinformation line to base its claims on. It's also likely the CCP will make a stronger push either with military strength or by starting more civilian ventures in the South China Sea.
The CCP has four masks it can wear in the South China Sea conflict: one for military intimidation, one for peaceful civilian ventures, one for financial gain, and another for strategic deception.
The ruling has put a dent in the CCP's mask for strategic deception, but its other fronts remain largely unscathed.
"I think the Chinese are going to play the tourist card," Cheng said, noting that already it has done tourist flights to the South China Sea. He said the CCP will also likely make new pushes with military power and may look for an economic component as well in order to justify its unlawful ventures in the region.
He noted that the CCP may also try a diplomatic approach, and build its own alliance, which could include Laos, Cambodia, and Brunei. He said it may offer these countries an agreement "to say, work with us you get something, oppose us you'll get nothing.