Tuesday, July 12, 2016

PHÁN QUYẾT CẢ THẾ GIỚI TỪ LÂU NGÓNG ĐỢI ĐÃ ĐẾN !

(Tổng hợp RFI-RFA-VOA- BBC ) - Trong bản phán quyết dài 497 trang, Tòa Trọng Tài Thường trực Quốc Tế " xác định rằng, mặc dù các nhà hàng hải TQ và ngư dân của họ, cũng như những người như vậy từ các Quốc gia khác, đã từng trong lịch sử sử dụng những hòn đảo này ở Biển Nam Trung Hoa, hiện không hề có chứng cứ gì rằng Trung Quốc đã thực thi về mặt lịch sử sự kiểm soát đặc quyền trên toàn vùng nước hay tài nguyên. Vì thế, Tòa kết luận rằng không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn.

Về quy chế của các thực thể, Tòa cũng phán quyết rằng không một thực thể nào của quần đảo Trường Sa "có thể tạo các vùng biển mở rộng", không một thực thể mà Trung Quốc đòi chủ quyền "có thể tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế". Do vậy, Tòa tuyên bố - tuy không xác định ranh giới - rằng một số khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì những khu vực này không chồng lấn với bất cứ khu vực nào của Trung Quốc.

Liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực cho rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines ở vùng đặc quyền kinh tế của nước này, vì đã cản trở việc thăm dò dầu khí và đánh cá của Philippines, xây dựng các đảo nhân tạo, cũng như đã không ngăn cản ngư dân Trung Quốc đến đánh cá trái phép ở vùng này.
Tòa còn phán quyết rằng các ngư dân Philippines ( cũng như ngư dân Trung Quốc ) có quyền đánh cá truyền thống ở vùng bãi cạn Scarborough và Bắc Kinh đã cản trở việc thực thi các quyền đó khi hạn chế việc đi vào vùng này. Cũng theo Tòa án Trọng tài Thường trực các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã hành xử trái phép khi họ dùng tàu cản đường các tàu Philippines gây nguy cơ đụng tàu nghiêm trọng.
Về môi truờng biển, Tòa nhận định là các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường bãi san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo về môi trường sinh thái biển.
Cuối cùng, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực còn cho rằng các hành động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc không phù hợp với nghĩa vụ của một Nhà nước trong tiến trình giải quyết tranh chấp, gây ra những tổn hại không thể khắc phục được đối với môi trường biển, xây dựng các đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, tàn phá môi trường tự nhiên của các thực thể ở Biển Đông. 
Xin nhắc lại là phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực không phán quyết về chủ quyền biển đảo, mà chỉ xác định là những thực thể nào trên biển có thể tạo ra chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển xung quanh chiếu theo luật quốc tế.
Biển Đông: Tòa Án Trọng Tài bác bỏ bản đồ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc

http://vi.rfi.fr/chau-a/20160712-bien-dong-toa-an-trong-tai-bac-bo-ban-do-%E2%80%9Cduong-luoi-bo%E2%80%9D-cua-trung-quoc


PHẢN ỨNG CỦA CÁC NƯỚC 

* HOA KỲ 



 http://www.voatiengviet.com/a/toa-trong-tai-lhq-ra-phan-quyet-bac-bo-tuyen-bo-chu-quyen-cua-tq/3414716.html

TRUNG QUỐC :
Ngay từ ngày đầu, Trung Quốc đã lên tiếng nói không tham gia vào vụ kiện, đồng thời cũng không công nhận mọi phán quyết mà Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế đưa ra.
Mới tuần trước khi nói chuyện qua điện thoại với Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại Trưởng Vương Nghị của Trung Quốc gọi Tòa Trọng Tài Quốc Tế là trò hề, cần phải chấm dứt ngay tức khắc.
Vì thế, các bản tin thu thập được đều nói không ai ngạc nhiên khi thấy phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhấn mạnh rằng Bắc Kinh không quan tâm và cũng không chấp nhận phán quyết mà Tòa vừa đưa ra.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng nhắc lại điều Bắc Kinh từng nói là Hoa Lục có chủ quyền ở Trường Sa và Hoàng Sa, chủ quyền này phù hợp với luật pháp quốc tế, và đúng với những bằng chứng lịch sử là từ 2000 năm trước đây, người dân Trung Quốc đã hoạt động ở Biển Đông.
Song song với những lời tuyên bố chính thức, truyền thông Trung Quốc còn lên án Tòa Trọng Tài Quốc Tế, chẳng hạn như bài bình luận của Tân Hoa Xã viết rằng chính Tòa Trọng Tài đã làm dụng luật pháp để đưa ra một phán quyết không có chứng cứ.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo xuất bản tại Bắc Kinh còn nói đến nguy cơ chiến tranh, cho rằng mặc dù không quốc gia nào muốn đối đầu quân sự, nhưng tất cả các nước liên quan đều đã có những động thái chuẩn bị quân sự.
Điều này được thể hiện rõ hơn trong bản thông cáo của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, khẳng định phán quyết của Tòa không ảnh hưởng gì tới chủ quyền đang có của Hoa Lục, viết thêm rằng quân đội Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh, quyền lợi, lợi ích hàng hải của quốc gia, sẵn sàng đối phó với mọi thách thức, đe dọa, bất kể đến từ đâu.
Một điểm đáng chú ý khác là trước giờ phán quyết được công bố, máy bay dân sự của Trung Quốc đã hạ cánh trên đảo Đá Vành Khăn và Đá Subi ở Trường Sa.
PHI LUẬT TÂN
Trong khi đó, Bộ Ngoại Giao Philippines lên tiếng hoan nghênh phán quyết của Tòa, đồng thời kêu gọi dân chúng bình tĩnh, đừng có những hành động quá khích.
Kêu gọi bình tĩnh cũng là điều được Ngoại Trưởng Perfecto Yasay của Philippines nói đến, cho rằng không chỉ mình Phi mà ngay chính những quốc gia liên hệ cũng phải bình tĩnh và tự kiềm chế.
Trong tuyên bố đưa ra với báo chí, Ngoại Trưởng Phi cũng cho hay Manila đang nghiên cứu về phán quyết của Tòa, và gọi phán quyết này mang một ý nghĩa rất quan trọng.
Bộ Ngoại Giao Phi còn nhắc nhở những công dân Phi đang có mặt tại Trung Quốc nên tránh tối đa, đừng thảo luận, tranh luận với người dân địa phương về phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế.
Tân Tổng Thống Phi, ông Rodrigo Duterte cũng nói là rất phấn khởi trước phán quyết của Tòa, đồng thời nhắc lại rằng ông sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc để tìm giải pháp thuận lợi nhất cho cả đôi bên.
Giải pháp thuận lợi này từng được ông nói tới là cùng khai thác chung ở khu vực đang tranh chấp chủ quyền.
VIỆT NAM
Tại Hà Nội, ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho hay Việt Nam hoan nghênh phán quyết của Tòa, nói thêm là chính phủ sẽ có tuyên bố chính thức về nội dung phán quyết này.Trong buổi họp báo ở Hà Nội, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng nhắc lại chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.
NHẬT BẢN
 Ngoại Trưởng Nhật Fumio Kishida gọi phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế là phán quyết chung cuộc, mang tình ràng buộc về pháp lý, đòi hỏi tất cả các nước liên hệ phải tuân thủ.
Ngoại Trưởng Kishida cũng nói rằng Nhật Bản tôn trọng luật pháp, không chấp nhận việc sử dụng võ lực để giải quyết tranh chấp.
HỘI ĐỒNG ÂU CHÂU
Trước khi phán quyết được Tòa công bố, Chủ Tịch Hội Đồng Châu Âu là ông Donald Tusk đang có mặt tại Bắc Kinh. Trong cuộc thảo luận với Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ông Tusk nhấn mạnh phán quyết mà Tòa đưa ra mang ý nghĩa rất quan trọng, giúp bảo vệ trật tự thế giới.Tất cả mọi quốc gia đều có bổn phận phải bảo vệ điều này.
ĐÀI LOAN :
Tin tức Đài Á Châu Tự Do ghi nhận được cho thấy dường như chính phủ Đài Loan tỏ ý không công nhận phán quyết của Tòa.
Theo lời phát ngôn viên chính phủ Đài Loan, Tổng Thống Thái Anh Văn và các quan chức Đài Bắc đang phân tích phán quyết, nhắc lại mục tiêu của Đài Bắc là bảo vệ chủ quyền và lợi ích tại Trường Sa, bảo vệ đảo Thái Bình và tăng cường hoạt động tuần tra để bảo vệ an ninh lãnh hải.Đảo Thái Bình tức là đảo Ba Bình mà Việt Nam nói là có chủ quyền.
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/tribunal-says-china-has-no-historic-title-over-scs-07122016092249.html



http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/07/160712_philippines_china_scs_the_hague
"Đường Chín Đoạn" là gì?

Bắc Kinh tuyên bố "chủ quyền không thể chối cãi" đối với khoảng trên 85% diện tích Biển Đông, tương đương 3 triệu trên tổng số 3,5 triệu cây số vuông toàn bộ vùng biển này."Đường Chín Đoạn" chạy có những chỗ cách xa khỏi Trung Hoa lục địa tới 2.000km và vào sát bờ biển Philippines, Malaysia và Việt Nam vài trăm cây số.
"Đường Chín Đoạn" ban đầu xuất hiện trên một bản đồ của Trung Quốc hồi 1947 với 11 đoạn đứt quãng, khi lực lượng hải quân của Trung Hoa Dân Quốc thuộc Quốc Dân đảng khi đó kiểm soát được một số đảo vốn do Nhật chiếm đóng trong thời Đại chiến Thế giới lần thứ hai.
Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Quốc Dân đảng phải bỏ chạy ra Đài Loan, chính quyền cộng sản đã tự tuyên bố mình là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc và thừa kế toàn bộ các tuyên bố về biển đảo của nước này trong khu vực
.Sau đó, đầu thập niên 1950, hai "đoạn đứt quãng" được bỏ đi ở khu vực Vịnh Bắc Bộ như một hành động thân thiện của Bắc Kinh với chính quyền miền Bắc Việt Nam.
Tòa Trọng Tài Thường trực Quốc Tế
PCA là tổ chức liên chính phủ lâu đời nhất thế giới, chuyên xử lý các vụ tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp trọng tài "và các biện pháp hoà bình khác".
PCA được thành lập năm 1899 trong Hội nghị Hoà bình Hague, do Sa Hoàng Đệ Nhị của Nga tổ chức. Cơ quan này dẫn chiếu tới các hợp đồng, các thoả thuận đặc biệt, và nhiều hiệp ước khác nhau của Liên hợp quốc để phân xử tranh chấp.
PCA cũng hiện diện thường trực tại Mauritius, và có thể tiến hành các phiên tranh tụng trên toàn thế giới.