Tuesday, April 2, 2019

GAMAN : NGHỆ THUẬT KIÊN NHẪN NHẬT BẢN ( BBC SONG NGỮ)

Fr: Loan Nguyen

Nhật Bản và 'nghệ thuật kiên nhẫn'

Julian Littler BBC Capital 
27 tháng 3 2019 
  'Gaman' có thể là sự khó khăn và ít cơ hội hơn cho những phụ nữ làm việc, đặc biệt với những người quay trở lại làm việc sau khi sinh con hoặc ly hôn   Credit :Getty Images

Mọi đứa trẻ ở Nhật Bản được dạy dỗ 'gaman', tức là kiên trì nhẫn nại ở các thời điểm khó khăn. Đó có phải một cách để tạo ra một xã hội trật tự, hay 'gaman' có một mặt tối của nó?
Ngày làm việc ở Tokyo thường bắt đầu bằng một chuyến đi qua hệ thống tàu điện ngầm nhộn nhịp nhất thế giới. Khoảng 20 triệu người đi tàu ở thủ đô Nhật Bản mỗi ngày.
Đó là một quá trình căng thẳng vì các chuyến tàu chật ních lao theo mọi hướng. Trên sân ga, mọi người chen chúc thành đội hình chặt chẽ bên cạnh cửa tàu để tránh cản trở hành khách đi ra, sau đó lao vào, mặc dù chuyển động chậm vì đông người phải chen chúc.
Những người bị ép chặt trong toa không thể cử động được; đôi khi chân không chạm sàn tàu. Thế nhưng, ngay cả trong tàu chật cứng này, sự im lặng cam chịu vẫn ngự trị.
Hành vi bình tĩnh và có trật tự thường là đặc trưng của ngay cả những đám đông lớn nhất ở Nhật. Du khách từ nước ngoài thường ngạc nhiên bởi sự sẵn sàng kiên nhẫn của quần chúng để chờ đợi giao thông, ra mắt mặt hàng mới và, ví dụ như sự viện trợ sau trận động đất và sóng thần tàn khốc ở Fukushima xảy ra tròn tám năm trước tính đến tuấn trước.
Nhưng để duy trì trật tự bên ngoài này cần sự nỗ lực to lớn: ở Nhật, sự nỗ lực này được gọi là 'gaman'.
Kiên nhẫn trong thời gian khó khăn
 Nói đơn giản, nó là ý tưởng rằng các cá nhân nên thể hiện sự kiên trì nhẫn nại khi phải đối mặt với những tình huống bất ngờ hoặc khó khăn, và bằng cách đó, duy trì được các mối quan hệ xã hội hài hòa. Khái niệm này bao hàm một mức độ tự kiềm chế cảm xúc của mình để tránh sự đối đầu. Đó là nhiệm vụ phải làm và là dấu hiệu của sự trưởng thành.
'Gaman' có thể là sự chịu đựng kiên cường khi đối mặt với khủng hoảng, như trận động đất và sóng thần ở Tohoku 2011 - nhưng nó cũng có thể là những mối quan tâm nhỏ hàng ngày  Credit :Getty Images
David Slater, giáo sư nhân chủng học và là giám đốc của Viện Văn Hóa So Sánh của đại học Sophia ở Tokyo, mô tả 'gaman' như một bộ các chiến lược để đối phó với các sự kiện ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. "Các cá nhân phát triển trong bản thân một khả năng kiên trì và chịu đựng những điều bất ngờ hoặc tồi tệ, khó vượt qua," ông nói.
Theo Noriko Odagiri, giáo sư tâm lý học lâm sàng tại Đại Học Quốc Tế Tokyo, nền tảng của nó là người Nhật coi trọng việc không nói quá nhiều và kìm nén cảm xúc tiêu cực đối với người khác.
Việc rèn luyện bắt đầu sớm; trẻ em học theo gương cha mẹ. Sự nhẫn nại và kiên trì cũng là một phần của giáo dục, bắt đầu từ tiểu học. "Đặc biệt là đối với phụ nữ, chúng tôi được giáo dục nhẫn nại nhiều nhất có thể," bà Odagiri nói.
'Gaman' có thể biểu hiện dài hạn, như ở lại làm một công việc khó chịu hoặc chịu đựng một đồng nghiệp khó tính, hoặc ngắn hạn, như phớt lờ một hành khách ồn ào hoặc một người cao tuổi chen hàng.
Yoshie Takabayashi, 33 tuổi, là một thợ làm đồ bằng bạc ở Tokyo trước khi cô kết hôn, đã chuyển đến ở Kanazawa và có con. Khi được hỏi là khi nào cô sử dụng 'gaman', cô nói đó là cuộc sống sau khi sinh con và thực tế cô không còn được làm các việc trước đây cô từng thích. Cô cũng nhớ lại một kẻ bắt nạt tại nơi làm việc mà cô phải nịnh để được đào tạo, tránh rắc rối và giữ được việc làm.
"Khi tôi nhìn lại quãng thời gian đó, ông chủ của tôi đã không làm bất cứ điều gì để giúp đỡ. Đáng lẽ tôi đã bỏ việc. Nhưng bố mẹ và tất cả những người xung quanh tôi, những người cũng mới bắt đầu vào làm việc, luôn khuyến khích tôi để thành công. Tôi không biết đã phải nhẫn nại biết chừng nào," cô nói. 
Ca ngợi 'gaman'
'Gaman' bắt nguồn từ những lời dạy của Phật giáo về việc tu dưỡng bản thân trước khi dần dần được định hình thành một cơ chế kiên trì nhẫn nại đối với cá nhân là thành viên của các nhóm xã hội. Nó được hoàn thiện trong thời kỳ bùng nổ kinh tế sau chiến tranh ở Nhật Bản khi mà công việc là gánh vác việc xây dựng quốc gia - nghĩa là hy sinh thời gian với gia đình để làm việc nhiều thời gian hơn cho cơ quan.
Trong thời kỳ bùng nổ kinh tế sau thế chiến thứ hai, 'gaman' cũng là để nói đến việc làm việc thêm giờ và lâu dài để xây dựng đất nước đối với một tầng lớp trung lưu mới nổi. Credit :Getty Images
Một số người coi sự kiên trì theo kiểu 'gaman' là nét đặc trưng mang tính Nhật Bản. "Đó là một đặc điểm tiêu biểu của người Nhật, nhưng nó có những điểm tốt và xấu," Nobuo Komiya, một nhà tội phạm học tại Đại học Rissho, Tokyo, nói,
Komiya tin rằng sự giám sát lẫn nhau, tự giám sát và kỳ vọng của công chúng liên quan đến 'gaman' là một yếu tố đóng góp cho tỷ lệ tội phạm thấp ở Nhật Bản. Ở đâu mà người ta đề phòng lẫn nhau và tránh xung đột, thì mọi người sẽ phải thận trọng hơn về hành vi của mình.
Nhưng nó không chỉ về động lực nhóm. "Điều quan trọng là nhớ rằng 'gaman' mang lại lợi ích cho cá nhân," Komiya nói. "Nghĩa là người ta sẽ không bị đuổi việc hoặc có lợi do giữ được quan hệ lâu dài với những người xung quanh."
Nhưng 'gaman' gây áp lực lên cá nhân. "Chúng ta ca ngợi 'gaman'," Odagiri nói. Nhiều người ở Nhật mong đợi người khác đoán cảm giác của họ, thay vì biểu lộ trực tiếp và đôi khi tạo ra áp lực.
"Quá nhiều 'gaman' có tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của chúng ta," bà nói. "Đôi khi, nếu bị tác động nhiều quá, 'gaman' có thể chuyển thành bệnh tâm lý."
Hỏi giúp đỡ vì sức khỏe tâm thần thì thường bị coi là thất bại, Odagiri nói. Người ta nên được tự mình xử lý thì tốt hơn. Nhưng đôi khi việc này không diễn ra theo ý muón và dẫn đến tức giận, và có thể đi tới bạo lực gia đình hoặc ở nơi làm việc.
'Gaman' cũng có thể khiến phụ nữ bị mắc kẹt trong những cuộc hôn nhân không hạnh phúc. "Xã hội của chúng ta mong muốn phụ nữ phải nhún nhường hoặc ít nói. Vì vậy, đôi khi phụ nữ không nên cố gắng thể hiện cảm xúc tiêu cực, chỉ nhẫn nại chịu đựng," Odagiri nói. Và khi họ quyết định ly hôn, nhiều người thấy rằng họ không thể vì họ đã từ bỏ nghề nghiệp vì gia đình và không còn độc lập về tài chính.
Komiya thấy có mối quan hệ giữa sự gia tăng gần đây của những quấy rối tình dục và bắt nạt với sự phá vỡ các cấu trúc xã hội ưu tiên cho nhóm hơn là cho cá nhân. "Người Nhật nói rằng 'gaman' là một đức hạnh quốc gia, nhưng thực sự đó là một cách thức để duy trì nhóm," ông nói. Nhưng bây giờ người ta cảm thấy ít có khả năng bị loại trừ nếu họ lên tiếng
 Dân số Nhật Bản đang già hóa nhanh nhất thế giới, hậu quả là một số lượng lớn công việc không có ai làm và cần được giải quyết Credit :Getty Images
Và xã hội đang thực sự thay đổi. Ba mươi năm trước, việc làm ở Nhật Bản là cho suốt đời. Theo truyền thống, đàn ông làm việc cần mẫn để có thâm niên trong công ty, nơi họ dành toàn bộ sự nghiệp của mình, trong khi phụ nữ thường được bố trí vào các công việc không được thăng chức để rồi rời bỏ về nuôi con.
Nhưng ngày nay hệ thống việc làm trọn đời đang bị phá vỡ, người ta kết hôn muộn hơn, nhiều phụ nữ đi làm và tỷ lệ sinh ở mức thấp nhất trong lịch sử. Nhiều người trẻ làm việc theo hợp đồng tạm thời hoặc trong các công việc bán thời gian mà 'gaman' chẳng có nghĩa lý gì.
"Người ta không coi bạn là một thành viên nội tại của nhóm. Bạn được thuê và bị sa thải, bạn ký hợp đồng, bạn được trả tiền theo giờ," Slater nói. "Toàn bộ ý tưởng nhẫn nại chịu đựng ở đây là hoàn toàn không thích ứng. Bạn sẽ giữ được việc làm bằng cách im lặng, nhưng tất cả các giá trị được dạy bảo về 'gaman' mà nó là đúng đối với quan hệ xã hội cô kết và bền lâu thì nay không còn đúng nữa.
Và một số người trẻ không lựa chọn 'gaman', không đi theo con đường của các thế hệ trước. Mami Matsunaga, 39 tuổi, làm việc trong ngành truyền thông thời trang trước khi hoán đổi Tokyo lấy bãi biển. Bây giờ cô ấy ngày nào cũng lướt ván và dạy về chánh niệm/thiền, dạy thở và yoga tại các khóa tu và hội thảo ở khắp nước Nhật.
"Trong văn hóa Nhật Bản, kỳ vọng dành cho 'gaman' gây áp lực cho mọi người làm điều giống nhau và không còn chỗ cho sự khác biệt," Matsunaga nói. Khi được hỏi có bao giờ cô nhẫn nại trong công việc không, cô trả lời: "Không, tôi không nhẫn nại. Tôi sẽ bỏ việc nếu việc đó đòi hỏi phải nhẫn nại."
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-47715897





 Daniel Doan*Paula Le *Kimmy Nguyen

The art of perseverance: How gaman defined Japan

Every child in Japan is taught to gaman: to patiently persevere in tough times. Is this the way to create an orderly society, or does gaman have a dark side?
  • By Julian Littler
20 March 2019The work day in Tokyo generally starts with a ride through the world’s busiest subway system. About 20 million people take the train in Japan’s capital every day.
It’s a stressful process as harried commuters rush in all directions. On the platform, everyone shuffles into tight formation beside the train doors to avoid obstructing disembarking passengers, then rushes in, albeit in crowd-enforced slow motion.
Those who squeeze on board find movement is near impossible; feet sometimes don’t touch the ground. And yet, even in these packed trains, resigned silence reigns.
Calm and orderly behaviour tends to be characteristic of even the biggest crowds in Japan. Visitors from abroad are often surprised by people’s willingness to wait patiently for transport, brand launches and, for example, aid and assistance after the devastating Fukushima earthquake and tsunami, which occurred eight years ago last week.
But considerable effort goes into maintaining this outward order: in Japan, this effort is known as ‘gaman’.
(Credit: Getty Images)
'Gaman' can refer to the resilience in the face of crises, like the 2011 Tohoku earthquake and tsunami - but it can also refer to smaller, everyday concerns (Credit: Getty Images)
Persevering in tough times
Simply put, it’s the idea that individuals should show patience and perseverance when facing unexpected or difficult situations, and by doing so maintain harmonious social ties. The concept implies a degree of self-restraint: you put the brakes on your feelings to avoid confrontation. It’s an expected duty and seen as a sign of maturity.
David Slater, professor of anthropology and director of the Institute of Comparative Culture at Tokyo’s Sophia University, describes gaman as a set of strategies to deal with events outside our control. “Individuals develop within themselves an ability to persevere and tolerate things that are unexpected or bad, difficult to get through,” he says.
It’s an expected duty and seen as a sign of maturity
At the root of it, explains Noriko Odagiri, a professor of clinical psychology at Tokyo International University, is the fact that Japanese people value not saying too much and suppressing negative feelings toward others.
Training begins early; children learn by parental example. Patience and perseverance are also part of education, starting in primary school. “Especially for women, we are educated to gaman as much as possible,” says Odagiri.
Gaman can manifest over the long-term, like staying in an unpleasant job or tolerating an annoying colleague, or short-term, like ignoring a noisy passenger or an elderly queue-jumper.
(Credit: Alamy Stock Photo)
Gaman can spell trouble and fewer opportunities for working women, particularly those returning to the workforce after having a baby or a divorce (Credit: Alamy Stock Photo)
Yoshie Takabayashi, 33, was a silversmith in Tokyo before she got married, moved to Kanazawa and had children. Asked about when she uses gaman, she flags up her post-baby life and the fact that she can no longer do some of the things she used to enjoy. She also recalls a bully at work who she had to flatter to get vital training, avoid trouble and keep her job.
“When I look back on that time, my boss didn’t even do anything to help. I should have quit. But my parents, and everyone around me who had also just started working, kept encouraging me to be a success. I didn’t realise how much gaman I’d put in,” she says.
‘Beautify the gaman’
Gaman originated in Buddhist teachings about bettering oneself before gradually being shaped into a perseverance mechanism for individuals navigating membership of social groups. It was honed during Japan’s post-war economic boom when work took on the status of nation-building – meaning sacrificing time with family for long hours in the office.
Some see gaman-style perseverance as Japan’s defining feature. “It’s the representative characteristic of Japanese people, but it has good and bad points,” says Nobuo Komiya, a criminologist at Rissho University in Tokyo.
Komiya believes the mutual surveillance, self-monitoring and public expectations associated with gaman are a contributory factor in Japan’s low crime rate. Where people watch out for each other and avoid conflict, everyone is more careful about their actions.
Especially for women, we are educated to gaman as much as possible - Noriko Odagiri
But it’s not only about group dynamics. “It’s important to remember gaman benefits the individual,” says Komiya. “It means they don’t get fired from work or can gain from continuing relations with people around them.”
But gaman imposes pressure on the individual. “We beautify the gaman,” says Odagiri. Many people in Japan expect others to guess how they feel, rather than express themselves directly, and sometimes the pressure can mount. 
“Too much gaman has a negative impact on our mental health,” she says. “Sometimes when people hold too much negativity, the gaman can convert into psychosomatic disease.”
Asking for help with mental health is often seen as failure, says Odagiri. People are expected to manage by themselves. But sometimes this doesn’t work and leads to angry explosions, which can result in domestic or workplace violence.
(Credit: Getty Images)
In the post-World War Two economic boom, gaman also came to refer to enduring long working hours amidst nation-building for an emerging middle class (Credit: Getty Images)
Gaman can also leave women trapped in unhappy marriages. “Our society expects women to be humble or quiet. So sometimes women try not to express negative feelings, just gaman,” says Odagiri. And when they decide to divorce, many find they can’t because they’ve sidelined their careers for families and are no longer financially independent.
Komiya links recent increases in reporting of sexual harassment and bullying to the breakdown of social structures prioritising the group over the personal. “Japanese people say gaman is a national virtue, but really it was a means to stay in the group,” he says. Now people feel less likely to be excluded if they speak up.
Why gaman in the gig economy?
And society is indeed changing. Thirty years ago, employment in Japan was for life. Traditionally, men worked long hours earning seniority in the company where they spent their whole career, while women were typically placed in non-promotion track jobs in preparation for leaving to raise children.
Some young people are choosing not to gaman, shunning the paths taken by previous generations
But today the lifetime employment system is breaking down, people are marrying later, more women are working and the birthrate is at its lowest level in history. Many young people work on temporary contracts or in part-time jobs where gaman counts for nothing.
“They’re not looking at you as an intrinsic member of the group. You’re hired and fired, you have a contract, you’re paid by the hour,” says Slater. “The whole idea of gaman-ing here is completely maladaptive. You’ll keep your job by shutting up, but all the taught values of gaman that make sense for coherent and enduring social relationships no longer make sense.”
And some young people are choosing not to gaman, shunning the paths taken by previous generations. Mami Matsunaga, 39, worked in fashion media before swapping Tokyo for the beach. She now surfs every day and teaches mindfulness, breathing and yoga at retreats and workshops around Japan.
“In Japanese culture, the expectation for gaman puts pressure on everyone to do the same and leaves little room for difference,” says Matsunaga. Asked if she ever persevered at work, she answers: “Nope, I didn’t. I soon left the job if anything like that needed to happen.”
http://www.bbc.com/capital/story/20190319-the-art-of-perseverance-how-gaman-defined-japan


                        BẢNG TỪ VỰNG 4 CỘT   
             Từ điển điện tử sử dụng:     https://www.macmillandictionary.com/
                       
   Words
    Syllables
      IPA
Pronunciation
perseverance   
per-se-ver-ance
ˌpɜː(r)sɪˈvɪərəns/
persevere
per-se-vere
/ˌpɜː(r)sɪˈvɪə(r)/
severe
se-vere
/sɪˈvɪə(r)/
albeit  
al-be-it
ɔːlˈbiːɪt/
resilience
re-sil-i-ence
/rɪˈzɪliəns/
colleague  
col-league
/ˈkɒliːɡ/
queue
queue
/kjuː/
surveillance
sur-veil-lance
/sə(r)ˈveɪləns


 To comment on this story or anything else you have seen on BBC Capital, please head over to our Facebook  page or message us on Twitter.
If you liked this story, sign up for the weekly bbc.com features newsletter called "If You Only Read 6 Things This Week". A handpicked selection of stories from BBC Future, Culture, Capital and Travel, delivered to your inbox every Friday.