Sunday, March 8, 2015

LÀM GIÀU KHÔNG KHÓ NHƯNG DỆ VÀO TÙ

Những hậu quả tai hại của chủ trương sai lầm mà Đảng cs và Nhà nước dã cổ xúy :          "Làm giàu không khó, chỉ cần cả nước quyết tâm cao!"

clip_image002 1) 2 người VN bị tố chủ mưu đánh cắp dữ liệu lớn chưa từng có tại Mỹ                                                       

Ba người, hai trong số họ đến từ Việt Nam tham gia vào vụ án ăn cắp 1 tỷ email tại Mỹ, đã bị bắt giữ. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, đây là vụ xâm phạm dữ liệu lớn nhất lịch sử Internet.
Bản cáo trạng chỉ rõ 2 công dân Việt Nam là Nguyễn Quốc Việt, 28 tuổi và Vũ Hoàng Giang, 25 tuổi. Việt và Giang bị buộc tội đã tấn công vào 8 nhà cung cấp dịch vụ email tại Mỹ để lấy cắp các địa chỉ email. Ngoài ra, có một công dân Canada tham gia vào vụ này là David-Manuel Santos Da Silva, 33 tuổi, bị buộc tội thực hiện các hành vi rửa tiền.
clip_image004
Theo trang NPR, Nguyễn Quốc Việt đã sử dụng dữ liệu để gửi các email marketing spam, và thu về số tiền 2 tỷ USD. “Các tài liệu tòa án cho thấy thủ phạm người Canada là Da Silva đã có hành vi rửa tiền để giúp nhóm tội phạm”, NPR viết.
“Ba người đàn ông này đã hoạt động từ Việt Nam, Hà Lan và Canada. Họ bị cáo buộc thực hiện vụ xâm phạm dữ liệu và lấy cắp địa chỉ email lớn nhất trong lịch sử internet”, trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Leslie Caldwell nói trong một công bố. “Những kẻ phạm tội thừa nhận đã kiếm được hàng triệu USD thông qua hành vi lấy cắp trên 1 tỷ địa chỉ email từ các nhà cung cấp dịch vụ email”.
Da Silva “là người đồng sở hữu một công ty có tên là 21 Celsius Inc, thừa nhận đã thực hiện các giàn xếp với Nguyễn Quốc Việt và Vũ Hoàng Giang để kiếm tiền và rửa tiền”, theo Bộ Tư Pháp Mỹ.Theo PC World, các hành vi phạm tội của nhóm đã diễn ra từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2012. Sau khi đánh cắp các địa chỉ email, những kẻ phạm tội đã gửi email spam đến hàng chục triệu người dùng.
Công bố của Bộ Tư pháp Mỹ nói rõ: "Vũ Hoàng Giang bị cảnh sát Hà Lan bắt giữ tại Deventer, Hà Lan, vào năm 2012 và đã trao trả cho Mỹ vào tháng 3/2014. Vào ngày 2/5/2015 vừa qua, Vũ Hoàng Giang đã nhận tội tham gia vào âm mưu lừa đảo máy tính. Vũ Hoàng Giang dự kiến sẽ bị kết án vào ngày 21/4/2015 tới”.
“Vụ việc phản ánh những vấn nạn lớn nhất của tình hình tội phạm mạng ngày nay, trong đó hacker không chỉ nhắm đến một công ty riêng lẻ, mà thâm nhập vào những công ty phân phối dịch vụ email lớn”, quyền Chưởng lý Mỹ nói. “Mục tiêu của hacker rất đáng sợ, vì không chỉ dừng lại sau khi đã lấy cắp dữ liệu nhạy cảm của các công ty, mà hacker còn tấn công vào các nền tảng phân phối riêng của các công ty để gửi hàng loạt spam, thu lợi nhuận từ các lưu lượng truy cập từ các email spam vào các website mà chúng hướng đến”.
Theo Bảo Bình / ICT News
http://news.zing.vn/2-nguoi-VN-bi-to-chu-muu-danh-cap-du-lieu-lon-chua-tung-co-post518745.html

2) Mafia người Việt được ngân hàng Thụy Sĩ che chở

Trọng Thành/RFI
clip_image006
Le Monde có phóng sự điều tra đáng chú ý mang tựa đề « Tổ hợp tội ác », thuật lại nhiều thủ đoạn rửa tiền, buôn lậu ma túy của băng nhóm người gốc Việt, có tài khoản tại ngân hàng HSBC Thụy Sĩ. Qua đầu mối này, các nhà điều tra phát hiện ngân hàng HSBC làm trung gian rửa tiền buôn vũ khí, kim cương cho cả một đường dây tội ác quốc tế rộng lớn, đặc biệt trong đó có đường dây buôn vũ khí Israel có liên hệ với Al-Qaida, hay một cartel Mêhicô.REUTERS/Arnd Wiegmann
Một vụ bắt giữ đột xuất hồi 2004 tại một vùng ngoại ô Atlanta – nhờ thông tin nghe lén điện thoại - cho phép cảnh sát Mỹ bắt được hơn 400.000 đô la tiền bán ma túy tổng hợp tại các thành phố miền đông Hoa Kỳ, trong cốp xe của một người gốc Việt tên Jenny Nguyễn. Mười ngày sau vụ bắt giữ, cảnh sát mở chiến dịch bắt giữ khoảng 130 người, phanh phui được một mạng lưới buôn ma túy lớn tại 18 thành phố Hoa Kỳ.
Số tiền thu được trong xe hơi của Jenny Nguyễn đáng ra đã được chuyển về các tài khoản của HSBC ở Genève, Thụy Sĩ. Các tài khoản này thuộc về hai chủ nhân, một có tên Việt, Anh Ngoc Nguyen, trú tại Canada. Chính thông qua các quan hệ làm ăn này, mà cơ quan điều tra chống ma túy Mỹ (DEA) phát hiện ra mạng lưới mua kim cương từ bên ngoài để chuyển về bán tại Việt Nam. Cũng từ đó, cảnh sát lần ra mạng lưới rửa tiền quy mô khoảng 5 triệu đô la/tháng, theo FBI, mà đứng đầu là Thi Phuong Mai Le, một phụ nữ Việt Nam 38 tuổi, có biệt danh « Ong chúa ».
Nhờ lời khai của Anh Ngoc Nguyên, mà các nhà điều tra Mỹ đã phát hiện rằng, ngân hàng HSBC không chỉ chứa chấp các tài khoản của những kẻ buôn lậu ma túy, mà còn làm trung gian rửa tiền buôn vũ khí, kim cương cho cả một đường dây tội ác quốc tế rộng lớn, đặc biệt trong đó có đường dây buôn vũ khí Israel có liên hệ với Al-Qaida, hay một cartel Mêhicô.
Cuộc điều tra kéo dài đến 2011. Ngày 23/02/2011, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa tên của Shimon Yelinek – một trùm buôn lậu vũ khí Israel, nguyên cố vấn an ninh của một nhà độc tài Congo – vào đầu danh sách đối tượng trừng phạt quốc tế, do liên hệ với một tập đoàn mafia Mêhicô có ảnh hưởng bậc nhất. Hiện tại ngân hàng HSBC từ chối trả lời các câu hỏi của Le Monde. Còn luật sư của người bị cảnh sát Mỹ điều tra đã phủ nhận mọi liên hệ với Anh Ngoc Nguyen. Theo Le Monde, Shimon Yelinek có thể đang sống yên bình tại Israel với vợ và các con.
.rfi.fr/viet-nam/20150305-mafia-nguoi-viet-duoc-ngan-hang-thuy-si-che-cho/

 3 ) “Thủ thuật” lừa khách hàng của sàn vàng ảo
Sau những vụ các sàn vàng ảo bị triệt phá, mới đây thêm một sàn vàng ảo vừa bị Công an quận Đống Đa phối hợp C50 Bộ Công an đánh sập. Tang vật được cơ quan công an thu giữ khi khám xét Công ty IG Đáng chú ý, với các “thủ thuật” tinh vi, giả cách kinh doanh vàng tài khoản, các đối tượng đã chiếm đoạt của khách hàng trên 60 tỷ đồng. Vụ việc một lần nữa cảnh báo người dân về nguy cơ trắng tay khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất hợp pháp này. Gian lận từ đầu chí cuối Lưu Công Khánh, kẻ chủ mưu lập ra sàn vàng “ảo” IG khai nhận, năm 2007, sau khi tốt nghiệp khoa Điện tử một trường đại học, Khánh  xin vào làm việc tại một số công ty kinh doanh vàng tài khoản ở TP.HCM. Trải qua các vị trí nhân viên kinh doanh, đào tạo… nên Khánh nắm rất rõ phương thức hoạt động của các sàn vàng “ảo” này. Mặc dù biết việc kinh doanh vàng tài khoản là trái phép và cơ quan công an đã vào cuộc xử lý một số sàn vàng “ảo” nhưng nhận thấy có rất nhiều khách hàng vẫn tham gia vào kênh đầu tư này, năm 2013, Khánh ra Hà Nội với ý đồ thành lập một sàn vàng trá hình. Theo Khánh trình bày thì thời điểm này, tại TP.HCM có quá nhiều sàn vàng “ảo” hoạt động, sàn mới sẽ khó cạnh tranh. Trong khi ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nhiều người chưa biết đến lĩnh vực kinh doanh này. Đã có kinh nghiệm trong thời gian làm việc tại các sàn vàng “ảo” trước đó nên Lưu Công Khánh tính toán rất kỹ lưỡng, thuê người đứng ra thành lập công ty, còn Khánh đứng phía sau chỉ đạo toàn bộ hoạt động. Để tạo vỏ bọc cho hoạt động kinh doanh vàng tài khoản, tháng 10/2013, Khánh lập Công ty cổ phần Kinh doanh trang sức vàng quốc tế IG (thuê trụ sở tại tầng 8 tòa nhà 165 Thái Hà, Đống Đa). Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Công ty IG có chức năng kinh doanh vàng trang sức. Sau khi thành lập Công ty, Khánh thuê ông Mai Xuân Tú (SN 1950) làm Tổng giám đốc Công ty. Khi đã có tư cách pháp nhân, Khánh nhờ Vũ Đình Hùng, là kỹ sư công nghệ thông tin mua giúp phần mềm MT4, là phần mềm chuyên giao dịch kinh doanh vàng, ngoại tệ trên tài khoản và hàng hóa khác. Hùng tìm mua được phần mềm này của Công ty Metaquotes có trụ sở tại Liên bang Nga với giá 6.000 USD/lần đầu, hàng tháng trả phí 1.500 USD. Để mua được phần mềm này, phía người mua phải chuyển đăng ký kinh doanh của công ty cho đối tác. Do đã có mưu đồ từ trước nên Khánh đã làm giả đăng ký kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư kim loại quý Bắc Mỹ (NAPMIG). Thực tế, đây là một công ty có thật, chuyên kinh doanh vàng, ngoại tệ quốc tế, có trụ sở tại Mỹ, Canada... Do đó, để khách hàng lầm tưởng công ty NAPMIG trên giao dịch vàng tài khoản tại công ty IG là công ty NAPMIG quốc tế, Khánh đã vào trang web của công ty này sao chép thông tin, logo rồi chuyển cho Hùng đăng ký mua phần mềm với công ty Metaquotes. Cũng theo yêu cầu của Khánh, trong tờ khai mua phần mềm của Metaquotes, Hùng đã khai trụ sở công ty NAPMIG tại Canada. “Thủ thuật” lừa khách hàng Sau khi mua được phần mềm MT4 trên, Hùng và Khánh đã thiết lập thêm các chức năng quản lý khách hàng: xóa lệnh, đóng lệnh giao dịch, tạo nhóm khách hàng, thiết lập chênh lệch giá mua bán và đưa phần mềm này vào hoạt động. Lợi dụng chức năng kinh doanh vàng trang sức của Công ty IG, Khánh đã quảng cáo trên website vangquocte.net, tuyển dụng và tổ chức đào tạo nhân viên cách thức gọi điện thoại lôi kéo khách hàng tham gia đầu tư vàng tài khoản. Khánh huấn luyện cho nhân viên tư vấn cho khách hàng rằng, Công ty IG là đối tác của Công ty NAPMIG có trụ sở tại Canada. Để câu kéo khách hàng, Lưu Công Khánh và Vũ Đình Hùng thuê 2 máy chủ, một máy chạy phần mềm chơi thử và một máy chạy phần mềm chơi thật. Phần mềm chơi thử, khách hàng tự tải về miễn phí. Khi chơi thử, khách hàng bao giờ cũng thắng nên nhiều người đã quyết định “chơi thật”. Khách hàng tham gia kinh doanh vàng tài khoản tại Công ty IG sẽ được ký một hợp đồng giao dịch hàng hóa và phải “ký quỹ” tối thiểu là 2.500 USD qua tài khoản hoặc nộp trực tiếp vào Công ty. Sau đó khách hàng được công ty giao cho mã giao dịch để chính thức kinh doanh vàng qua tài khoản. Lượng vàng tối thiểu mỗi lần đặt lệnh mua bán là 0,01 lot (1 lot tương đương 83 cây vàng), tối đa không quá 8 lot. Mỗi lệnh mua, bán, khách hàng sẽ bị thu phí 35 USD/lot. Theo Vũ Đình Hùng khai nhận, các lệnh giao dịch của khách hàng trên máy chủ NAPMIG có thể thay đổi hoặc xóa được. Nếu khách hàng thắng với số lượng ít, chúng để cho khách rút tiền. Nếu khách thắng với số tiền lớn, chúng can thiệp kỹ thuật để đánh sập mạng rồi tự tạo thông báo của công ty NAPMIG về nguyên nhân sập là do khách quan. Cũng theo khai nhận của Vũ Đình Hùng thì máy chủ NAPMIG không kết nối giao dịch gì với thị trường vàng, ngoại tệ quốc tế, chỉ có một kết nối duy nhất là kết nối biểu đồ giá lên xuống của thị trường vàng và tiền tệ thế giới. Do đó, khi nhìn vào biểu đồ này, khách hàng nhầm tưởng đang giao dịch, mua bán với Công ty NAPMIG thật. Với việc không kết nối giao dịch với thị trường vàng, ngoại tệ quốc tế này thì khi khách hàng chuyển tiền giao dịch, thực chất là chuyển vào tài khoản Công ty của Khánh. Bài học đắt giá cho kinh doanh vàng “ảo” Trung tá Hoàng Văn Anh, Đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Đống Đa cho biết, Lưu Công Khánh là đối tượng rất ranh ma. Nhằm đối phó với cơ quan công an, trong tổng số tiền 60 tỷ đồng chiếm đoạt của khách hàng kinh doanh vàng tài khoản tại Công ty IG, riêng Khánh chiếm đoạt 20 tỷ đồng bằng cách dựng lên việc chuyển tiền cho 2 sàn vàng “ảo” khác tại TP.HCM, nhưng thực chất không có việc chuyển tiền này. Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó trưởng phòng 3 C50, Bộ Công an cho biết, thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã khám phá rất nhiều chuyên án có liên quan đến các đối tượng kinh doanh vàng tài khoản, đã cảnh báo thủ đoạn lôi kéo khách hàng tham gia nhưng vẫn còn nhiều người mất cảnh giác. Bước đầu qua khai thác máy chủ thu giữ được của Công ty IG, cơ quan công an đã xác định có hàng ngàn người chơi, trong đó khoảng 500 người đã nộp vào tài khoản của công ty IG số tiền trên 8  triệu USD.

Theo Vũ Hương baodautu.vn VietBao.vn (Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán )
http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Thu-thuat-lua-khach-hang-cua-san-vang-ao/199113099/99/