Tuesday, March 10, 2015

THÀNH NGỮ ĐỐI CHIẾU : THẬP DƯƠNG CỬU MỤC

Thành ngữ đối chiếu   
 Thập Dương Cửu Mục (chín mục đồng cho mười con cừu) (十羊九牧)
Bởi: Duoyu Zhong 7 Tháng Ba , 2015
Thành ngữ Trung Hoa "Thập Dương Cửu Mục"

Thành ngữ Trung Hoa “Thập Dương Cửu Mục” mô tả một tình huống trong đó có quá nhiều người ra các mệnh lệnh mà lại thiếu người để thực hiện chúng (Zhiching Chen/Epoch Times)”    Việt: Lắm thày thối ma- lắm cha con khó lấy chổng ;lắm mối tối nằm không ; lắm sãi không ai đóng cửa chuà . Anh : too many  cooks spoil the broth.

Thành ngữ “9 mục đồng cho 10 con cừu” bắt nguồn từ câu chuyện về bản tấu trình của một viên thượng quan dưới triều một hoàng đế Trung Hoa thuở xưa. Chứa đựng trong câu thành ngữ là trí tuệ và ý nghĩa thường thức vẫn còn hữu dụng và thích hợp cho các nhà quản lý trên tất cả lĩnh vực trong thời hiện đại.
Khoảng 1.500 năm trước, Trung Quốc đang ở trong một thời kỳ hỗn loạn kéo dài hơn 100 năm, khi đất nước chia cắt thành hai phần, phía bắc và phía nam, được trị vì bởi một loạt các triều đại ngắn ngủi. Có những cuộc chiến tranh và họa loạn xã hội không ngừng nghỉ, nhưng nó cũng là thời điểm thịnh vượng cho nghệ thuật, văn hóa và tôn giáo. Giai đoạn này được gọi là thời Nam Bắc triều (420-581 SCN).
Sau khoảng thời gian này, triều đại nhà Tùy (581-618 SCN) được dựng lập bởi vua Tùy Văn Đế, người đã thống nhất Trung Quốc lần đầu tiên sau hơn một thế kỷ phân chia Bắc-Nam.
Tùy Văn Đế khi ấy có một số công thần kiến quốc rất tận tâm phò tá ông. Trong số đó có Dương Thưởng Tích (khoảng 533-590 SCN).
Dương nhận thấy một số thách thức trong việc quản lý đất nước. Ở những châu phủ có quá nhiều quan lại cùng cai quản, do sự khác biệt trong việc phân chia phạm vi quyền hạn pháp lý từ các triều đại trước. Vì vậy, hầu hết các quan chức chịu trách nhiệm tại các châu phủ không có thực quyền hoặc không cống hiến hiệu quả. 
Tình trạng này không chỉ áp đặt một gánh nặng chi phí lớn đối với triều đình, mà còn là một trở ngại cho việc thực hiện công việc suôn sẻ. Dương cảm thấy rất lo lắng, vì vậy ông trình báo cáo lên Tùy Văn Đế.
Dương đã viết: “Hiện nay có quá nhiều địa hạt và quá nhiều quan chức, giống như có 9 mục đồng cho 10 con cừu. Nó gây ra chi phí nặng nề cho các phủ doãn và thường phải mất một thời gian dài để những chỉ lệnh được thực hiện”.
“Giảm số lượng các địa hạt và các quan phụ trách là một ưu tiên khẩn cấp cho triều đình. Thần đề nghị rằng chúng ta chỉ duy trì các châu phủ có ý nghĩa, và phân công quan lại có năng lực đến các địa điểm nơi đang thực sự cần họ. Đối với các quan được miễn nhiệm, chúng ta có thể bố trí cho họ những công việc khác.
“Những thay đổi này sẽ cho phép triều đình giảm đáng kể ngân sách và công việc trị quốc an bang trở nên hữu hiệu hơn.”
Sau khi đọc báo cáo của Dương đại thần, Tùy Văn Đế đã đưa ra trước quần thần thảo luận và thực hiện một loạt cải cách tập trung, dẫn đến kết quả rất tốt.
Câu chuyện này đã được nêu rõ ở phần tiểu sử của Dương Thưởng Tích trong “Tùy Thư” (1). Các cụm từ Thập Dương Cửu Mục (十 羊 九 牧) trong báo cáo của Dương cho Tùy Văn Đế, nghĩa là “10 con cừu, 9 người chăn” sau này đã trở thành một thành ngữ.
Thành ngữ này thường được dịch là “9 mục đồng cho 10 con cừu,” và được sử dụng để mô tả một tình huống trong đó có quá nhiều người ra lệnh mà lại thiếu người để thực hiện chúng.
Nó cũng được sử dụng để truyền đạt được tầm quan trọng của việc có đường lối rõ ràng của chính quyền trong quản lý mọi nhiệm vụ hay việc tổ chức, vì vậy sẽ không có sự chồng chéo hoặc không chắc chắn về thực hiện mệnh lệnh được đưa ra.
Chú ý:
Cuốn “Tùy Thư” (隋書, Sui Shū) là lịch sử chính thức của triều đại nhà Tùy. Nó được viết bởi một nhóm các học giả nổi tiếng trong triều đại nhà Đường và hoàn thành vào năm 636 SCN. Cuốn sách gồm năm tập biên niên sử, 30 tập chuyên luận, và 50 tập tiểu sử

http://vietdaikynguyen.com/v3/40014-thanh-ngu-trung-hoa-thap-duong-cuu-muc-chin-muc-dong-cho-muoi-con-cuu-%E5%8D%81%E7%BE%8A%E4%B9%9D%E7%89%A7/

 **********

Chinese Idioms:                                                                     9 Shepherds for 10 Sheep (十羊九牧)      By Duoyu Zhong, Epoch Times | March 2, 2015

The Chinese idiom “9 shepherds for 10 sheep” is used to describe a situation where there are too many people giving orders and not enough people to carry them out. (Zhiching Chen/Epoch Times)
The Chinese idiom “9 shepherds for 10 sheep” is used to describe a situation where there are too many people giving orders and not enough people to carry them out. (Zhiching Chen/Epoch Times) 
The idiom “9 shepherds for 10 sheep,” which originates from a story about a senior official’s report to an ancient Chinese emperor, contains wisdom and common sense that remain useful and relevant for managers of all kinds in the modern day.
About 1,500 years ago, China was in a period of chaos that lasted for over 100 years, when the country was divided into two parts, northern and southern, each ruled by a series of brief dynasties. There were wars and unceasing social disorder, but it was also a time of prosperity for art, culture, and religion. This period was called the Southern and Northern Dynasties (A.D. 420–581).
Following this period, the Sui Dynasty (A.D. 581–618) was established by Emperor Wen, who unified China for the first time after over a century of north-south division.
The emperor had some loyal court officials to help him. One of them was Yang Shangxi (about A.D. 533–590).
Yang noticed some challenges in governing the country. There were too many counties and county officials, due to the different administrative jurisdictions carried over from the previous dynasties. Thus, most of the officials were responsible for small regions only, or were serving no actual, useful function.
This situation not only imposed a heavy cost burden on the government, but was also a hindrance to getting things done smoothly. Yang felt very worried, so he filed a report to Emperor Wen.
Yang wrote: “There are now too many counties and too many officials, just like having 9 shepherds for 10 sheep. It is creating heavy costs for the court and generally making it take a long time to get things done.
“Reducing the number of counties and officials is an urgent priority for the state. I recommend that we maintain only those administrative regions that make sense, and assign capable officials to locations where they are truly needed. For the officials who are dismissed, we can offer them other jobs.
“These changes will allow the government to greatly reduce expenditures and to administer state affairs much more efficiently and effectively.”
After reading Yang’s report, Emperor Wen took his advice and implemented a series of centralized reforms, which led to very good results.
This story was included in a biography of Yang Shangxi in the “Book of Sui” (1). The phrase 十羊九牧 (shí yáng jiǔ mù) in Yang’s report to Emperor Wen, literally “10 sheep, 9 shepherds,” later became an idiom.
The idiom is often translated as “9 shepherds for 10 sheep,” and is used to describe a situation in which there are too many people giving orders and not enough people to carry them out.
It is also used to convey the importance of having clear lines of authority in managing any task or organization, so that there is no confusion or uncertainty about whose orders to follow.
Note:
The Book of Sui (隋書, Suí Shū) is the official history of the Sui Dynasty. It was written by a team of prominent scholars during the Tang Dynasty and completed in A.D. 636. The book consists of five volumes of annals, 30 volumes of treatises, and 50 volumes of biographies.

http://www.theepochtimes.com/n3/1269495-chinese-idioms-9-shepherds-for-10-sheep-%E5%8D%81%E7%BE%8A%E4%B9%9D%E7%89%A7/

headphone funny 
Daniel Doan* Paula Le*Kimmy Nguyen

shepherd  ( shep-herd   /ˈʃepə(r)d/ ) người chăn chiên/mục đồng/mục tử
chaos       ( cha-os  /ˈkeɪɒs/ )  hỗn loạn
dynasty    ( dy-nas-ty /’daɪnəsti/)  or  (’dyn-as-ty /ˈdɪnəsti/) triều đại
hindrance ( hin-drance  /ˈhɪndrəns/) trỡ ngại/ ngăn cản /cản trở