Saturday, March 28, 2015

ÚC : ĐỒNG BÀO TA TIỄN ĐƯA CỰU THỦ TƯỚNG MALCOLM FRASER

Úc tiễn đưa cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser      Nguyễn Quang Duy  -  BBC    

Flowers adorn the coffin of former Australian Prime Minister Malcolm Fraser before his funeral in Melbourne, Australia, Friday, 27 March 2015Nước Úc vừa tiễn đưa cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser về nơi an nghỉ cuối cùng.
Tin về lễ an tang của ông là tin hàng đầu được truyền thông Úc truyền đi vào thứ sáu 27/3/2015.
Rầm rộ như trước đây đã thông tin những chính sách thực thi công bằng do ông đề xướng, trong đó có việc mở cánh cửa nước Úc đón nhận thuyền nhân Việt Nam. 
Members of the Vietnamese community holds signs and a photograph aloft outside of Scots Church during the State Funeral for the Right Honourable Malcolm Fraser on March 27, 2015 in Melbourne.
Lần này, truyền thông Úc đưa tin và hình hằng trăm người Việt biểu tình với ba biểu ngữ thật lớn nói lên tấm lòng tri ân của họ dành cho ông. Một người mặc khăn đống áo dài đen, tay ôm bức chân dung của ông, hai bên là hai lá cờ Úc Việt.
Biểu tình là tập hợp của một nhóm người cùng một mục đích và thường cùng một biểu tượng. Biểu tình trước một đám tang là một cuộc biểu tình lạ nhất, chưa từng xẩy ra.
 
Wreaths are laid in front of Scots’ Church ahead of former prime minister Malcolm Frasers funeral in Melbourne, Thursday, March 27, 2015. (AAP Image/Tracey Nearmy) NO ARCHIVING
 
Cuộc biểu tình chuyển đến người xem đã 40 năm người Việt vẫn không quên ơn ông Fraser, không quên ơn nước Úc đã mở rộng bàn tay cưu mang đòan người bỏ trốn cộng sản. Biểu tượng là cờ vàng ba sọc đỏ.
Truyền thông Úc còn đưa hình vòng hoa phân ưu với lá cờ Úc Việt sánh đôi, và nhiều bài viết, nhiều bản tin những câu chuyện về những thuyền nhân Việt và mong ước của họ một ngày Việt Nam được tự do. Ông Malcolm dù mất nhưng vẫn giúp nói lên quan điểm của người Việt tị nạn cộng sản.
Tôi gặp ông Fraser lần đầu năm 1984, ông đến thăm Viện Đại Học Tasmania nơi tôi theo học. Đứng cuối giảng đường tôi quan sát ông một người tôi mến phục. Tôi được gặp ông nhiều lần sau đó trong các sinh họat cộng đồng ông được mời tham dự.
Bình thường tôi vẫn tiếp xúc với những chính giới Úc để vận động cho nhân quyền, nhưng với ông tôi chưa từng có ý định đến bắt tay hay trò chuyện với ông.
Ông rời chính trường không còn khả năng hay giá trị để giúp vận động cho nhân quyền Việt Nam? Không, tôi quan sát và học hỏi từ ông, một chính trị gia được nhiều người kính mến. Điều tôi nhận ra là với tấm lòng bác ái cả cuộc đời ông đã chiến đấu cho hai chữ công bằng.
 
Image result for Photo burial of Malcolm Fraser
Chúng ta biết đến ông vì đã sát cánh chiến đấu cho miền Nam tự do và giúp cho thuyền nhân được định cư.
Ông đã mất nhưng ông vẫn giúp chúng ta. Ông giúp chúng ta nhìn lại bản sắc của mình, giúp chúng ta học hỏi từ cuộc đời của ông, và nhất là giúp chúng ta gởi một tín hiệu đến chính giới và người dân Úc chúng tôi mang ơn nước Úc và chúng tôi vẫn tiếp tục chiến đấu cho một Việt Nam tự do.
Ông còn chiến đấu cho công bằng đối xử với người nghèo và thổ dân Úc, chiến đấu thay đổi sách lược kỳ thị chủng tộc ở Nam Phi, chiến đấu chống lại sách lược diệt chủng ở Rwanda, hay gần nhất là vận động để chính phủ Nam Dương ân xá cho 2 công dân Úc tội tử hình.
Ông thiết lập Ủy ban Nhân quyền Quốc Hội Liên Bang và đồng chủ tịch sáng lập Care Australia, giúp giải quyết một phần sự bất bình đẳng trên tòan thế giới.
Úc là một quốc gia lưỡng đảng đối lập, công bằng nhận định việc người Việt định cư tại Úc là kết quả của cả hệ thống chính trị. Năm 1975, chính phủ Lao Động Gough Whitlam và khi ấy ông Malcolm Fraser làm đối lập, đã xóa bỏ chính sách “nước Úc của người da trắng”, trước đây họ chỉ nhận những di dân gốc da trắng.
Đến năm 1978 đạo luật nhận người Việt tị nạn của chính phủ Tự Do Malcolm Fraser đã được thủ lãnh đối lập Bob Hawke ngấm ngầm ủng hộ hay không phản đối. Khi lên cầm quyền ông Hawke đã tiếp tục nhận thêm người Việt tị nạn và bảo lãnh gia đình những người còn kẹt lại ở Việt Nam.
Hai ông Fraser và Hawke là những người đã tiên phong xây dựng một nước Úc đa văn hóa nơi mà mọi người đều được đối xử một cách bình đẳng. Mọi người, mọi cộng đồng được tôn trọng văn hóa và phát huy sáng kiến của mình. Cụ thể là việc người Việt đã tổ chức biểu tình với cờ vàng và biểu ngữ trước đám tang của ông Fraser.   
'Ân nhân' Một số người cho rằng hành động của ông Malcolm là vì người Việt chống cộng bầu cho đảng Tự Do. Theo tôi ngòai tấm lòng vị tha nhân đạo ông Malcolm còn xem việc làm như một trách nhiệm. Ông cho biết đã từng ngậm ngùi và cay đắng khi chính phủ Hoa kỳ bỏ rơi những người đang chiến đấu tại Đông Dương.
Một số nhỏ người Việt đã bầu cho đảng Tự Do vì họ cùng chung lý tưởng. Nhưng phần lớn người Việt lại bầu cho đảng Lao Động vì chính sách của họ gắn bó hơn với người di dân và nghèo khó. Lá phiếu của tôi dành cho những người gắn bó với cộng đồng người Việt và hỗ trợ một Việt Nam tự do bất kể họ thuộc đảng nào.
Nhiều người Việt xem ông như một ân nhân, một người thân hay một người cha trong gia đình. Với người Tây Phương việc đóng góp chỉ nhằm phục vụ con người, ở ông Malcolm là thực hiện sự bình đẳng.
Qua quan sát tôi nhận ra ông đối xử với mọi người từ đứa bé lên năm đến bậc lão thành một cách bình đẳng như những người bạn. Và tôi cũng cảm nhận ông sẽ hạnh phúc hơn khi được mọi người xem ông như một người bạn. Với tôi ông là một người bạn chí tình dù chưa bao giờ tôi bắt tay hay trò chuyện với ông.
Ông đã mất nhưng ông vẫn giúp chúng ta. Ông giúp chúng ta nhìn lại bản sắc của mình, giúp chúng ta học hỏi từ cuộc đời của ông, và nhất là giúp chúng ta gởi một tín hiệu đến chính giới và người dân Úc chúng tôi mang ơn nước Úc và chúng tôi vẫn tiếp tục chiến đấu cho một Việt Nam tự do.
Ông Malcolm Fraser đã về đất Chúa nhưng ông không bao giờ mất đi trong lòng những người Việt Tự Do và trong lòng người dân Úc. Ông là một chiến sĩ với tấm lòng bác ái cả đời chiến đấu cho nhân lọai được công bằng.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện đang sống tại Melbourne, Úc.




Ông Malcolm Fraser và cố thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher, trong một cuộc gặp tại Số 10 Phố Downing năm 1980