Friday, September 20, 2019

VĂN HÓA VIỆT VÀ NHẬT :TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT

Người Việt sang Nhật Bản học và làm đều nên 'nhập gia tùy tục'

Minh Thư BBC News Tiếng Việt 22 tháng 5 2019



  • "Việt Nam và Nhật Bản không có sự va chạm về văn hóa và hai nước có thể dễ hiểu nhau"   Getty Images
  • Giữa tháng 4/2019 BBC News Tiếng Việt có dịp nói chuyện với ông Seiichi Kuriki, một người Nhật ở Tokyo có nhiều duyên nợ với Việt Nam, về văn hóa Nhật Bản và những điều người Việt nên biết khi sang Nhật sống, học tập hay làm việc.
    Ông chia sẻ ý kiến về những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hóa, về tính cách người Việt cũng như một số quan điểm của người Nhật đối với người nước ngoài.
    Đã từng sang Việt Nam học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt trong công việc trong nhiều năm, ông Kuriki trả lời phỏng vấn của BBC bằng ngôn ngữ này.
    BBC :Theo ông, văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có diểm gì tương đồng ?
    Seiichi Kuriki: Điểm tương đồng quan trọng nhất giữa văn hóa Việt Nam và Nhật Bản là cả hai đều chịu ảnh hưởng của văn hóa đến từ Trung Quốc, và Phật giáo và Nho giáo.
    Ngôn ngữ của hai nước này cũng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc rất nhiều. Tư tưởng cũng có nền tảng chung.
    So với các nước châu Âu và Trung Đông thì Việt Nam và Nhật Bản không có sự va chạm về văn hóa và hai nước có thể dễ hiểu nhau.
    BBC: Có điểm gì ông thích và không thích về tính cách người Việt?
    Seiichi Kuriki: Theo nhận xét của cá nhân tôi, nói chung người Việt Nam giỏi về giải quyết vấn đề trước mắt, nhưng xử lý vấn đề lâu dài thì không giỏi như người Nhật.
    Người Nhật có tầm nhìn xa hơn cho tương lai. Đây là nhận xét nói chung còn tất nhiên đối với từng người thì khác nhau. 

    Người Việt sang Nhật nên học hỏi về văn hóa và tập quán của người Nhật để làm cho người Nhật thân thiện và gần gũi hơn, theo ông Seiichi Kuriki Bản quyền hình ảnh Getty Images
    BBC: Người Việt sang du học và làm việc ở Nhật cần lưu ý những điểm gì về văn hóa giao tiếp của người Nhật?
    Seiichi Kuriki: Như tôi nói, Nhật Bản và Việt Nam rất may mắn là có nền tảng văn hóa chung, nên nói chung là dễ hiểu nhau. Nhưng vấn đề là vẫn có sự khác biệt.
    Khi tôi đi Việt Nam, tôi rất để ý đến câu "Nhập gia tùy tục". Đó là cái rất quan trọng. Nên người Việt phải học hỏi những luật lệ và quy định của Nhật Bản, và tập quán của người Nhật. Phải luôn quan tâm đến cái văn hóa của họ như thế nào và học hỏi. Thái độ như thế sẽ làm cho người Nhật thân thiện và gần gũi hơn.
    Một ví dụ là người Việt Nam cũng thích tiếp xúc cơ thể con người. Khi tôi đi chơi với người Việt Nam, con trai Việt Nam hay bá vai bá cổ, nhưng đối với người Nhật, kể cả bạn bè thì không có cái tập quán như thế này. Nên tôi rất là hoảng sợ (cười lớn). Thường người Nhật có thể nghĩ anh này có phải đồng tính luyến ái hay không, nhưng mà hóa ra không phải như thế.
    BBC: Người Nhật có tác phong rất khác người Việt. Vậy theo ông, người Việt sang đây gặp khó khăn gì khi giao tiếp và hòa nhập với người Nhật?
    Seiichi Kuriki: Chắc là ban đầu người Việt sang đây gặp khó khăn là họ không biết nên giao tiếp với người Nhật chúng tôi như thế nào.
    Có lẽ khi sang Nhật Bản, người Việt có ấn tượng ban đầu là họ cảm thấy người Nhật Bản lạnh nhạt với người Việt Nam. Đặc biệt là ở các đô thị thành phố lớn như Tokyo, Osaka, nếu nhìn bên ngoài thì người Nhật có vẻ cách biệt và cô lập, không có quan hệ mật thiết. Người Việt Nam chắc là cảm thấy như thế.
    Nhưng thực chất là không phải. Người Nhật cần thời gian dài hơn để xây dựng quan hệ với nhau. Lúc đầu, người Nhật tránh biểu hiện sự thân mật rõ ràng.
    Cho nên chắc là người Việt ban đầu không biết làm cách nào để tiếp xúc với người Nhật, và nên biểu hiện sự thân mật tới mức nào. 

      Thái độ của người Nhật ở vùng quê rất khác với ở các thành phố lớn.Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Nhưng ở vùng quê thì khác hẳn. Ở vùng quê, thái độ của người Nhật gần giống như vùng quê ở Việt Nam, rất là hiếu khách.
    Phải để ý là người ở vùng quê cũng rất là bảo thủ. Mến khách thì lúc đầu họ rất là mến khách, nhưng nếu không hiểu cái văn hóa của họ, mà không thân mật với nhau thì họ sẽ né tránh những người đó.
    Nên ở vùng quê và ở thành phố phải có thái độ hơi khác nhau.
    BBC: Có ý kiến cho rằng người Nhật coi thường người các nước châu Á khác nhưng lại vừa thích vừa e ngại người Phương Tây. Anh nghĩ sao về ý kiến này?
    Seiichi Kuriki: Trong lịch sử Nhật Bản, có một thời gian dài dưới thời đại Edo, thì Nhật rất hạn chế giao lưu với bên ngoài. Chỉ có giao thương với Trung Quốc và Hà Lan thôi. Khoảng gần 300 năm như vậy.
    Sau đó, Nhật Bản chỉ mới mở rộng lưu được 200 năm thôi. Thế cho nên người Nhật chúng tôi nói chung là không khéo léo khi giao lưu với người nước ngoài. Có một số người Nhật nghĩ là không nên cho nhiều người nước ngoài vào Nhật Bản, và họ rất ái ngại với việc giao lưu với người nước ngoài.
    Nhưng bây giờ quốc tế hóa rồi, cho nên cũng có những người nói phải tăng cường giao lưu nhiều hơn.
    Có một số người suy nghĩ là nếu mà đất nước Nhật Bản và con người Nhật Bản không thể có quan hệ tốt với người nước ngoài, thì người nước ngoài cũng sẽ không thấy nước Nhật có sự hấp dẫn, và họ sẽ đi nơi khác.
    Như vậy thì tình trạng thiếu lao động ở Nhật Bản hiện nay sẽ không thể cải thiện được. Thế cho nên dù thế nào cũng phải xây dựng quan hệ tốt với người nước ngoài để chúng ta cùng tồn tại, cùng phồn vinh được.
    Cho nên bây giờ có vấn đề với thực tập sinh kỹ năng, có không ít trường hợp kiểu như là bóc lột ở các cơ sở. Để cải thiện tình hình như thế thì bây giờ có cái tư cách mới. Việt nam và Nhật Bản đang xem xét chi tiết về tư cách này để có thể thu hút lao động nước ngoài nhiều hơn, với cái điều kiện tốt hơn, ngăn chặn những bất đồng như hiện nay xảy ra nữa.
    (*Tháng 12/2018, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông qua chính sách mới với 2 tư cách lao động dành riêng cho chương trình Thực tập sinh kỹ năng. Luật mới có hiệu lực từ tháng 4/2019 nhưng thời điểm áp dụng là khác nhau cho từng nước và từng ngành nghề.) 

      Nhiều phụ nữ Nhật Bản được trông đợi sẽ ở nhà nuôi dạy con cái, nhưng ngày càng nhiều phụ nữ vừa đi làm vừa chăm sóc con cái. Bản quyền hình ảnh Getty Images
    BBC: Nhiều phụ nữ Việt theo chồng sang Nhật Bản cảm thấy khó thích nghi với xã hội Nhật vì Nhật Bản là xã hội nam trị và phụ nữ được trông đợi phải ở nhà nuôi dạy con cái. Họ nên làm gì để hòa nhập với xã hội Nhật dễ dàng hơn?
    Seiichi Kuriki: Cơ cấu của xã hội Nhật Bản không thay đổi được nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng rất nhiều phụ nữ vừa đi làm vừa chăm sóc con cái. Nên nếu họ tìm được chỗ nào đi làm việc thì làm việc cũng được.
    Còn nếu không thì tôi khuyên các bạn ấy nên tham gia vào các sinh hoạt tình nguyện hay sinh hoạt xã hội. Các mamasan (các mẹ) ở Nhật cũng thế đó. Có thể thông qua sinh hoạt ở trường học của các con, xây dựng quan hệ bạn bè với các mẹ. Không nên ở nhà buồn.


      Ngày càng có nhiều đàn ông Nhật tham gia vào việc chăm sóc, nuôi dạy con cái - Bản quyền hình ảnh Getty Images 
    BBC: Còn vai trò của đàn ông Nhật Bản trong việcản quyền hình ảnh Getty Images  nuôi dạy con cái thì như thế nào?
    Seiichi Kuriki: Theo truyền thống của Nhật Bản, vai trò của người cha theo trong việc nuôi dạy con cái là rất ít. Từ xưa tới nay, nói chung người cha Nhật thường là tấm gương và chỉ cho con cái con đường chúng phải đi. Người cha Nhật ít khi chơi với con hay dạy con học.
    Nhưng truyền thống đó bắt đầu có sự thay đổi rồi. Họ tham gia nuôi dạy con nhiều hơn. Tôi cũng là một ví dụ. Trường hợp của cá nhân tôi, tôi công tác ở Tokyo, gia đình tôi ở Nagoya. Nhưng mỗi khi về thăm nhà, tôi đều dạy con cái học hành.
                 https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48352741






    Khám phá sự thú vị của kanji ( Hán tự)
    https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/ondemand/video/2076014/

    Nhật Bản: Vấn đề nữ thực tập sinh Việt có thai

    Cơm hộp bento: Truyền thống Nhật có sức lan tỏa lớn