Thursday, June 4, 2015

LY CÀ PHÊ VÀ TRIẾT LÝ VỀ CON NGƯỜI

Ly cà phê và triết lý về con người

David Robson/BBC/ 3 tháng 6 2015

Liệu cà phê sâu sắc nhiều hơn mức người ta tưởng không? David Robson gặp và phỏng vấn một triết gia tin chắc như vậy và đang gắng sức dùng cà phê để thăm dò suy nghĩ của con người.

Nhấp cà phê mà tôi thấy tựa như đang nuốt một cục than hồng rực sắp lụi - có vị khói và nhuốm mùi crê-ô-zốt. Khi tập trung chú ý hơn nữa, tôi nhận thấy nó êm hơn, bề ngoài nhơn nhớt như che dấu một bề trong sắc bén hơn, như thể một lưỡi dao được bọc vải nhung.
Trong đời mình, tôi chưa bao giờ chú ý nhiều đến thế cho một ly cà phê. Tôi không chắc rằng tôi đã nắm được những điều bí mật về nó. Nhưng nếu tôi có biết được thì nó cũng chỉ cho là một khái niệm lờ mờ về một số trong những câu hỏi lớn trong cuộc sống.
Người hướng dẫn tôi trong nỗ lực tìm hiểu này là David Berman từ Trường Trinity Dublin, một triết gia dành nhiều thời gian để nghiên cứu những phức tạp trong cơ cấu bên trong và các giác quan của tâm trí con người. Nay ông quan tâm đến đồ uống ưa thích của mình và những câu hỏi sâu có thể ẩn náu ở đáy ly cà phê. Kết quả sẽ là một cuốn sách mới mang tên Triết lý Thưởng thức Cà phê.
Với một ly cà phê Americano đặc và mang tâm lý cởi mở đón nhận mọi thứ, tôi bảo ông hãy cho tôi biết một số suy nghĩ của ông. Và rồi cuộc chuyện trò diễn ra sau đó giúp tôi khám phá những giá trị của sự chiêm nghiệm cũng như lý do vì sao người thích cà phê lại rất khác những người uống trà.
Khi bạn nhấm nháp một ngụm cà phê đen thì bạn trải nghiệm bao nhiêu thuộc tính của nó? (Ảnh: Thinkstock)
Dân sành cà phê có thể tâm huyết cho món đồ uống này, nhưng thật ngạc nhiên khi có một triết gia lại dành thời gian suy nghĩ về chất lượng của cà phê. Hẳn là họ đã rất hao tâm tổn trí nghiên cứu triết lý của Plato và Hume chứ?
Tuy nhiên, với Berman thì đây lại là một bước đi rất đỗi tự nhiên. Một trong những điều ông quan tâm là cơ chế hoạt động bên trong của trí óc.
Con người ta thường có xu thế dùng ngôn từ để khái quát hóa thế giới, nhưng Berman và một số người khác thì cho rằng cách làm đó sẽ làm nhạt nhòa đi những cảm giác căn bản, khiến chúng ta không hiểu được một cách rõ ràng về sự hoạt động tinh tế của trí óc.
Ý tưởng này không chỉ bó hẹp trong triết học. Có bằng chứng cho thấy những thứ như ngôn ngữ quả thực có thể làm thay đổi nhận thức - một hiện tượng được gọi là “quá trình xử lý từ trên xuống”. Và cách mà các giác quan phối hợp với nhau để tạo ra ý thức con người thì đã được biết đến như “vấn đề hóc búa” trong ngành thần kinh học.
Do vậy, nếu bóc tách được các thứ này thì ta sẽ hiểu rõ hơn về bản thân và về thế giới nội tại.
Hương vị đặc trưng của cà phê chỉ nằm ở 0,5% của hạt cà phê (Ảnh: Getty Images)
“Nếu như bạn uống cà phê một cách nghiêm túc như tôi, mặc dù không cần thiết phải làm vậy, thì hãy cố gắng có được trải nghiệm trực tiếp,” ông giải thích. Ông nghĩ rằng cà phê là đặc biệt hiệu quả cho thử nghiệm này. “Khi uống cà phê, ta hấp thụ chất caffeine, trí óc được kích thích và trở nên nhạy bén hơn. Thần kinh của chúng ta sẽ không trong trạng thái lờ đờ mà sáng suốt, minh mẫn.”
Vậy tôi làm một nhấp và cố gắng cảm thụ hương vị cà phê.
Berman giải thích nghiên cứu của ông đã giúp ông hiểu biết về cà phê như thế nào. Tất cả các loại cà phê đều có một "nốt nhạc chung" bắt nguồn chỉ từ một loại dầu, đó là caffeol. “Nó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ 0,5% của hạt cà phê.” ông nói, thế nhưng nếu không có nó thì ta không nhận ra cà phê nữa. Trái lại, ông nói, ở trà thì hoàn toàn không có “tinh chất trà”; trà được hình thành từ hợp chất, nhưng không một chất đơn lẻ nào là cốt yếu cả.

Sự khác biệt giữa trà và cà phê

Do vậy Berman cho rằng cà phê và trà minh họa cho hai tầm nhìn triết học khác nhau.
Nhà hiền triết Plato chưa từng được thưởng thức cà phê latte có sữa nóng (Ảnh: Getty Images)
Trà là cái mà rất nhiều thành phần hương vị khác nhau bổ trợ lẫn nhau, ông nói, gợi nhớ tới triết học phương Đông là mọi vật đều đan xen, kết nối với nhau.
Ngược lại, cà phê được định hình bởi thành phần cốt yếu duy nhất là caffeol như đã nói ở trên, tách rời với các vị khác, mà có lẽ cũng là một ẩn dụ thích hợp cho xu thế phương Tây phân làn ranh giới giữa thân thể và tâm linh. Tôi có cảm giác rằng lý luận này của ông không phải ai cũng thấy thuyết phục.
Tuy nhiên thành phần đơn độc của cà phê có thể đánh lừa cảm giác. Khi nhấp một ngụm tôi cảm thấy hình như hương vị caffeol rõ nét đang kích hoạt lưỡi mình, nhưng đó chỉ là ảo giác. Để giải thích điều này, Berman bảo tôi bịt mũi lại và nhấp một ngụm khác. Tất cả còn lại với tôi chỉ là một thoáng mờ nhạt của hương vị lúc trước.
“Đó là một trong những điều ngạc nhiên ở cà phê,” ông nói. “Ta nghĩ rằng ta đang thưởng thức cà phê, nhưng nếu ta soi xét nội tâm, ta sẽ phát hiện ra rằng thực tế nó là một mùi được nhận biết sai lệch như một hương vị.”
Những người sành cà phê sẽ nói với ta rằng việc có một tố chất chính không ngăn cản được các nhân viên pha cà phê ở quán tạo ra nhiều loại cà phê khác nhau. Việc rang sơ qua sẽ làm cho acid của cà phê bóng đều, tạo ra thành phẩm trông “sáng hơn”.
Ngược lại, việc rang lâu hơn, thẫm mầu hơn, sẽ tích tụ proteins và enzymes mới phía trong hạt cà phê. Những hóa chất này cấu thành nên “phần chất” của cà phê; chúng làm cho cà phê đậm hơn, sánh hơn, và chúng chặn vị chua của acid.
Bạn thích hương vị cà phê đắng hay cà phê thơm? Nghĩ về sở thích cà phê khác nhau ra sao có thể làm ta hiểu thêm những khác biệt về tính tâm lý (Ảnh: Getty Images)
Berman nói rằng trong nhiều thập niên gu uống cà phê được thay đổi dao động qua lại giữa chua, nhạt với đắng, đậm đặc.
Cà phê thời kỳ đầu là loại nguyên hạt được rang già, sau đó là làn sóng đầu tiên của loại cà phê sản xuất công nghiệp có vị chua hơn. Tiếp đến là làn sóng thứ hai, loại cà phê phục vụ trong các quán như Starbucks và Costa, cũng là sự trở lại với gu cà phê có vị đắng hơn, rồi tiếp nữa là làn sóng thứ ba với các quán pha chế lẻ, người ta lại thích loại cà phê ngả vị chua, có pha trộn vị thơm.
Berman cho rằng sự thay đổi qua lại giữa hai thái cực cho ta nhìn nhận một cách sâu sắc hơn về tính cách con người nói chung.
Ông ngờ rằng gu thích dùng cà phê đắng hoặc cà phê thơm thể hiện một “kiểu” nghĩ căn bản, tức là nếu ta đứng về một phe thì ta sẽ thấy rất khó để hiểu nổi quan điểm của phe kia. “Điều mà ta phát hiện ra trong các gu uống cà phê khác nhau cho thấy con người ta bất đồng với nhau đến đâu trong những vấn đề căn bản,” ông nói.
Cuộc chuyện trò của tôi với Berman chắc chắn sẽ cho tôi nhiều điều đáng để suy ngẫm. Khi uống đến tận giọt cà phê cuối cùng trong ly, tôi mới nhận ra rằng đã lâu lắm tôi mới tận hưởng một ly cà phê thú vị như vậy.
Ngay cả nếu ta không bị thuyết phục bởi giá trị triết học của cà phê thì có lẽ Berman cũng đã đưa một ý kiến hay về việc suy xét nội tâm con người.
 
headphone 4
 Daniel Doan* Paula Le*Kimmy Nguyen
Brain
The philosopher who studies 
the experience of coffee
Is coffee much deeper than it appears? David Robson meets a philosopher who certainly thinks so – he's attempting to use the drink to probe the human mind.
It’s like I’m drinking the dying embers of a log-fire – smoky and tinged  with the tang of creosote.kri:əsəʊt/ As I concentrate harder, I notice its smooth, viscous texture /ˈtekstʃə(r)/that seems to mask a sharper undertone – like a blade cloaked in velvet.velvɪt/
I’ve never paid so much attention to a cup of coffee in my life. I’m not sure I’ve grasped its secrets just yet. But if I do, I’m told it might just offer me a glimpse of some of the big questions in life.
My guide on this journey is David Berman at Trinity College Dublin – a philosopher who has spent many hours studying the intricacies /ˈɪntrɪkəsiz/  of the mind’s inner working and the senses. Now he’s turned his attention to his favourite drink, and the profound answers that might be lurking at the bottom of our coffee cup. The result will be a new book, The Philosophy of Coffee-tasting.
Armed with a strong Americano – and an open mind – I ask him to lead me through some of his thoughts. The conversation that follows will explore the values of introspection and why coffee and tea drinkers are fundamentally different people.
How many "qualia" do you experience when you take a sip of the dark stuff? (Credit: Thinkstock)
Coffee connoisseurs/ˌkɒnəˈsɜː(r)/ may devote themselves to the drink, but it might seem surprising that a philosopher would spend time brewing over its qualities. Surely they have enough on their hands pondering Plato and Hume? For Berman, however, it was a natural step. One of his interests has been considering the layers of inner experience. We all have a tendency to conceptualise the world with words, but Berman and others think that may cloud underlying sensations and prevent us from gaining better insights on the subtle workings of the mind.
This idea is not just confined to philosophy. There’s some evidence that things like language can indeed modify perceptions – a phenomenon called “top-down processing”. And the way different senses blend to create your consciousness is known as the “hard problem” in neuroscience./ˈnjʊərəʊˌsaɪəns/ Peeling back those layers could therefore give you a better understanding of yourself and your inner world. “If you take coffee as seriously as I do – though I don’t think that’s necessary to do so – then the idea is to try to get to direct experience,” he explains. Coffee, he thinks, is particularly fruitful for this pursuit. “When we drink coffee, we are taking in caffeine,fiːn/ stimulating the mind, and making it more acute. You’re not in a mentally sluggish condition. You are in a state of clarity and distinctness.”
 So I take a sip and try to absorb/əbˈzɔː(r)b/ the taste. The symphony of flavours certainly does seem more vivid – as if the conductor has suddenly turned up the orchestra’s volume. I’m also conscious of the way I can pick apart the different notes – the smoke, the rustle of silk across the tongue. It is indeed a “hard problem” when I consider how the brain constructs those many distinct “qualia” – instances of subjective experience which words can never express fully – and builds our conscious experience.
As I ponder that thought, Berman explains how his research has informed his understanding of the drink. All varieties of coffee will share a common note that comes from just one oil – caffeol. “It makes up a small portion of the bean – just 0.5%,” he tells me – yet without it, the drink would not be recognisable as coffee. In contrast, he says, there is no single “essence of tea”; tea is made from a wide variety of compounds, but no single one is essential.
Tea-ism versus coffee-ism
Berman proposes that coffee and tea therefore illustrate two different philosophical outlooks. Tea is about the way many different flavour /ˈfleɪvə(r)/ components  /kəmˈpəʊnənt/  complement /ˈkɒmplɪment/   each other, he says – recalling the Eastern concept that all beings are interconnected. Coffee, by contrast, is defined by that single key ingredient caffeol, which stands apart from the other flavours – perhaps an apt metaphor for a Western tendency to draw boundaries between the body and spirit, say. I have a feeling he might not persuade everyone.
Coffee's single ingredient, however, can be deceiving. Taking a sip, I feel as though the distinctive caffeol flavour is firing up my tongue – yet this is an illusion. To explain why, Berman tells me to hold my nose as I take another sip. All I am left with is a faint ghost of the original flavour. “That’s one of the surprises in it,” he says. “You think you are tasting coffee – but if you engage in introspection, you realise it’s actually a smell that is misperceived as a taste.”
Plato never tasted a grande soy latte (Credit: Getty Images)Plato never tasted a grande  /ˌɡrænˈdiː/ soy latte (Credit: Getty Images)
As coffee connoisseurs will tell you, that central motif doesn’t prevent baristas /bəˈrɪstəz/ from composing many different variations around the theme. A light roast will allow the coffee’s acids to shine through, giving a “brighter” quality. In contrast, a longer, darker roast leads to the build-up of new proteins and enzymesenzaɪm/ inside the bean. These chemicals constitute the “body” of a coffee; they can make it feel heavier, more viscous, and they blunt the edges of the acid.
Berman says that the pendulumpendjʊləm/ of our taste has swung between sour and light, or dark and bitter, over the decades. Earlier coffees were the full-bodied dark-roasted kind, before the first wave of industrially-produced coffees favoured a sourer, more acidic taste (“the tinned supermarket coffee of my youth”). Then came the second wave, introduced by coffee shops like Starbucks and Costa, that returned to more bitter tastes, before the artisan shops of the third wave again favoured a more acidic and aromatic blend.
(Credit: Getty Images)Do you prefer bitter or aromatic flavours? Contemplating how tastes differ may give us greater understanding of other psychological differences (Credit: Getty Images)
This see-saw between two extremes might illustrate something deeper about human personality more generally, he thinks. He suspects that a taste for bitter versus aromatic coffee represents a fundamental mental “type” – you are either in one camp or the other, and you will find it very difficult to understand the other’s viewpoint. “What you find in coffee tasting shows in a number of important ways how people disagree about fundamental matters,” he says
My conversation with Berman has certainly given me plenty of food (or drink) for thought. As I drain the last dregs from my mug, I realise that I haven’t taken so much pleasure in a cup of Joe for a long time. Even if you’re not persuaded by coffee’s value to philosophy, perhaps Berman has a point about the value of introspection and contemplation. When it comes to probing our inner experiences and open our minds to our senses, we’d all do well to wake up and smell the coffee from time to time./.