Wednesday, June 24, 2015

XHCNVN : TIÊU XÀI VÀ ĂN NHẬU

Fr: Viet Do

Chi 1 triệu đô trang trí hoa cưới

Một cặp đôi người Việt đã mạnh tay chi tới 1 triệu USD (tương đương hơn 21 tỷ đồng) để trang trí hoa cưới, theo Dailymail.
              dam cuoi
Cổng hoa được kết từ 5.000 bông hồng tươi.

Wendy El Khoury - biên tập viên của một tạp chí cưới tại Australia, tiết lộ, nhà thiết kế hoa nổi tiếng Karen Tran đã trang trí hoa cưới cho một cặp đôi người Việt với chi phí hơn 21 tỷ đồng vào tháng 3/2014 tại một trong những khách sạn cao cấp nhất Hà Nội.

dam cuoi 3
Florist Karen Tran chuẩn bị cho đám cưới tại Hà Nội vào tháng 3/2014.
Tiệc cưới này được sắp đặt theo ý tưởng về bữa tiệc hoàng gia lộng lẫy, xa hoa. Số lượng hoa tươi sử dụng trong đám cưới có thể lên tới hàng triệu bông.
Riêng cổng hoa cho đám cưới này đã dùng đến 5.000 bông hồng tươi rực rỡ.
dam cuoi 4
Không gian bữa tiệc theo kiểu hoàng gia lộng lẫy
Chi 50 tỷ cho đám cưới con của nữ đại gia phố núi
Nữ đại gia Nguyễn Thị Liễu ở phố núi Hương Sơn, Hà Tĩnh bỗng nổi như cồn sau khi tổ chức đám cưới hoành tráng cho con trai vào tháng 2/2102 với dàn các siêu sao hàng đầu showbiz Việt và hải ngoại như Đàm Vĩnh Hưng, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Quang Lê, MC Lê Anh…
Dam cuoi 5
Số vòng trang sức mà cô dâu, chú rể đeo trên cổ lên tới 60 cây vàng.
Một người thân của chú rể tiết lộ, tổng trọng lượng số vòng trang sức mà cô dâu, chú rể đeo trên cổ lên tới 60 cây vàng.
Bên cạnh đó, dàn siêu xe đi rước dâu như Ferrari mui trần có giá hơn 10 tỷ đồng, hai siêu xe Fantom đen và trắng... và gần 100 siêu xe các loại khác.
Ngoài ra, sau đám cưới, cặp vợ chồng trẻ còn được tặng của hồi môn là căn nhà 130 tỷ ở Hà Nội. Người ta đồn đoán rằng giá trị của đám cưới này tiêu lên đến 50 tỷ đồng.
Dàn siêu xe đón dâu khủng
Đám cưới tổ chức tại một trong những nhà hàng sang trọng nhất Ninh Bình năm 2012. Chú rể là cháu của một trong hai đại gia nổi tiếng bậc nhất đất Ninh Bình.
Chủ tịch tập đoàn này đồng thời cũng sở hữu một câu lạc bộ bóng đá cùng tên. Cô dâu là con của một giám đốc doanh nghiệp kinh doanh xe máy. Cả hai còn khá trẻ, đều sinh năm 1990.
Đám cưới đặc biệt gây chú ý với dàn xe đón dâu siêu sang kéo dài 200m với những mẫu xe lên tới tới triệu đô như: Rolls-Royce Ghost, Maybach 62S nội thất ốp đá, Maybach 62S 2012 và Roll-Royce Phantom Rồng.
Đám cưới 7 tỷ của siêu mẫu Ngọc Thạch
Người mẫu Ngọc Thạch đã có một đám cưới hoành tráng cùng vị thiếu gia với chi phí đám cưới lên đến 7 tỷ đồng tại Hà Nội.
Giữa rất nhiều đám cưới đình đám của sao Việt, tiệc cưới của người mẫu Ngọc Thạch và thiếu gia xứ Hà Thành tổ chức vẫn xứng đáng được xem là xa hoa, lộng lẫy, đắt đỏ nhất.
Riêng chi phí trang trí đám cưới Ngọc Thạch đã mất khoảng gần 3 tỷ đồng. Trước đó, hôn phu của Ngọc Thạch còn “bao thầu” cả một ê-kíp đến thiên đường Maldives để thực hiện bộ ảnh cưới tuyệt đẹp.
Ngọc Thạch chọn pha lê làm điểm nhấn cho lễ cưới của mình.
Nhẫn cưới tiền tỉ, hoa 30 triệu đồng
Cuối năm 2014, dư luận được dịp xôn xao khi một chú rể ở Hà Nội sử dụng xe Porsche Panamera để đi rước cô dâu tại Hải Dương.
Không những thế, chú rể này rất chịu chơi khi chi tiền hoa lên tới 30 triệu đồng. Chưa hết, một người dự đám cưới cho biết, chú rể còn tặng cô dâu nhẫn cưới kim cương 1 tỷ đồng.
30 triệu là số tiền hoa trang trí cho đám cưới này.

2-Đàn ông Việt 'thăng tiến trên bàn nhậu'?

nhau
Nhậu sau giờ làm đã trở thành thói quen không thể thiếu của nhiều người tại Việt Nam
Cảnh các quán bia rượu, nhà hàng luôn đông đúc, đặc biệt sau giờ tan tầm ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành quá quen thuộc với người dân tại Việt Nam.
Tình trạng ăn nhậu đã trở nên rất phổ biến này ban đầu chỉ là một phần của văn hóa ẩm thực, giải trí, thậm chí trở thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày nhưng đang có tác động xã hội sâu rộng.
Việc các ông chồng đi nhậu sau giờ làm đã trở thành điều rất nhiều bà vợ chấp nhận và coi đấy là bình thường. Thậm chí hình ảnh cả gia đình quây quần bên bữa ăn tối mỗi ngày giờ đây trở thành ước mơ của nhiều bà vợ.

Tác động xã hội

Chi phí cho bia rượu, được VnExpress trích thuật từ khảo sát của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, lên tới 1,3 tỷ lít bia và hơn 300 triệu lít rượu mỗi năm, tức là chi tiêu hàng năm lên tới cả nghìn tỷ đồng cho bia rượu.
Đó là chưa kể tới những phí tổn cho bệnh tật từ rượu hay tai nạn giao thông do lái xe sau khi uống rượu.
Lý do cho các cuộc ăn nhậu rất đa dạng, vì công việc làm ăn, tiếp đối tác, ăn mừng sinh nhật, khao lương, đón người mới hay tiễn người cũ.
Ông Hùng, một trí thức, hiện làm giám đốc một công ty sửa chữa tàu biển tại thành phố Hồ Chí Minh, cho BBC hay mỗi lần đi ăn nhậu tiếp khách đối với ông là "cực hình" nhưng "vẫn phải đi vì nó là thủ tục nghiễm nhiên, chứ có báu gì đâu, uống vào có khi về đến nhà lại cho ra hết!".
Chị Thi, vợ một giám đốc công ty cung cấp thiết bị truyền thông, trực thuộc công ty VTC tại Hà Nội cho biết chị và hai con thậm chí rất ngạc nhiên nếu có chiều nào đó thấy chồng về nhà ăn cơm với vợ con mà không đi ăn nhậu.
Điều làm phụ nữ này lo lắng là việc chồng thường lái xe sau mỗi lần đi nhậu sau giờ làm bất kể uống ít uống nhiều.
Một nghệ sĩ ưu tú khá nổi tiếng trong ngành điện ảnh không muốn nêu tên cho biết ông sẽ không bao giờ ra sống ở nước ngoài vì "ở nước ngoài làm gì chuyện hô một tiếng là chỉ chưa đầy một tiếng đồng hồ đã có thể tụ tập cả đám ăn nhậu như thế này!"
Với ông, những buổi ăn nhậu là để xả stress sau một ngày làm việc căng thẳng.

Thị trường mở rộng

Theo một khảo sát nhanh với 5 ngàn phiếu trả lời do tờ báo mạng VnExpress thực hiện và công bố hôm 15/8 thì "số người ra quán để 'giải quyết công việc' chỉ chiếm 16%, trong khi gần 40% số người được hỏi nhậu theo kiểu ngẫu hứng, nghĩa là thích thì ra quán, không có mục đích gì cả".
Tờ báo này cũng viết "Ngoài ra, cứ 10 người thì có gần một người thừa nhận ra quán chỉ để trốn việc nhà".
Trong khi một khảo sát nhanh khác cũng của VnExpress với hơn 6 ngàn phiếu cho thấy hơn 50% nam giới đi nhậu sau khi tan sở, trong đó 13% ngày nào đi nhậu và 14% trả lời không giờ đi nhậu sau giờ làm.

Tỉ lệ sử dụng rượu bia cao nhất ở nam giới và dân công sở
Một cuộc điều tra trên diện rộng của Viện Chiến lược và Chính sách y tế về tình hình lạm dụng rượu bia tại Việt Nam hồi năm 2006 cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất là ở nam giới và nhóm cán bộ nhà nước, tiếp đến là công nhân trong các doanh nghiệp, người hưu trí và nông dân.
Điều đáng chú ý những người có trình độ học vấn cao có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất, tới 63%.
Vẫn theo nghiên cứu này thì mức độ tiêu thụ rượu bia gia tăng trong cả nước là kết quả của nhiều yếu tố, mà chủ yếu là do mức sống tăng, tập quán truyền thống và thêm vào đó là thị trường rượu bia mở rộng.
Hiệp hội sản xuất rượu whisky của Scotland (SWA) cho biết xuất khẩu sang Việt Nam đạt gần một triệu bảng mỗi năm, và Việt Nam được coi là một thị trường mới nổi được ưu tiên cao đối với ngành công nghiệp rượu Whisky.
Tại Việt Nam luôn có tình trạng chuốc rượu hay khích nhau uống để chứng tỏ nam tính với những tiếng hô "trăm phần trăm" và "zô zô" ồn ào để rồi nhiều người gục bên bàn nhậu vì say xỉn.
Có một số phụ nữ cho biết buộc phải tham gia các cuộc nhậu vì làm doanh nghiệp nên không thể không có mặt khi tiếp đối tác làm ăn, hay vì muốn đi theo để "kèm chồng cho chồng đỡ say xỉn" hoặc buộc phải đi theo chồng hay người yêu những khi không thể từ chối.

'Thăng tiến trên bàn nhậu'?

Nhiều người nước ngoài khi tới Việt Nam làm việc đã không khỏi ngạc nhiên khi được mời uống bia rượu vào bữa trưa - tức vẫn trong giờ làm việc.
Ở Anh chẳng hạn, dân công sở cũng thường có thói quen chiều thứ Sáu tan làm rủ nhau ra quán uống một hai ly bia chừng 1-2 tiếng đồng hồ để thư giãn và họ tin rằng nó tạo cơ hội có quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp.
Hiện vẫn còn những ý kiến khác nhau về "văn hóa nhậu" tại Việt Nam.
Một số cho rằng nếu chỉ uống 1,2 ly để tiếp khách hay giải stress thì có thể chấp nhận được, rồi "nam vô tửu như kỳ vô phong" - đàn ông mà không uống rượu thì không thể hiện nam tính, và chỉ khi uống theo kiểu thách đố đến say xỉn mới thôi thì như thế mới có thể coi là một tệ nạn.
Trong khi một số khác thì lập luận rằng nếu ai cũng biết kiềm chế khi uống và biết dừng khi nên dừng thì đã không có chuyện phải bàn về "văn hóa nhậu".
Phải chăng lề thói văn hóa của Việt Nam từ xưa theo kiểu "miếng trầu làm đầu câu chuyện" đã dẫn tới "chuyện làm ăn là phải nói trên bàn nhậu, thăng quan tiến chức, lương bổng ...cũng trên bàn nhậu" như hiện nay?
Và để thay đổi được "văn hóa nhậu" này có lẽ sẽ là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi có những thay đổi căn bản cách nhìn nhận trong xã hội về giá trị hạnh phúc gia đình, quan điểm về vai trò của người vợ và người chồng ở nhà và trong xã hội, và có thể cần tới cả những quy định hạn chế chi phí cho việc tiếp đãi khách của các công ty.
Ha Mi
BBC
3-​ Ăn nhậu ở Việt Nam
nhau 1
Nhiều người về Việt Nam rồi trở lại Mỹ hí hởn khoe các màn ăn uống độc đáo mà chỉ có tại quê nhà mới có thể cung cấp được. Những người này chê phở ở khu Bolsa thiếu  hương vị, chê Bún Bò Huế ở Thủ Đô Tị Nạn không nồng, chê Hủ Tiếu Cali kém phẩm chất, dĩ nhiên là chê tuốt luốt các món ăn ở khắp nước Mỹ, từ Tếch Xát, Hiu tôn, đến Oắt sinh Tông, đâu đâu cũng dở. Cứ nghe mấy ông bà "Vịt" kiều này nói chuyện thì ta chỉ muốn nhào ra phi trường lấy vé máy bay về liền một khi. Nào là Tiết Canh Tôm là một giọt đen đen ở đầu con tôm hùm, chích vào cho nhỏ xuống ly ruợu. Giá cả phải chăng, sơ sơ có chục đô la một ly ruợu này thôi, nếu sơi cả con thì một trăm đồng. Chuyện nhỏ! Rồi Tôm xanh tươi rói mới bắt được ở sông, ngồi ở quán cạnh sông, nhìn chủ quán vớt lên, cho  vào chảo, ôi chao, tuyệt cú mèo. Cũng chẳng tốn bao nhiêu. Chỉ vài chục đô cho một đĩa. (Có vị "Vịt" kiều bị dụ đi ghe ra giữa sông, ngắm trời đất mênh mông, ăn đĩa tôm, bị chém một trăm tít, không trả đủ, không cho về!).
nhau 2
Note: hình trong bài này là minh họa
Rồi thì các quán hàng ăn liên tu bất tận, cả chợ toàn là quán nhậu, muốn chi cũng có, từ thịt "rồng" là loại tắc kè khổng lồ, đến cá sấu, nhỏ hơn thì bọ cạp, rắn rết, (hình như chưa có món giun đũa chiên dòn?), bình dân thì heo con, khách có thể ngắm người chủ thọc tiết chú heo, lột da, lọc thịt, rồi nấu nướng liền tay. Vịt, gà vào thời đại "cúm gia cầm" chơi tuốt luốt, kệ mẹ nó, chết sống có số! Có lẽ chỉ có món tiết canh vịt thì bà con hơi ngán, vì chả có nấu nướng gì, cứ máu sống mà trôi tuột vào cuống họng, thì vi khuẩn cúm theo vào hàng tỷ tỷ con.
Xem mấy cuốn phim quảng cáo cho Việt Nam ăn nhậu đang được phổ biến tùm lum, mục đích dụ khị "Vịt" kiều mang đô la về nhà, mới thấy những người khá giả dân mình đang bội thực. Phim nào phim nấy đều quay cảnh bàn ghế bóng láng, rượu đổ tràn ly, "Vịt" kiều ta há mồm nuốt miếng những món sống sít một cách ngon lành.
nhau 3
Dân nhậu sang thì làm mật gấu tươi. Mấy ông chủ gấu cầm dụng cụ lấy mật, chọc ngay vào bụng con gấu đang rên rỉ, vật vã, mà rút ra một chút mật cho vào ly ruợu cho ông khách Thượng Đế, có thể cũng là "Vịt" kiều, hào hứng tu liền, hy vọng tối nay, đi nguyên một chuyến tầu với em bồ nhí mới lượm được trong quán cà phê ôm. (Danh từ thời đại mới: "đi tầu nhanh" có nghĩa là không huỡn mà thưởng thức, vù một cái là tầu chạy qua luôn, thì từ 150 đến 300 ngàn, tùy em trẻ hay già. "Bao nguyên chuyến"  là rả rích luôn một đêm phải 1 triệu trở lên.). Thay đổi không khí thì vào mấy quán cà phê láng coóng, trang trí hấp dẫn, kiểu mới kiểu cũ, chỉ có ăn uống mà không có ôm. Đi xa hơn, xuống mấy tỉnh thành, quán nào quán nấy sang trọng hơn Tây! Tóm lại, nếu chỉ nghe mấy "Vịt" kiều kể chuyện, xem phim ăn uống, thì thấy hình như đất nước là cả một nhà hàng khổng lồ, mênh mông, đâu đâu cũng có mùi thơm, từ mùi thịt chó, đến mùi thịt "người" do các em thơm như múi mít chào mời.
nhau 4
Theo tình hình kinh tế đi lên (mà hình như đang xuống?) thì các đại gia đỏ và các Vịt kiều hiện đang làm Thượng Đế Ăn Uống, nghĩa là muốn ăn cái chi, thì có cái nấy và càng ngày càng chơi sang. Có những nhà hàng mà khi bước vào cửa, mà có dưới một ngàn đô xanh thì run như rẽ, vì nguyên một chén xúp khai vị đã gần 100 đô rồi, nói chi đến mấy món chính? Nói chi đến mấy cặp chân dài đứng khoe cái gì dài dài trắng trắng hấp dẫn mê tơi bên cạnh? Còn thêm cái vụ “múa cột” nữa! Nếu có mấy em “múa cột” quay quay vòng vòng, khoe hai cái cục Sìlicon to như quả bưởi Biên Hòa thì tiền típ là vài trăm là thường. Nghe nói có những nhà hàng có phòng dành riêng cho cấp Ủy, cấp Thủ Trưởng trở lên, trong đó có những em mặc đồ thiên nhiên phục vụ tới bến, tha hồ thưởng thức mọi phần thân thể và cả ngôn ngữ độc đáo của em nữa. Em õng ẹo đến, mỉm chi, hỏi: “Anh bú chi?” Anh cười rung miếng mỡ miệng: “Em cho anh bú Cốc nhé!” (Cốc = Coca) . Có anh thích bú Sữa, thì nói: “Cho anh bú sữa tươi đi!” Và thế là em ghé vào… để tiền típ anh cứ tàn tàn nhét vào cái quần “sịp” bé tí của em, một lúc sau là phồng to..
nhau 5
Vui tươi nhất là khi các vị CCCCC (Con cháu các cụ cả) đi đám ma, thì bắt buộc phải có màn “văng nghệ!” “Văng nghệ” chứ không phải “văn nghệ” vì có các em chỉ mặc có quần xịp đến hát, văng cả nước bọt ra, để các anh cứ kéo các em lại  bàn, tay rờ mông, tay kéo quần xịp ra nhét.. đô vào, mặc cho thây ma nằm đó, nghiến răng nghiến lợi chịu trận! (Không tin thì cứ chờ đến khi tan tiệc, lại mở nắp áo quan ra thì thấy miệng thây ma méo hơn khi trước!) Có lẽ thây ma khó chịu không những chỉ vì mấy màn nham nhở mà vì các giọng hát kia tra tấn lỗ tai người chết, các em có biết “hát  hỏng” chứ đâu biết một nốt son, đố, mì gì đâu!
nhau 6
Ôi chao! Sao mà ăn uống sướng thế? Nhưng, có mấy người biết được phía sau nhà bếp có cái gì không? Hồi nẫm, nghe tin báo chí, thấy tin ở Trung Cộng có "hơn 2 triệu con chuột cống đang tiến từ vùng nước lụt vào các nhà hàng ăn", nghĩa là 2 triệu chú chuột này bị nước lụt nên ào vô đất liền, bị phe ta mần thịt, đem bán cho du khách. Những chú chuột bị lụt, nên ăn đủ thứ, dòi bọ, chân tay người chết, thú vật chết... rồi bị các tay phù thủy biến hóa thành các món ăn ngậy béo, hấp dẫn vô cùng với các tay ham nhậu của lạ. Cùng đồng thời, có tin một phóng viên đã vào tận trong bếp một vài trung tâm làm bánh bao, quay lén được những món hấp dẫn trong bánh bao chỉ là những tấm các tông cũ, đem ngâm nước cho mềm, rồi xắt nhỏ, cho vào làm nhân bánh! Mới nghe đã muốn ... chạy vào toa-lét rồi. Còn ở Việt Nam, đàn em của Trung Cộng thì sao? Có chắc là sạch sẽ hơn đàn anh không? Theo tin từ báo chí trong nước, từ hồi nẫm, có nhiều vụ khám phá thấy các hộp sữa Ông Thọ là một thứ đường đùng đục, không biết là đường gì, nước uống chứa một số lượng vi trùng đủ làm một con bò lăn quay, nước đá làm bằng nước "rô bi nê" không thanh lọc, nước mắm làm từ nước lấy ngay trong hồ cá tra, mắm tôm có trộn...phân người (í ẹ!), cá nhiễm độc, tôm nhiễm chì và thủy ngân... Cá nóc, ai cũng biết là ăn vào sẽ ngộ độc, vậy mà thiên hạ ép khô rồi bán tỉnh bơ. Không biết bao người đã chầu thiên cổ vì nhậu loại cá này! Thịt cá đã vậy, còn rau thì sao? Người làm vườn đều hiểu rằng chả có phân bón nào làm tốt rau hơn phân... tươi của loài người.
nhau 7
Gần đây, khi phương tiện kỹ thuật đã tràn vào thôn quê, thì người ta trộn phân bón vào thuốc trừ sâu cho cây lớn nhanh! Chưa hết, người ta còn có thể coi những tấm hình chụp từ báo chí trong nước rất độc đáo: mấy người bán rau sống, đứng ở mấy cái cống cái, nhúng rau xuống cống cho... mát rau trước khi mang rau vào thành phố! Mà cống cái là một kho chứa những chất kinh khủng nhất mà trí tưởng tượng loài người có thể nghĩ đến. Nhúng rau xuống cống rồi mang vào chợ.. thì đúng là giết người không dao. Còn rượu, đa số ruợu ta mà muốn ngon thì phải thêm tí tí thuốc trừ sâu. Có thuốc trừ sâu rầy vào ruợu, sẽ thấy ruợu lóng lánh, trong sáng, không có cặn. Bánh phở thì sao nhỉ? Chắc ai cũng nghe tin bánh phở, bánh hủ tiếu trộn "phóc môn" là thuốc ướp xác...
Những năm đầu thế kỷ 21, các thực phẩm xuất cảng của Việt Nam đa số bị trả lại vì có chứa những kháng sinh, trụ sinh, thủy ngân, chì và các chất độc hại khác. Thịt gà, thịt vịt từ Trung Cộng, nơi có tổ bệnh cúm gia cầm, tuồn vào Việt nam qua các cửa khẩu chính thức và không chính thức hàng ngàn tấn. Kinh hoàng nhất là bản tin tại một số tỉnh thành có dịch heo bệnh chết, những con heo đã bị chôn xuống cát lại được lấy lên, bỏ lòng, xẻ thịt mang đi! Tại một làng kia có 15 con heo chết chôn trong một ngày đàng hoàng, sáng hôm sau, chỉ còn trơ mấy cái lỗ với các bộ lòng ngổn ngang. Người ta hỏi thịt mang đi đâu, thì mấy tên trộm cho biết bán cho lái buôn thịt mang vào thành phố làm nhân bánh bao và các thứ bánh khác! Úy Cha mẹ ơi! Heo đã chết vì bệnh dịch rồi, thì .. chó cũng không dám ăn, vậy mà có những kẻ dã man, đang tâm lấy thịt nhồi bánh, bán cho dân chúng ăn!
 
nhau 8

Ôi đất nước ta đang vui sướng vì ăn và cũng đau khổ vì ăn. Ăn bậy, ăn tạp và ăn phung phí. Ăn để lấy chết và ăn để hủy hoại đất nước. Môi trường sinh thái của đất nước ta đang tàn dần, nhiều loại thú rừng đang tuyệt chủng, vậy mà có hàng ngàn, hàng vạn quán nhậu thú rừng mở tại các cửa rừng dưới cây dù che chở của quan lại địa phương, mỗi ngày hàng chục tấn thú rừng bị giết để thỏa mãn khách chơi, gồm "Vịt" kiều và Tư Bản Đỏ. Mai mốt vào rừng không còn nghe tiếng chim kêu vì bị săn bắn hết rồi, không còn cọp gầm vì đã thành cao hổ cốt rồi, không còn rắn, rùa, baba, thỏ, sóc, kỳ đà, kỳ nhông... Chúng đã vào bụng những người không tim cả rồi. Thiên nhiên đã lập ra sự cân bằng sinh thái, có những con chim dọn rác, có những con chim bắt sâu, giết hết chúng rồi, thì sâu bọ hàng tỷ con sẽ tràn lan vào nhà. Bởi vậy, có những làng phải bỏ chạy vì nạn sâu róm, mà không biết lý do là vì cả những con chim sâu bé nhỏ nhưng sung sức như một đạo binh giết sâu đã bị biến thành thực phẩm cho những cái miệng tham lam mất rồi. Có những con rắn để bắt chuột làm hại cây cỏ, thì cũng bị lùa vào rọ cả rồi. Cú mèo, dơi, những con vật có ích, cũng đã không còn thấy đâu nữa. Những con ve ca hát cho rừng vui nay trở thành món nhậu đã đứa.
 
nhau 9
Mấy con người đi lùng ve sầu không cần biết rằng "17 năm trường, một kiếp ve", những con ve sầu này phải núp dưới đất 17 năm để trồi lên có một mùa rồi chết đi, họ cứ lùa, cứ vơ vét cho đầy túi tham, mặc các chú ve nghệ sĩ kia chưa kịp làm công việc truyền giống. Tội nghiệp cho đất nước Việt Nam, mai kia một số lớn rừng già sẽ biến thành sa mạc, con cháu chúng ta không còn nghe đến tên thú rừng nữa. Chỉ vì những Đại Gia, Tư Bản Đỏ và lũ Vịt Kiều không có tim mà chỉ có cái mồm, cái bao tử, và cái ... cửa hậu!