5 loại thực phẩm xuất xứ từ Trung Quốc mà bạn cần tránh
Cá rô phi, cá tuyết đóng gói. Tốt nhất là bạn nên đọc kỹ nhãn của các sản phẩm này được bán tại siêu thị châu Á . (Ảnh: Flickr)
Theo tờ South China Morning Post, “hơn 70% các con sông và hồ của Trung Quốc đang bị ô nhiễm bởi các cơ sở công nghiệp như nhà máy hóa chất và dệt may”. Tại Bắc Kinh, Đại sứ quán Hoa Kỳ đã ban hành các cảnh báo để khuyến khích công dân Mỹ ở lại nhà vào những ngày cao điểm của ô nhiễm. Những vụ bê bối thực phẩm trở nên rất phổ biến: sữa nhiễm bẩn, mật ong và bánh cho động vật bị nhiễm độc, vịt và lợn nuôi bằng hormone …
Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chỉ kiểm soát 2,3% thực phẩm nhập khẩu. Ở Pháp, dù các tiêu chuẩn an toàn là cao hơn thì người tiêu dùng vẫn cần thận trong lựa chọn thực phẩm. Đặc biệt nếu bạn hay đến các siêu thị châu Á thì hãy chú vì nơi đây vô tình có thể nhập khẩu một số sản phẩm sau.
Các thông tin sau đây được lấy từ cơ sở dữ liệu được Ủy ban Ngoại giao trình bày vào năm 2013, trong một buổi điều trần về các mối đe dọa nguy hiểm của thực phẩm đến từ Trung Quốc.
1. Cá rô phi
Kháng sinh mạnh và các hormon kích thích tăng trưởng được sử dụng để giữ cho cá sống trong một mật độ dày đặc (ở các trang trại) và trong các điều kiện tồi tệ.
80% các lô hàng cá rô phi đến từ Trung Quốc. Được ưa thích trong các nhà hàng và các chợ châu Á, loại cá này được nuôi trong điều kiện có thể khiến người ta dựng tóc gáy. Trong một phóng sự, một cô gái Trung Quốc sống ở một ngôi làng nuôi cá đã bắt đầu có kinh từ 7 tuổi do tỷ lệ quá cao của hormone tăng trưởng.
2. Cá tuyết
Điều gì được áp dụng cho cá rô phi thì cũng được áp dụng cho cá tuyết. Nếu 52% cá tuyết ở Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc, thì tại Pháp, phần lớn cá tuyết đến từ vùng Đông Bắc của Atlantique.
3. Nước ép táo
Táo (Ảnh: wikimédia)
Nếu nước ép táo của bạn không có mùi vị tốt, bạn có thể giả định rằng những quả táo đó đến từ Trung Quốc. Thuốc trừ sâu được sử dụng ồ ạt trong nông nghiệp nên các loại trái cây và rau quả đặt trên kệ thường chứa dư lượng thuốc trừ sâu rất lớn.
4. Nấm chế biến
34% nấm được chế biến có nguồn gốc từ Trung Quốc (Ảnh: Epoch Inspired)
Đối với nấm, tốt nhất nên kiểm tra xuất xứ được in trên vỏ hộp.
5. Tỏi
Gần 31% lượng tỏi đến từ Trung Quốc. Trong khi chúng được dán nhãn “hữu cơ”, không ai kiểm tra những gì là “hữu cơ” ở Trung Quốc”. (Ảnh: Epoch Inspired)
Tỏi được sử dụng trong nhiều món ăn. Đôi khi, nó được dán nhãn “sản phẩm từ nông nghiệp hữu cơ” khi có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, kiểm soát vệ sinh là gần như không tồn tại ở Trung Quốc.
Nguồn :
http://vietdaikynguyen.com/v3/62104-5-loai-thuc-pham-xuat-xu-tu-trung-quoc-ma-ban-can-tranh/