Sự tẩy não tinh vi lên các thế hệ trẻ ở Trung Quốc từ sau sự kiện Thiên An Môn
Bởi: Frank Fang, Epoch Times 16 Tháng Sáu , 2015
Xe tăng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trên đại lộ Trường An trước Thiên An Môn vào ngày 6 tháng 6 năm 1989. Vào đêm 3 và 4 tháng 6 năm 1989, hàng trăm người biểu tình đã bị quân lính giết chết trên quảng trường Thiên An Môn – một sự kiện mà ngày nay giới trẻ ở Trung Quốc ít quan tâm. (MANUEL CENETA/AFP/Getty Images)
Ngày 4 tháng 6 năm 1989, hàng nghìn người biểu tình đã gục ngã trước loạt đạn súng máy hoặc bị đè nát dưới bánh xích của xe tăng ở trung tâm thành phố Bắc Kinh. Nhưng máu và thịt đó vẫn chưa phản ánh ra được hết những thứ đã bị nghiền nát trong xã hội Trung Quốc.
Hai mươi sáu năm sau khi Quân đội Giải phóng Nhân dân, lực lượng quân đội vũ trang của chế độ cầm quyền ở Trung Quốc, tàn nhẫn dập tắt những thanh âm phản kháng của quần chúng ở Thiên An Môn, điều bị thay đổi không chỉ là hy vọng của nhân dân, mà còn là cách họ nhìn nhận về những kẻ đang thống trị.
Theo một khảo sát được New York Times tiến hành, đa số người Trung Quốc, bao gồm những người định cư ở nước ngoài, đồng ý với người phương Tây rằng Trung Quốc không có dân chủ, không có tự do và nhân quyền bị vi phạm.
Nhưng điều đáng buồn là gì? Họ không quan tâm nữa. Theo một khảo sát khác của New York Times, chỉ có 5,7 phần trăm người dân Trung Quốc ở hải ngoại đồng tình Trung Quốc là một quốc gia dân chủ (thuật ngữ mà chế độ tự gọi là “dân chủ tham vấn”), trong khi gần một nửa đồng ý rằng tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc là “tệ hại” hoặc “rất tệ hại”, nhưng gần một nửa lại nghĩ rằng dân chủ tạo ra “ bất ổn xã hội” và hơn một nửa cảm thấy hài lòng hoặc rất hài lòng với việc thi hành chính sách.
Ngụy quân tử, chân tiểu nhân
Trong thời kỳ Nho giáo còn định hướng cho xã hội, cổ nhân Trung Quốc được dạy về tu dưỡng đạo đức và trở thành Quân tử. Ngược lại với quân tử là tiểu nhân – về nghĩa đen, là một con người nhỏ mọn – một tên vô lại chỉ biết tư lợi và phớt lờ những quy chuẩn đạo đức.
Nếu cuộc thảm sát nổi bật và đầy tính biểu tượng ở Thiên An Môn vạch trần ra bộ mặt đạo đức giả hay một “ngụy quân tử” của Đảng Cộng sản Trung Quốc thì cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình, chính sách xóa bỏ nền kinh tế tập trung chuyển sang chủ nghĩa tư bản được nhà nước bảo trợ, đã đóng những chiếc đinh cuối cùng vào quan tài của chủ nghĩa không tưởng Mác-xít.
Trong khi Đảng Cộng sản vẫn còn duy trị sự thống trị độc tôn ở Trung Quốc đại lục, những học thuyết cũ kỹ của chủ nghĩa Mác – cùng với cấu trúc quyền lực của chủ nghĩa Lê-nin – đã bị đào thải vì thực tế của nền kinh tế thị trường. Cùng với sự từ bỏ lý tưởng cộng sản là sự khuyến khích sự vô đạo đức và không cần luân thường đạo lý, một tư tưởng được khuyến khích trong giáo dục Trung Quốc sau năm 1989.
Xương Bình, một nhà báo bất đồng chính kiến Trung Quốc sinh sống ở Đức, nói rằng những thay đổi lớn trong phương pháp dạy học ở Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn đã mang lại một thế hệ trẻ, những người có vẻ “sở hữu những khả năng tư duy độc lập”, nhưng trong thực tế đóng một vai trò đã được dự tính từ trước trong một thời đại mà những lời dạy của Mác và Mao không còn đủ khả năng duy trì tính hợp pháp của Đảng, theo tin tức của đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) có trụ sở ở New York.
Họ biến thành loại người mà ông Xương gọi là chân tiểu nhân, hay “một kẻ vô lại thành thực”.
Theo ông Xương, sự kiện Thiên An Môn buộc chế độ phải đối mặt với sự thật là màn kịch trước đây về công bằng, dân chủ, tự do, phồn thịnh và vinh quang sẽ bị vạch mặt dễ dàng là thứ đạo đức giả. Sự thay đổi trong sách lược trở thành đường lối mới của Đảng – tuyên truyền về cái gọi là “giai đoạn khởi đầu” [của chủ nghĩa xã hội], thừa nhận rằng Trung Quốc không hoàn toàn công bằng, dân chủ hay tự do.
Cùng lúc đó, ông Xương lưu ý rằng sau sự kiện Thiên An Môn, mặc dù người dân đã không còn bị giáo dục là Đảng không bao giờ sai nữa, thì họ vẫn thường xuyên bị dội bom với các tuyên truyền kiểu như “mọi con quạ sinh ra trên đời này đều màu đen mà thôi, và mỗi quốc gia đều có những vấn đề riêng và chẳng ai xứng đáng nhân danh công lý hay công bằng cả đâu”.
Theo ông Chang, thế giới quan này đã được Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Đảng Cộng sản lập kế hoạch, và trẻ em được thấm nhuần tư tưởng này bắt đầu từ giáo dục mầm non.
Một cuộc họp Ban Công tác Mặt trận Trung ương đã được tổ chức vào ngày 18 tháng 5, 9 năm kể từ cuộc họp lần trước đó và là cuộc họp đầu tiên của cơ quan này kể từ khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Tập Cận Bình lên nắm quyền. Trong cuộc họp, ông Tập nói về cách bộ phận này cần đặt trọng tâm vào những nỗ lực giáo dục nhắm vào ba nhóm dân số – các sinh viên học tập ở nước ngoài, các đại diện từ các cơ quan truyền thông mới, và con cái của tầng lớp giàu có của Trung Quốc.
Xứng đáng nhận được sự chú ý đặc biệt, theo ông Tập, là các sinh viên ở nước ngoài, những người được dự đoán sẽ là cốt lõi của những tài năng [cần thiết cho Đảng].
Chính quyền Trung Quốc cũng sử dụng Internet để đẩy mạnh chương trình tuyên truyền của nó. Nhà phân tích chính trị độc lập Đường Tĩnh Nguyên tin rằng chiến dịch mới về thúc đẩy việc sử dụng internet về mặt chính trị một cách đúng đắn có mục đích cuối cùng là biến trẻ em thành những phương tiện cung cấp ý kiến đồng tình với Đảng trên mạng.
“Những đứa trẻ này, chúng không thể phân biệt đúng và sai và không có khái niệm về những giá trị phổ quát, chúng sẽ trở thành những kẻ biện hộ cho Đảng Cộng sản, trở thành những kẻ tuyên truyền miễn phí cho chế độ”, ông Đường nói với Epoch Times.
Con đường của một kẻ chân tiểu nhân
Trần Quang Thành, một người bất đồng chính kiến Trung Quốc bị mù và từng thoát khỏi việc bị bắt giữ ở Bắc Kinh, hiện tại sống ở Mỹ, tác giả của một bài báo trên Washington Post, trong đó ông mô tả Trung Quốc đang ở trong một tình trạng thiếu tự do tồi tệ hơn năm 1989.
Ông Trần viết “Những câu chuyện thần kỳ về sức mạnh kinh tế và sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc mê hoặc thế giới. Nhưng những câu chuyện này che khuất một thực tế phũ phàng: câu kết, tham nhũng và gian lận đã đổ hầu hết của cải của quốc gia này vào tay của các nhóm lợi ích, “.
Theo ông Xương Bình, chính quyền Trung Quốc đã nuôi dưỡng một nhóm người không biết phải trái và tin tưởng vào quan niệm “thắng làm vua thua làm giặc”.
Ông Trần dường như sẽ đồng ý với đánh giá của ông Xương về sự tự hào của những kẻ chân tiểu nhân vì loại người này hiện đang được tung hô ở Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh những vụ tham nhũng diễn ra trắng trợn ngày nay, điều mà theo ông Trần là không quá phổ biến vào những năm 1980.
“Kẻ trộm lén lút trở thành một tên cướp ngang tàng” là một cụm từ đã bắt rễ trong xã hội Trung Quốc sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Nó có nghĩa là nạn tham nhũng gia tăng và đạo đức suy thoái. Bằng việc cho phép sử dụng bạo lực, thông điệp của Đảng Cộng sản tới những kẻ muốn đặc quyền đặc lợi là : ‘Đừng lo lắng – cứ tham nhũng đi! Chúng ta có súng và quyền lực nhà nước. Bất cứ ai chống lại chúng ta sẽ bị đàn áp’ “, ông Trần nói.
http://vietdaikynguyen.com/v3/60966-su-tay-nao-tinh-vi-len-cac-the-he-tre-o-trung-quoc-tu-sau-su-kien-thien-an-mon/
Daniel Doan*Paula Le*Kimmy Nguyen
The Subtle Brainwashing /ˈbreɪnˌwɒʃɪŋ /of China’s Post-Tiananmen Generation
By Leo Timm, Epoch Times and Frank Fang, Epoch Times | June 5, 2015
On June 4, 1989, when thousands of demonstrators were cut down by machine-gun fire or crushed beneath tank treads /tredz/ in the center of Beijing, their flesh bodies weren’t the only casualties/ˈkæʒuəltiz/.
Twenty-six years after the People’s Liberation Army, or the military arm of the Chinese regime, ruthlessly put down the popular voices at Tiananmen, what transformed wasn’t just the people’s hopes, but the way they saw their rulers.
According to a survey /ˈsɜ:(r)veɪ/ conducted by the New York Times, the majority of Chinese, including those residing abroad, agree with their Western peers that China is undemocratic, not free, and that human rights abuses do take place.
The disturbing thing? They no longer care. While only 5.7 percent of overseas Chinese agreed, according to another New York Times survey, that China was a democratic country (the regime terms its political system a “consultative /kənˈsʌltətɪv/democracy/dɪˈmɒkrəsi/ ”), and while nearly half agreed that the human rights situation in China was either “poor” or “very poor,” nearly half felt that democracy would cause “social instability
/ˌɪnstəˈbɪləti/” and over half were satisfied or very satisfied with policy implementation. Phony /ˈfəʊni/Gentleman, Honest Villain/ˈvɪlən/
In the days when classical Confucian philosophy guided society, ancient Chinese were taught to cultivate virtue and become junzi—a term derived from “monarch’s son” /ˈmɒnə(r)k/—a gentleman. The opposite of junzi was the xiaoren—literally, a small or petty person—a scoundrel /ˈskaʊndrəl/ who knew only personal gain and ignored virtue in his conduct.
If the very visible and highly symbolic massacre at Tiananmen revealed the Chinese Communist Party as a hypocritical/ˌhɪpəˈkrɪtɪk(ə)l/ regime or a “phony gentleman” (as the term “hypocrite /ˈhɪpəkrɪt/ ” is literally rendered in modern Chinese) then the economic reforms of Deng Xiaoping, which scrapped Soviet-style central planning in favor of crony, state-sponsored capitalism, drove the last nails into the coffin of the Party’s Marxist utopian ideology.
While the Communist Party has remained the sole political authority in mainland China, the old theories of Marxism—and with it the Leninist power structure—have long been invalidated by the reality of market economics. Along with the rejection of the communist ideal came a moral and ethical vacuum /ˈvækjʊəm/, one encouraged in post-1989 Chinese education.
Chang Ping, a Chinese dissident journalist living in Germany, says that major changes made to Chinese schooling following Tiananmen have brought up a generation of young people who appear to “possess the faculties of independent thought,” but in fact play the role designed for them in an era where the teachings of Marx and Mao no longer afford the Party any legitimacy, New York-based New Tang Dynasty Television (NTD) reported.
Enter what Chang calls the zhenxiaoren, or “honest villain.”
According to Chang, Tiananmen forced the regime to confront the fact that its earlier pretenses to being righteous, democratic, free, prosperous, and glorious could be easily revealed as hypocritical /ˌhɪpəˈkrɪtɪk(ə)l/. A change in tactics was in order—propagation of the so-called initial stage [in socialism] became the new Party line, one admitting that China was not absolutely righteous /ˈraɪtʃəs/, democratic, or free.
At the same time, however, Chang notes that while people educated after Tiananmen are no longer taught to see the Party as infallible,/ɪnˈfæləb(ə)l/ they are frequently bombarded with the adage /ˈædɪdʒ/ that “all crows under the sun are black, and every country has its own problems and nobody should pretend to stand for justice or righteousness.”
This worldview, planned out by the Communist Party’s United Front Work Department, is instilled in children starting in preschool, Chang said.
A Central United Front Work Department meeting was held on May 18, nine years since the last such meeting and the department’s first since Communist Party General Secretary Xi Jinping took power. During the meeting, Xi spoke about how the department should emphasize educational efforts targeting three demographic groups―students studying overseas, representatives from the new media, and the children of China’s wealthy elite.
Deserving of particular attention, Xi said, are overseas students, who are predicted to make up the core of the talents [needed by the Party].
The Chinese regime also uses the Internet to further its indoctrination program. Independent political analyst Tang Jingyuan believes that new campaigns to promote politically correct Internet use are ultimately aimed at turning children into vehicles for producing Party-approved online opinions.
“These children, who do not know right from wrong and have no concept of universal values, will become the defenders of the Communist Party, that is, free Internet propagandists for the regime,” Tang told Epoch Times.
The Way of the Honest Villain
Chen Guangcheng, a blind Chinese dissident who escaped arrest in Beijing and now resides in the United States, authored an article on Washington Post in which he describes how China is in a worse state of unfreedom now than it was in 1989.
“Fantastical tales of China’s economic might and rapid development dazzle /ˈdæz(ə)l/ the world. But these stories obscure a cruder reality: Connection, corruption, and fraud have funneled most of the nation’s wealth into the hands of the elite /ɪˈli:t/ ,” Chen writes.
According to Chang Ping, the Chinese state has groomed a group of people who cannot tell right from wrong and who believe in the concept that winners should be crowned and the losers are vilified.
Chen, it seems, would agree with Chang’s assessment about the honest, even proud villain he said is promoted in today’s China, especially in light of today’s blatant /ˈbleɪt(ə)nt/ corruption that Chen said was not so prevalent in the 1980s.
“‘The furtive /ˈfɜ:(r)tɪv/ thief became a swaggering robber’ is a phrase that took root in Chinese society following the Tiananmen Square massacre /ˈmæsəkə(r)/. It means corruption accelerated and morals degenerated. By authorizing the violence, the message from the Communist Party to those enjoying privilege was: ‘Don’t worry—enjoy the corruption! We have the guns and the state power. Whoever opposes us will be repressed,'” Chen said.
http://www.theepochtimes.com/n3/1381238-the-subtle-brainwashing-of-chinas-post-tiananmen-generation/
*****
PHÁT ÂM TIẾNG ANH
Để thực hiện phần này, chúng tôi đã dùng :
1.Từ điển Gage Canadian Dictionary để chia từ ra thành những âm tiết ( syllables ).Trường hợp từ đa âm tiết thì
- có một ( hoặc hai ) âm tiết được nhấn mạnh , ( thí dụ hypocritical hyp-o-crit-i-cal âm tiết hyp (nhấn nhẹ) ,âm tiết crit (nhấn mạnh hơn)/ˌhɪp-ə-ˈkrɪt-ɪ-k(ə)l/
- trong khi (các ) âm tiết còn lại lướt đi hoặc bỏ đi ,nguyên âm trong các âm tiết đó được phát ra như /ɪ/ hay /ə/ ( thí dụ consultative
con-sult-a-tive /kən-ˈsʌlt-ə-tɪv/
2. Từ điễn điện tử Mcmillan Dictionary ( The Free Online English Dictionary fromMacmillanPublishers.
http://www.macmillandictionary.com/ đề lấy ký âm và phát âm của
từ (như vậy các bạn có thể nghe lại nhiều lần).
Nghe xong một từ ,muốn nghe tiếp Bạn hảy bấm dấu back
tay trái giòng trên cùng như trong hình dưới đây.