Thursday, June 16, 2016

CÔNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở DO THÁI

Fr: Viet Do

           Cộng đồng Việt trên đất Do Thái
                                       *Đinh Yên Thảo*
        Đôi năm trước, trong bài viết "Nhật Ký trên tiền đồn Do Thái"của Đại Úy James Thạch mà chuyên mục đã từng chuyển dịch và giới thiệu đến độc giả, Đại Úy James đã ghi lại dăm cảm nhận về  chuyến đi Do Thái thiện nguyện của mình và có nhắc đến những quân nhân Do Thái gốc Việt mà anh đã được gặp. Trong một dịp tình cờ khác, chúng tôi lại đọc được bài viết của ký giả Simona   Weinglass về cộng đồng người Việt tị nạn trên đất Do Thái và  được đăng trên tờ The Times of Israel, chuyên mục một lần nữa giới thiệu về sinh hoạt của một cộng đồng người Việt nhỏ bé và hiếm hoi trên đất Do Thái giữa Trung Đông dựa theo một số chi tiết trong bài viết của nữ ký giả Simona cùng một số tài liệu sưu khảo khác.




 Người Việt tị nạn ở Israel chào đón những người mới đến tại sân bay Ben Gurion ngày 24 tháng 1 năm 1979 (Moshe Milner / GPO)
 Trong suốt năm qua, khá nhiều bài viết của các ký giả phương Tây đã nhắc lại làn sóng người tị nạn và thuyền nhân Việt Nam từ giữa cuối thập niên 70 khi viết về người người tị nạn Syria và các nước Trung Ðông hiện nay. Vấn đề hiện vẫn còn là sự tranh cãi với những thái độ và chính sách khác nhau khi thời điểm lịch sử và chính trị đã khác nhau, cũng như tình cảm của những người dân bản xứ đã ít nhiều thay đổi với những người tị nạn. Một đôi thế hệ đi qua, những người tị nạn ngày nào đang làm gì, ở đâu,liệu họ đã đóng góp và đáp trả được gì cho những quốc gia đã cưu mang mình? Hay chỉ tận dụng những cơ hội tốt nhất của các quốc gia tự do để tìm kiếm một cơ hội và thành công cho riêng mình?

Ðó là những điều nằm trong những câu hỏi mà ký giả Simona đã đặt ra với riêng người Việt tại Do Thái. (  Ký giả Simona Weinglass – nguồn :timesofisrael.com  http://timesofisrael.com/>
  Câu trả lời phải quay lại cùng lịch sử, khi những
thuyền nhân gốc Việt đầu tiên và hiếm hoi đã được Do Thái tiếp nhận và cho  định
cư. 
Ðó là một ngày đầu tháng Sáu năm 1977, thương thuyền Yuvali của Do Thái trên đường sang Nhật Bản và Ðài Loan đã bắt gặp chiếc tàu vượt biên của những thuyền nhân Việt Nam. Con tàu tả tơi, rách nát, đã hở ván. Hết nước, thiếu thực phẩm, 66  thuyền nhân trên tàu thất thần, hoảng loạn và lo sợ sau khi bị hàng loạt các tàu khác "cứu giúp". Thương thuyền Yuvali này thoạt đầu đã cung cấp nước và thực phẩm vì họ chỉ đủ những áo phao và xuồng cấp cứu cho thủy thủ đoàn 30 người của họ, nhưng thuyền trưởng Meir Tadmor sau đó đã quyết định cứu luôn những thuyền nhân này sau khi khẩn điện về xin phép cấp trên. Thuyền nhân được đưa lên thuyền và sau đó, con thuyền Do Thái này phải đổi hải trình để ghé Hồng Kông tìm kiếm sự giúp đỡ và chăm sóc y tế cho các thuyền nhân.
Hồng Kông không tiếp nhận số thuyền nhân này, thuyền Yuvali đành phải sang Ðài Loan. Ðài Loan lập một chốt cảnh sát ngay đầu cầu thuyền, kiểm soát và ngăn chận nhóm thuyền nhân Việt Nam trốn thoát. Tình hình cũng chẳng sáng sủa hơn khi thuyền Yuvali cập bến cảng Yokohama của Nhật Bản.
Tưởng cũng nhắc lại là cho đến giữa năm 1977, việc vượt biên còn khá lẻ tẻ và hiếm hoi, các quốc gia trong vùng vẫn chưa có chính sách giúp đỡ hay thu nhận người tị nạn. Làn sóng vượt biên chỉ bùng phát mạnh mẽ từ gần cuối năm 1978 trở đi.


Thủ tướng Menachem Begin chào đón những người tị nạn Việt Nam đến Afula, 26 tháng 6 năm 1980 (Herman Chanania / GPO) 
 Câu chuyện của 66 thuyền nhân Việt Nam gợi cho những người Do Thái nhớ lại câu chuyện thương tâm của những người Do Thái chạy      trốn Ðức Quốc Xã trên một con tàu lênh đênh giữa đại dương mà không quốc gia nào chứa chấp, cuối cùng đã bị một tàu ngầm Liên Xô đâm chìm, sát hại toàn bộ 768 người Do Thái trên tàu trong thời Ðệ Nhị Thế Chiến. 
Thủ Tướng Do Thái lúc bấy giờ là ông  Menachem Begin, một người cũng từng ở tù cộng sản (Liên Xô), đã quyết định tiếp nhận và cho họ hưởng quy chế tị nạn. Ðến bấy giờ Ðài Loan mới cho những thuyền nhân này lên bờ và được bay sang Do Thái. Họ được nhập tịch và cấp nhà. Ðó là một tiền lệ hiếm hoi, khi Do Thái vốn chỉ tiếp nhận những người tị nạn gốc DoThái. Hành trình tìm tự do đầy gian truân của 66 thuyền nhân đầu tiên này từ đó đã tạo nên một "cộng đồng" người Việt nhỏ bé trên vùng đất khá xa lạ và hầu như rất hiếm hoi người Việt này. Liên tiếp hai năm sau đó, từ năm 1977 đến 1979, có thêm vài trăm thuyền nhân Việt Nam khác cũng đã được tiếp nhận vào Do Thái, tổng cộng vào khoảng 360 người. Không có các số liệu chính xác về cộng đồng gốc Việt nhỏ bé trên đất Do Thái này vì một số gia  đình đã được thân nhân bảo lãnh sang Hoa Kỳ hay Châu Âu, những vùng đất và môi trường gần gũi với họ hơn. Tuy nhiên Ðại Sứ Quán Việt Nam tại Tel Aviv cho biết còn khoảng dưới 200 người gốc Việt đang sinh sống tại Do Thái hiện nay, phần lớn sống tại hai thành phố Jaffa và Bat Yam.  Những người còn ở lại thì sống khép kín, tìm sự yên ổn cho riêng mình. 
      Người tị nạn Việt Nam tại sân bay Gurion Ben, ngày 24 tháng 1 năm 1979 (Sa'ar Ya'acov / GPO) 
 Trong bài báo của mình, nữ ký giả Simona cho biết khi muốn tìm hiểu về cộng đồng gốc Việt, cô đã liên lạc khoảng 20 người gốc Việt khác nhau, trong đó có nhiều thanh niên gốc Việt sinh ra         hay trưởng thành tại Do Thái, tuy nhiên chỉ nhận được duy nhất  một phúc đáp "Tôi không hứng thú", còn lại là im lặng. Khi người ký giả tìm đến một nhà hàng có hai vợ chồng gốc Việt đang làmchủ, người chồng thì chỉ nhận mình là đầu bếp, còn người vợ  từ chối rằng, "Không, tiếng Do Thái của tôi không đủ trả lời phỏng vấn" bằng một giọng Do Thái khá lưu loát của bà. Sự từ chối ắt không phải vì lý do ngôn ngữ vì ở độ tuổi ngoài năm mươi, họ chỉ là những đứa bé khi đến và sống ở Do Thái cho đến nay. "Bà nghĩ lý do gì mà người gốc Việt miễn cưỡng trả lời phỏng vấn vậy?
" Chỉ muốn yên ổn hả" – người ký giả hỏi khi đã bắt đầu hiểu hơn về người Việt. Người phụ nữ gốc Việt chỉ nhún vai và cười. Và câu  chuyện chấm dứt. Sự khép kín này không chỉ với giới báo chí mà ngay cả với người Việt khác. Khi tiến sĩ Sabine Huỳnh, một người Pháp gốc Việt nhưng sang Do Thái làm việc đã 15 năm, làm một cuộc thăm dò về cộng đồng người Việt trong một nghiên cứu xãhội, cô đã liên lạc được khoảng 150 người thì chỉ có 34 người thuộc hai thế hệ, phần lớn là thế hệ thứ nhì đồng ý trả lời các câu hỏi cô đưa ra. Thật ra điều này không hề khác hơn cho một số người Việt tại những nơi khác. Ðó là một "văn hóa" đầy thụ động của chúng ta hay đó là một thái độ sống bàng quan, thiếu sự dự phần vào xã hội? Là gì thì đó cũng là điều mà những thế hệ tiếp nối cần được khuyến khích để thay đổi cái nhìn của người bản xứ.
 Người tị nạn Việt Nam đi xe buýt đến sân bay Ben Gurion, ngày 26 tháng 6 năm 1977 (Moshe Milner / GPO) 
Dù không có được sự hợp tác của những người trong cộng đồng gốc Việt tại Do Thái nhưng các ký giả và các nhà nghiên cứu cũng nêu được những tính chất và hiện tượng khá chung của người Việt: cần mẫn, chăm chỉ, làm việc mười tiếng hay hơn mỗi ngày và mỗi tuần từ sáu hay bảy ngày, muốn con cái gìn giữ văn hóa và ngôn ngữ Việt nhưng thời gian dành cho công việc nhiều hơn cho con 
cái.Con cái gốc Việt lớn lên bị tâm trạng giằng co giữa các khác biệt văn hóa và hành xử của cha mẹ và xã hội. Một số thanh niên  gốc Việt  sinh ra và lớn lên tại Do Thái cũng gia nhập quân đội, lấy chồng Do Thái.
 Những điều này được mô tả trong bộ phim tài liệu "Hành trình của Vaan Nguyen" (The journey of Vaan Nguyen), nói về một nhà thơ trẻ gốc Việt tại Do Thái. Vaan là con gái một  gia đình người Việt tị nạn, sinh ra tại Do Thái. Cô được độc giả Do Thái biết đến như một nhà thơ gốc Việt viết bằng tiếng Do Thái và được dịch sang Anh Ngữ khá nổi tiếng tại Do Thái. Hành trình phát triển và gìn giữ cội nguồn của một cộng đồng người  Việt nhỏ bé và lạc lõng trên đất Do Thái  đầy khép kín, xem ra còn có những thử thách và không ít khó khăn.

              The Journey of Vaan Ngueyn


https://www.youtube.com/watch?v=y4XkOKYBRuo

                __._,_.___
 
.
(1) Israel Isn't 'Too Small' to Accept Syrian, African Refugees 

(HAARETZ- Thursday, June 16, 2016)
.........
Just as when Israel took a share of the Vietnamese boat people in 1977, it has the chance in the current crisis to be a light unto nations.
read more: http://www.haaretz.com/opinion/.premium-1.674817
Israel, Aish's correspondent, Menucha Chana Levin, writes, entered the drama on June 10, 1977, when a freighter called the Yuvali spotted a leaky and waterlogged boat with 66 refugees. Its SOS signals had been ignored by vessels from communist East Germany, Norway, Japan, and Panama. On the Yuvali, Levin reports, Captain Meir Tadmor "telegraphed Haifa for permission to take them aboard, even though his ship carried only enough life rafts and jackets for his 30-member crew."
That was 400 kilometers south of Saigon. The refugees hadn't eaten for days. Sixteen of them were under age ten. The others were doctors, professors, bankers, nurses, and fishermen. "Yet," Levin writes, "the Yuvali found no port willing to accept its surplus 'cargo.'" When he pulled in at Hong Kong to seek medical attention, "the British crown colony refused to allow them ashore on the grounds that the Yuvali was not scheduled to call at Hong Kong."
Hong Kong hadn't yet made the turnaround on refugees that was eventually decided by its colonial governor, Sir Murray MacLehose. It happens that I was in Hong Kong at the time, writing for the Wall Street Journal, which threw itself into covering the refugee crisis and, via its editorial page, urging nations to look to the refugees as what the economists call "human capital," meaning as a great net asset to whoever gets them. Hong Kong, though, spurned the gift that the Yuvali had brought.
Taiwan put a cordon around the Yuvali to prevent the refugees from coming ashore. Japan refused them, too. It was Menachem Begin who stepped up, offering to take the 66 refugees who'd been picked up by the Yuvali. Aish reckons that was Begin's first act as premier. "Only then," Aish reports, "did Taiwan allow the group to disembark, where they were whisked to Sung Shan Airport for a flight to Israel," where the immigrant absorption minister at the time, David Levy, greeted them.
"Let them do as we have," Levy abjured the other nations. Israel eventually took in more than 300 refugees. Begin himself later told U.S. President Jimmy Carter that Israelis "never have forgotten the boat with 900 Jews," a reference to the Motor Ship St. Louis that sought homes for Jewish refugees from Germany, only to be denied entry by the United States, Canada and Cuba, before finally being accepted in various European countries. Begin spoke of how it had traveled "harbor to harbor, from country to country, crying out for refuge. They were refused." Therefore, he said, "it was natural" for Israel "to give those people a haven."
When Hong Kong turned around and set up a refugee camps for the Vietnamese boat people, its population density was 16 times greater than Israel's. Herzog calls for a "controlled and limited number of refugees." He clearly comprehends the danger Netanyahu sees, that the security issues are special, given that refugees are fleeing war in Syria. So, too, are there opportunities. Some to whom Israel gave haven from Vietnamese communism raised Hebrew speaking children. Others eventually left for more familiar territory, Aish reports. I like the way Aish put it: "They left not out of disappointment and frustration, but as grateful emigrants."
Seth Lipsky, the founding editor of The Forward and a former foreign editor of The Wall Street Journal, is editor of The New York Sun.
read more: :: http://www.haaretz.com/opinion/.premium-1.674817

 2) Israeli Poet Chronicles Vietnamese Exodus

Vaan Nguyen, child of Vietnamese refugees, is one of Israel's rising stars
By Dana Kessler
April 18, 2014 • 9:02 AM
Israeli poet Vaan Nguyen. (Sivan Tzadok)
Vaan Nguyen is the daughter of Vietnamese refugees who were among the so-called Boat People who fled Vietnam by sea in the late 1970s. After failing to find refuge in the Philippines, the family was given asylum in Israel by then Prime Minister Menachem Begin. Born in Israel in 1982, Nguyen grew up in Jaffa. Today she is an up-and-coming Israeli poet, championed by some of the country's leading critics.
Her debut collection, The Truffle Eye, first saw the light of day six years ago, as a stand-alone pamphlet handed out with an issue of the literary journal Maayan. The journal is now publishing the collection—together with a handful of few new poems—as a proper book.
Nguyen was familiar to Israeli audiences before her collection was published. 
Her story—or at least the part of it that is connected to her past, her family, and her roots—served as the basis for director Duki Dror's 2005 documentary, The Journey of Vaan Nguyen, in which Vaan joins her father on a journey back to Vietnam in an attempt to reclaim the family's confiscated land.
Nguyen didn't plan on being a poet. "I had a blog in which I wrote what is happening to me and shared my thoughts," she told me. "Some of my posts seemed pretty poetic, so I changed their structure according to an internal rhythm and it became poetry. During that time I met Roy "Chicky" Arad, one of the editors of Maayan, by chance. He invited me to participate in poetry readings and that's how the ball got rolling." 

 She describes her writing as "documentary" poetry. "It's like a road map," she said. "It's about points of emotion and shock, moments that are etched into the brain, pictures that turn ugly, avenging ex-boyfriends, and achieving closure with myself. Everything that I do is related to my biography and in some way references my family history."
Arad maintains that he would have published her book regardless of her background, but that it is, nonetheless, an inseparable part of her work: "I find she's one of the most interesting young poets in Israel," he said. "In today's context, you can look at her and imagine that maybe in the next generation a great poet will come out of the community of African refugees that we have in Israel. It's like the masterpieces that Jews wrote in Europe before the state of Israel was established. Now that we're the majority, it's interesting to listen to literary voices that represent the outsider. Of course we would have published her book regardless of her history. She's a great and very unique poet."


2. CultureBuzz's Hebrew Writers-Readers' series! Vaan Nguyen reads "The Mekong River"

                                        


              https://www.youtube.com/watch?v=yOQ1QvOPIsU