Wednesday, June 22, 2016

GIÁO DỤC CÓ THỂ GIÚP SAN BẲNG CÁCH BIỆT GIÀU NGHÈO ( SONGỮ )

Cải thiện giáo dục có thể giảm bất bình đẳng giàu nghèo

Tác giả: Brad L. Brasseur | Dịch giả: VânN
20 Tháng Sáu , 2016




Học sinh tham gia giờ học tiếng Tây Ban Nha tại Học viện Quốc tế Ridings Federation Winterbourne , gần Bristol, ở Nam Gloucestershire, nước Anh, ngày 26 tháng 2, 2015. (Ảnh của Matt Cardy / Getty)

Thế giới đang làm một công việc mờ nhạt là tìm kiếm các giải pháp bền vững cho vấn đề bất bình đẳng trên toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này là hiển nhiên tại các thành phố như Lima, Peru, nơi một "bức tường của sự xấu hổ" ngăn cách khu phố giàu có với các khu ổ chuột nghèo. Thật là hoang mang khi Liên Hợp Quốc (UN) ước tính 1,2 tỷ người sống ở mức dưới 1$/ ngày, trong khi Forbes báo cáo rằng 1,810 tỷ phú trên thế giới đang nắm giữ một giá trị tài sản ròng lên tới 6.48 nghìn tỷ $.
Cái cần là các giải pháp, chứ không phải là vấn đề
Ngày nay, nhiều nhà kinh tế đánh giá cao tầng lớp trung lưu đang phát triển ở Trung Quốc và Ấn Độ như niềm hy vọng cho việc giảm sự bất bình đẳng giữa giàu nghèo trên toàn cầu. Tuy nhiên, đây là một hy vọng sai lầm, khi Liên Hợp Quốc và Tổ chức Hợp tác & Phát triển Kinh tế (OECD) xác định một công dân tầng lớp trung lưu chi tiêu hoặc kiếm ít nhất 10$ mỗi ngày. Số tiền này không phải là nhiều, vì vậy ngay cả khi "tầng lớp trung lưu" được phát triển về mặt kỹ thuật, nó không tạo nên sự khác biệt lớn trong việc cân đối lại sự bất bình đẳng toàn cầu.
Thêm vào đó, như Ngài Mario Pezzini, Giám đốc của OECD nhấn mạnh, nhiều công dân ở tầng lớp trung lưu làm việc trong lĩnh vực không ổn định, không chính thức, thiếu nền tảng giáo dục tốt và kiến thức để có thể tích lũy, làm ra của cải vật chất một cách bền vững.
Để thực hiện những bước tiến trong mục tiêu giảm bất bình đẳng trên toàn cầu, chúng ta cần phải tập trung vào việc thu hẹp sự chênh lệch về giáo dục giữa người giàu và người nghèo, khi mà gần 1 tỷ người hiện nay không biết chữ. Bất bình đẳng trong giáo dục toàn cầu được cho là lý do hàng đầu của sự bất bình đẳng về giàu có trên thế giới.
Người giàu có thể hưởng nền giáo dục ưu tú và sử dụng những kỹ năng mà họ đạt được thông qua giáo dục để gia tăng nguồn thu nhập của họ; trong khi người nghèo thiếu cơ hội tiếp cận với nền giáo dục chất lượng và luôn bị thiệt thòi khi không có những công cụ thích hợp, cần thiết để thành đạt. Thay vào đó, họ chỉ là vừa đủ để sinh tồn.
Ở cấp độ cơ bản nhất, tăng cường giáo dục cho người nghèo có thể giúp họ tìm được việc làm có chất lượng để giúp đỡ gia đình họ. Quan trọng không kém, giáo dục tạo ra nhiều chất xám có thể lao động giúp tạo ra những ý tưởng sáng tạo để giải quyết các vấn đề bức xúc trên thế giới hiện nay. Hãy nghĩ về số lượng những trí tuệ thông minh chưa được khai thác trong số hàng tỷ người thiếu giáo dục, họ có khả năng tìm ra giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, thay vì trở thành chính "vấn đề" mà một số người có suy nghĩ sai lầm về họ.
Hơn nữa, nếu một người nào đó thiếu các kỹ năng đọc, viết hay làm toán cơ bản, thì sau đó họ không thể thực sự tham gia vào các lợi ích xã hội hay giáo dục trên Internet.
Trình độ dân trí là vô cùng quý giá để phát triển kinh tế một đất nước, như các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một đất nước cần ít nhất 40% người có giáo dục để đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Chưa kể đến những hiệu quả  đã được chứng minh của giáo dục đối với sự phát triển của nền dân chủ, tăng cường sức khỏe, và gia tăng sản lượng nông nghiệp.
Những sai lầm phổ biến
Tuy nhiên, khi thực hiện những chương trình giáo dục mới, chúng ta phải tránh một sai lầm phổ biến đã xảy ra trong các giải pháp giảm nghèo trước đây, đó là việc đối đãi với tất cả người nghèo với cùng một cách thức. Chúng ta phải biết rằng không phải tất cả các giải pháp đều có thể được áp dụng đầy đủ ở tất cả các nơi, bởi vì mỗi vùng có một nét văn hóa, địa lý, lịch sử và tôn giáo riêng biệt.
Điều này có nghĩa là chỉ vì một giải pháp thực hiện thành công tại Ghana 15 năm trước đây, điều đó không có nghĩa là nó sẽ đạt hiệu quả ở Bolivia hôm nay. Vì vậy, các chương trình giáo dục phải có những yếu tố khác nhau trong giáo trình của họ tại mỗi nơi riêng biệt trên thế giới và bao gồm cả sự tham gia trực tiếp của các nhà lãnh đạo địa phương.
Bước đầu tiên để cải thiện nền giáo dục cho người nghèo sẽ là khẩn trương giải quyết nạn tham nhũng lây nhiễm ở Nam bán cầu đang cản trở viện trợ nước ngoài thực hiện mục tiêu dự định của mình.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon thậm chí đã thừa nhận kỷ lục về một con số khủng khiếp – 30% nguồn tài trợ phát triển mỗi năm đã bị tham nhũng. Điều này có nghĩa là hàng tỷ USD bị đánh cắp bởi những người giàu và không được đầu tư cho các nhu cầu thiết yếu của người nghèo, chẳng hạn như giáo dục.
Viện Thành phố toàn cầu (Global City Institute) của Canada dự đoán rằng đến năm 2100, theo hệ lụy của sự gia tăng tỷ lệ sinh sản, các thành phố như Lagos, Kinshasa, Dar es Salaam, và Mumbai sẽ có hơn 65 triệu người mỗi thành phố. Khi hiện tượng toàn cầu di dân về đô thị vẫn tiếp tục, rõ ràng là lỗ hổng bất bình đẳng sẽ ngày càng rộng hơn, trừ khi chúng ta nhanh chóng tìm ra những giải pháp.
Với tốc độ gia tăng chóng mặt của dân số khu vực đang phát triển, đây là thời điểm biến lời nói thành hành động và mang lại cho người nghèo một nền giáo dục tốt hơn mà họ có thể sử dụng chúng để đánh bại đói nghèo và sự bất bình đẳng.
Mục tiêu giáo dục toàn cầu của Liên Hợp Quốc có thể dẫn đường, nhưng chúng cần phải được bổ sung bằng các sáng kiến cấp cơ sở hợp pháp, khi chúng ta không thể dựa vào các nhà lãnh đạo thế giới. Rõ ràng và đơn giản, chúng ta cần phải giảm khoảng cách bất bình đẳng trên toàn cầu thông qua việc nâng cao chất lượng giáo dục cho người nghèo, để rồi chúng ta có thể giúp tăng cường hòa bình thế giới.
http://vietdaikynguyen.com/v3/101850-cai-thien-giao-duc-co-giam-bat-binh-dang-giau-ngheo/
 
 
 
 
Daniel Doan*Paula Le*KimmyNguyen

Better Education Can Decrease Wealth Inequality
By Brad L. Brasseur |
June 2, 2016
Pupils during a Spanish lesson at the Ridings' Federation Winterbourne International Academy in Winterbourne near Bristol, England, on Feb. 26, 2015. (Matt Cardy/Getty Images)
The world is doing a lackluster /ˈlækˌlʌstə(r)/  job of finding sustainable solutions to global inequality /ˌɪnɪˈkwɒləti/.
. This crisis is evident in cities like Lima, Peru, where a "wall of shame" separates the wealthy neighborhoods from the poor shantytowns. It is disconcerting that the United Nations (U.N.) estimates that 1.2 billion people live on less than $1 a day, while Forbes reports that the world's 1,810 billionaires hold a net worth of $6.48 trillion.

Solutions, Not Problems

Today many economists highlight growing middle classes in China and India as hope for the global poor and decreasing inequality. However, this is a false hope, as the U.N. and the Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) defines a middle class citizen as someone spending or earning at least $10 per day. This isn't much money, so even if the "middle class" is technically growing, it isn't making a big difference in balancing global inequality.
Plus, as OECD's Director Mario Pezzini highlights, many middle-class citizens work in the unstable informal sector and lack a good education and knowledge to sustainably accumulate wealth.
To make strides /straɪd/ in decreasing global inequality, we need to focus on bridging the disparity in education between the rich and the poor, as nearly 1 billion people today are illiterate. Inequality in global education is arguably at the forefront of global wealth inequality.
The rich have access to an elite /ɪˈli:t/ education and use the skills that they acquire through learning to grow their income; while the poor lack access to quality education and remain marginalized without the proper tools needed to thrive. Instead, they barely survive.
At the most basic level, enhancing the education of the poor can help them find quality jobs to provide for their families. Equally important, education creates more brainpower that can work on formulating innovative ideas to solve pressing global problems. Think of the amount of untapped brilliant minds among the billions of uneducated people who could potentially find the solutions to global problems, instead of being the problem that some people wrongly think they are.
Furthermore, if someone lacks basic literacy or numeracy skills then they cannot truly access the educational or social benefits of the internet.
An educated population is extremely valuable to a country's economic development, as studies show that a country needs at least 40 percent adult literacy to achieve sustainable economic growth. Not to mention the proven effects education has in the growth of democracy, enhancing health, and increasing farming production.

Common Mistakes

However, when implementing new education programs, we must avoid a common mistake made in past poverty solutions, which is to paint all the poor with the same brush. We must learn that not all solutions can be fully applied in all places, because each region has a unique cultural fabric, geography, history, and religion.
This means that just because a solution worked in Ghana 15 years ago, it does not mean it will work in Bolivia today. Thus, education programs must have different elements /ˈelɪmənt/ to their curriculums /kəˈrɪkjʊləm/ in each unique /ju:ni:k/ place in the world and include direct input from local leaders.
The first step to improving education for the poor will be to urgently address the infectious corruption in the Global South that prevents foreign aid from reaching its intended targets.
U.N. Secretary-General Ban Ki-moon has even admitted on record that a ghastly /ˈɡɑ:s(t)li/ amount of total development assistance each year, 30 percent, is lost to corruption. This means billions of dollars are stolen by the rich and not invested in the needs of the poor, such as education.
The Global City Institute in Canada predicts that by the year 2100, as a result of rising birth rates, cities such as Lagos, Kinshasa, Dar es Salaam, and Mumbai will each have over 65 million people. As the global phenomenon of urban migration continues, it appears the inequality gap will widen, unless we find solutions fast.
With a rapidly growing developing-world population, it is time to put words into action and give the poor a greater education that they can use to defeat poverty and inequality.
U.N. global education goals can guide the way, but they need to be complemented by legitimate grass roots initiatives, as we cannot count on global leaders. Plain and simple, we need to decrease the global inequality gap through enhancing quality education for the poor, so we can increase global peace.
http://www.theepochtimes.com/n3/2080890-better-education-can-decrease-wealth-inequality/


   http://www.macmillandictionary.com

   Words     syllables          IPA    Pronunciation
   curriculum  cur-ric-u-lum  /kəˈrɪkjʊləm/ /curriculum/
   element    el-e-ment /ˈelɪmənt/ /element/
   elite
  hay :  élite
   e-lite /ɪˈli:t/ /elite_1/
   elide    e-lide /ɪˈlaɪd/ /elide/
   equality    e-qual-i-ty /ɪˈkwɒləti/ /equality/
   inequality    In-e-qual-i-ty /ˌɪnɪˈkwɒləti/ /inequality/
   ghasty    ghas-ty /ˈɡɑ:s(t)li/ /ghastly/
   lackluster    lack-lus-tre /ˈlækˌlʌstə(r)/ /lacklustre/
   stride    stride /straɪd/ /stride_1/
    thrive    thrive /θraɪv/ /thrive/
    unique    u-nique /ju:ni:k/ /unique_1/




  Brad L. Brasseur is a Canadian international development specialist who has traveled to over 80 countries while working in several NGOs, including extended time on education programs in Peru and Ukraine. You can follow him on Twitter at: @brbrasseur. This article was originally published on Fair Observer.
Brad L. Brasseur là chuyên gia phát triển quốc tế người Canada đã có mặt trên 80 quốc gia khi ông làm việc trong một số NGO, bao gồm cả thời gian làm  thêm cho  các chương trình giáo dục ở Peru và Ukraine. Bạn có thể tham khảo về ông trên Twitter: @brbrasseur.
Bài báo này được xuất bản lần đầu tại Fair Observer.
Read More