Thursday, April 23, 2015

MỘT TRONG 36 KẾ : TIẾU LÝ TÀNG ĐAO

Sức ép quân sự của Trung Quốc và nguy cơ trên biển Đông

Xem hìnhDoanh Nghiệp Odessa-22/04/2015 -  Cái bắt tay đầy toan tính và làm lu mờ “16 chữ vàng” của Trung Quốc.
Mặc dù giữa Việt Nam và Trung Quốc là hai nước đối tác chiến lược toàn diện. Nhưng Trung Quốc liên tiếp tục gia tăng sức ép quân sự không ngừng lên Việt Nam trong thầm lặng.
So với các quốc gia khác có cùng biên giới với Trung Quốc, Việt Nam là một mục tiêu mà quân sự Trung Quốc “được” quan tâm nhiều nhất.
Nga, Mông Cổ, Bắc Hàn, Nhật Bản, Kazakstan là những nước có chung địa biên hay hải biên với Trung Quốc. Theo các chuyên gia nhận định thì những nước này lại không phải là mục tiêu để Trung Quốc đưa ra chiến lược tấn công tiêu diệt trong kế sách quốc phòng của mình. Đối với những quốc gia này, giới quân sự Trung Quốc chọn phòng thủ hơn là tấn công.
Trong khi đó, đối với Việt Nam thì ngược lại, Trung Quốc muốn khống chế, chiếm đóng toàn bộ miền Bắc Việt Nam nếu thật sự có chiến sự xảy ra giữa hai nước. Đối với Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam vô cùng quan trọng đối với thông thương kinh tế xuống phương nam của Trung Quốc.
Sức ép Trung Quốc đối với biển Đông
Với tổng số 31 chiếc tàu ngầm của Hạm đội Nam Hải thì Hải quân Việt Nam hoàn toàn không thể chịu nổi sự công phá và phải chấp nhận thiệt hại nặng, có thể dẫn đến tê liệt hoàn toàn khi bị công kích bởi các tàu ngầm này.
Tổng số sáu chiếc tàu ngầm mà Hà Nội đã mua từ Nga nếu đều đi vào hoạt động cũng không đủ để phòng thủ trước một bờ biển dài 3000 cây số (km) với sự tấn công áp đảo của 31 chiếc tàu ngầm này.
Hiện Hải quân Việt Nam chưa có tàu khu trục, chỉ có 7 chiếc tàu tuần dương hạm Frigates là HQ9, HQ11, HQ13, HQ15, HQ17, HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ.
Trong khi Trung Quốc có trên 40 tuần dương hạm chưa kể 16 chiếc tàu khu trục có công lực công phá kinh khiếp chưa kể chiếc hàng không mẫu hạm (mini-nhỏ) Liêu Ninh gia tăng khả năng tấn công bằng Không quân trong hải chiến cho Trung Quốc khi giao tranh với Việt Nam.
Trở ngại đi tìm “đồng minh”
Biển Đông trước giờ luôn là vấn đề nóng của Việt Nam và các nước láng giềng đang có tranh chấp với Trung Quốc. Nếu Biển Đông bị Trung Quốc chiếm đóng bằng những “chứng cứ” vô lý với Việt Nam thì tiếp theo đó là các nước láng giềng.
Trung Quốc và Việt Nam trước giờ là hai nước đối tác chiến lược toàn diện. Nhưng Trung Quốc liệu có xứng đáng với sự tin tưởng của Việt Nam? “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, một câu nói hay nhưng hành động thì không đúng chút nào. ”16 chữ vàng” và ”4 tốt” có lẽ chỉ là lời nói “hoa mỹ” để che mắt cho những âm mưu to lớn. Những toan tính của Trung Quốc đã lấy đi hoàn toàn tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam dành cho Trung Quốc.
Tuy nhiên quá trình này không phải là dễ bởi sự ảnh hưởng của Trung Quốc là quá lớn và thêm vào nữa đó là sức mạnh quân sự khổng lồ cũng như tiềm năng về kinh tế. Có lẽ không một nước nào muốn “đắc tội” với Trung Quốc chỉ vì chuyện của một nước khác. Hoặc là giúp đỡ nếu có những điều kiện có lợi với nước mình. Tuy nhiên trước giờ Việt Nam luôn hướng tới việc hợp tác bình đẳng cùng có lợi nên những việc “trao đổi” để đổi lấy “liên minh” là khó xảy ra.
Việt Nam là một nước nhỏ nhưng có truyền thống đấu tranh và không chịu cúi đầu trước bất cứ thế lực nào. Trước đây cũng vậy và bây giờ cũng thế, tìm kiếm những đồng minh là một việc làm đúng đắn nhưng không bao giờ chấp nhận “trao đổi” để có sự giúp đỡ. Trung Quốc đang có những hành động lớn và bị toàn thế giới phản đối, nhưng có mấy ai dám đứng ra thật sự để chống lại, có lẽ Việt Nam là thuốc thử đầu tiên cho kế hoạch lớn nhằm tiến ra thế giới của Trung Quốc.
http://petrotimes.vn/news/vn/dam-luan-doi-thoai/phat-that-nang-thong-diep-nham-nhi.html