Sunday, April 26, 2015

ĐOẠN ĐƯỜNG TƠ LUẠ KẾT NỐI TRUNG QUỐC VÀ PAKISTAN ĐẦY BẤT TRẮC

Tại sao Con đường Tơ Lụa mới của Trung Quốc rủi ro hơn con đường Tơ Lụa thời cổ đại?

(*Shutterstock)
Đại Kỷ NguyênLà một phần của dự án tạo ra Con Đường Tơ Lụa mới đầy tham vọng, chính quyền Trung Quốc đang dự tính kết nối Pakistan và Trung Quốc bằng các tuyến đường bộ, đường sắt và đường ống dẫn dầu. Lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, mới đến thủ đô Islamabad vào ngày 20 tháng 4 và có thể ông sẽ đưa ra thông cáo về kế hoạch này trong chuyến thăm 2 ngày đến Pakistan.
Mặc dù lễ tiếp đón ông Tập diễn ra rất gây chú ý, trong đó có lễ bắn 21 quả pháo và màn biểu diễn phi cơ trên bầu trời, nhưng các sự kiện dẫn đến cuộc gặp này còn thu hút sự chú ý hơn nhiều.
Theo Đài phát thanh Mỹ – Voice of America, kế hoạch ban đầu ông Tập dự định đến Pakistan từ năm ngoái tuy nhiên chuyến đi đã bị hoãn lại do các mối lo ngại về an ninh và các cuộc phản đối chính phủ.
Vấn đề đặt ra ở đây là Con Đường Tơ Lụa hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan sẽ đi qua tỉnh Baluchistan và kế hoạch này sẽ làm cho phiến quân ly khai nổi dậy và các nhóm quân sỹ Hồi giáo không hề vui chút nào.
Tiến sĩ Robert J. Bunker, Giáo sư trợ giảng của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược thuộc trường Lục quân Hoa Kỳ cho rằng: “Nỗ lực mở ra con đường “tơ lụa” về mặt địa lý  ở khu vực này có thể sẽ gặp phải các hành động thù địch ngay lập tức – giống như là động vào tổ kiến lửa vậy”.
Ông Bunker nói thêm “khu vực sát biên giới tương đối khó kiểm soát giữa Iran, Afghanistan cộng thêm địa thế khó tiếp cận của vùng này tạo thêm sơ hở có lợi cho hoạt động của các nhóm khủng bố, nhóm nổi dậy và các nhóm tội phạm như al-Qaeda, Taliban và Jaish al Adal.”
Trong bức ảnh chụp vào ngày 24/2/2014 này người nhà của những người bị mất tích ở tỉnh Baluchistan-khu vực tây nam đầy bất ổn của Pakistan đang đẩy một chiếc xe kéo tay mang theo ảnh của những người thân bị mất tích (Aamir Qureshi/AFP/Getty Images)
Trong bức ảnh chụp vào ngày 24/2/2014 này người nhà của những người bị mất tích ở tỉnh Baluchistan-khu vực tây nam đầy bất ổn của Pakistan đang đẩy một chiếc xe kéo tay mang theo ảnh của những người thân bị mất tích (Aamir Qureshi/Getty Images)
Lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ tại thực địa
Để bảo vệ công trình xây dựng, Pakistan đang thành lập một lực lượng an ninh đặc biệt để chuyên bảo vệ cho nhân sự của phía Trung Quốc.  Kênh tin The Gulf Today đặt tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập cho biết “Lực lượng quân đội đặc biệt này cam kết sẽ đè bẹp cuộc nổi dậy; sự an toàn của công nhân người Trung Quốc sẽ là mối quan tâm chủ yếu của ông Tập.”
Tuy nhiên kế hoạch bảo vệ cơ sở hạ tầng và vật chất lại không chỉ gói gọn trong việc xây dựng. Chính quyền Trung Quốc đang dự định xây tuyến đường bộ, nối tuyến đường sắt, đường ống dẫn khí và đường ống dẫn dầu đi từ cảng Gwadar phía nam của Pakistan đến phía Tây Nam Trung Quốc.
Giữ cho các công trình hạ tầng, vật chất được an toàn là một nỗ lực không hề nhỏ.
Theo ông Bunker: “Với địa thế hiểm trở và tình hình mất kiểm soát ở tỉnh Baluchistan thì ở một thời điểm nào đó rất có thể Pakistan sẽ phải viện đến cách tiếp cận phòng thủ kiểu “lô cốt vũ trang” trong đó họ phải lập ra các hành lang bảo vệ công trình, đó là điều tối thiểu phải làm trước tiên, song song với đó là lập ra một loạt các trạm gác, mội trạm bao gồm nhóm nhỏ lính canh gác. Thay vào đó lực lượng phản ứng nhanh di động trải rộng ở các căn cứ lớn hơn sẽ hỗ trợ những trạm canh gác nhỏ này cũng như hỗ trợ hoạt động tấn công đang diễn ra của lực lượng tình báo Pakistan.”
Toàn cảnh nhìn chung không khác lắm so với hoạt động của quân đội Mỹ ở Afghanistan- nơi quân đội Mỹ bảo vệ các tiền đồn ở xa khỏi sự tấn công của quân nổi dậy.
Ông Bunker nói, lực lượng quân đội Pakistan có thể sẵn sàng đương đầu nhưng chỉ khi chính quyền Trung Quốc đảm nhận phần chi phí. Ông còn nói thêm “Các hoạt động này sẽ rất tốn kém và sẽ là một nỗ lực ở trên quy mô lớn và phải mất một thập kỷ hoặc hơn để thực hiện”.
Ngoài ra còn có thêm một điểm cần bàn, đó là liệu Mỹ có tiếp tục viện trợ an ninh cho Pakistan nữa không khi mà số tiền đó lại đang được sử dụng để bảo vệ cho lợi ích của Trung Quốc.
Trong ảnh: các công nhân công đoàn Pakistan tiến hành phản đối ở Quetta ngày 11 tháng 4 sau khi các tay súng hạ sát 20 công nhân xây dựng ở tỉnh phía Tây Nam của Pakistan đầy bất ổn. Chính quyền Trung Quốc sẽ xây dựng “Con Đường Tơ Lụa” xuyên qua khu vực được biết đến là nơi tập hợp của các nhóm khủng bố và phe ly khai. (BANANAS KHAN/AFP/Getty Images).
Trong ảnh: các công nhân công đoàn Pakistan tiến hành phản đối ở Quetta ngày 11 tháng 4 sau khi các tay súng hạ sát 20 công nhân xây dựng ở tỉnh phía Tây Nam của Pakistan đầy bất ổn. Chính quyền Trung Quốc sẽ xây dựng “Con Đường Tơ Lụa” xuyên qua khu vực được biết đến là nơi tập hợp của các nhóm khủng bố và phe ly khai. (BANANAS KHAN/Getty Images).
Lực lượng nổi dậy
Một trong các vấn đề chính mà Pakistan phải đối mặt ở Baluchistan là các hoạt động nổi dậy ngày càng gia tăng của quân ly khai và câu hỏi đặt ra với kế hoạch của Trung Quốc là liệu các hoạt động của họ có làm cho tình hình bất ổn càng trầm trọng hơn hay không.
Theo ông Max Abrahms, một chuyên gia và là giáo sư nghiên cứu của trường Đại học Northeastern, các cuộc nổi dậy ở tỉnh Baluchistan là của một nhóm ly khai, không nên nhầm lẫn nó với phe khủng bố. Ông nói “họ muốn thành lập ra một vùng tự trị cho riêng họ. Điều này khác với mối đe dọa khủng bố xuyên quốc gia”.
Mục tiêu của các cuộc nổi dậy ở Baluchistan là để thành lập ra vùng đất quê quán cho riêng họ, tuy rằng ngay thời điểm hiện tại họ không gây ra nhiều phiền phức thế nhưng khi Pakistan bắt đầu gửi các lực lượng an ninh đặc biệt của họ đến khu vực mà Trung Quốc đang xây dựng dự án tại đó thì tình hình có thể thay đổi.
Ông nói: “Nhiều quân lính lo ngại rằng họ có thể tấn công nhầm dân thường và tôi cho rằng điều đó rất đúng với các nhóm nổi dậy. Tuy nhiên Pakistan đang bắt đầu triển khai quân đội ở vùng đó, điều này lại càng dễ làm cho nơi này biến thành mục tiêu bị tấn công.”
Hơn thế nữa Trung Quôc và Pakistan lại có các cách tiếp cận rất khác nhau khi phải đối mặt với vấn đề khủng bố. Trong khi Pakistan có xu hướng ít chủ động thì chính quyền Trung Quốc lại thường có xu hướng hành động rất gay gắt.
Ông Abrahams nhận xét “Một trong những điều tệ hơn mà một chính phủ có thể làm khi đối mặt với một mối đe dọa khủng bố nhỏ là họ phản ứng thái quá và chính quyền Trung Quốc đang phản ứng thái quá”, ông nói trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc đang có các hoạt động mà họ gọi là hoạt động “chống khủng bố” ở Tân Cương hay còn gọi là khu vực Đông Turkestan.
“Chính quyền Trung Quốc đang trừng phạt người dân không phải là đối tượng khủng bố”, ông cho biết. “Toàn bộ dân số người Duy Ngô Nhĩ đang phải chịu đựng đàn áp từ chính quyền Bắc Kinh và điều này đã biến những con người bình thường trở thành những kẻ khủng bố.”
Ông cho rằng “ Với Pakistan, chính phủ của họ từ trước đến giờ đều phản ứng thụ động. Chỉ sau khi vụ tấn công trường học Peshawar xảy ra và người Pakistan cho rằng đây giống như vụ 11 tháng 9 ở nước họ thì họ mới bắt đầu coi vấn đề khủng bố là vấn đề nghiêm trọng.”
Qua các các sự kiện thực tế đã xảy ra, ông nói thêm “thật thú vị khi Trung Quốc và Pakistan sẽ hợp tác với nhau để xây dựng tuyến đường thương mại xuyên qua một điểm nóng về khủng bố như vậy.”