Wednesday, January 14, 2015

KINH TẾ NGA : VIỄN TƯƠNG U ÁM

Mc độ lạm phát 2015 – Nguy cơ rơi khỏi BRICS 

 1. Lạm phát của Nga có thể lên tới 17% năm 2015 [14.01.2015 14:45]

clip_image002Một người dân tham gia biểu tình chống lại sự sụp đổ của đồng ruble ở trung tâm thủ đô Moskva.
Hãng tin TASS dẫn lời ông Vedev nói: "Lạm phát sẽ đạt mức đỉnh trong khoảng thời gian từ tháng 3-4 khi lạm phát theo năm có thể ở mức từ 15-17%". Lạm phát chính thức của Nga đã lên tới mức 11% khi giá trị đồng ruble sụt giảm mạnh do giá dầu lao dốc và các biện pháp trừng phạt của Phương Tây đối với Moskva liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine.
Giá trị đồng nội tệ của Nga so với USD đã giảm khoảng 16% kể từ đầu năm nay sau khi giảm khoảng 41% trong năm 2014. Ngân sách của Nga phụ thuộc lớn vào nguồn thu từ dầu khí và giá trị đồng ruble tiếp tục sụt giảm do giá dầu Brent Biển Bắc giảm xuống còn khoảng 46 USD/thùng.
Bộ trưởng Nga cam kết hạn chế chi tiêu chính phủ
Ngày 14/1, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đã cam kết tiếp tục siết chặt chi tiêu do nước này đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong 15 năm qua.
Bộ trưởng Siluanov cho rằng kế hoạch trước đó nhằm tăng chi tiêu chính phủ thêm gần 12% trong năm nay là không hiện thực và một số khoản chi tiêu dự kiến cần được cắt giảm. Phát biểu tại một diễn đàn kinh tế, ông Siluanov nhận định nếu giá dầu trung bình ở mức 50USD/thùng trong năm nay thì ngân sách chính phủ sẽ giảm khoảng 45 tỷ USD so với kế hoạch trước đó.
Đồng ruble đã mất giá khoảng một nửa trong năm ngoái do giá dầu toàn cầu bất ngờ sụt giảm và do các biện pháp trừng phạt của Phương Tây liên quan tới vấn đề Ukraine.
http://doanhnghiepodessa.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2064428

2. Nga có nguy cơ “rơi” khỏi BRICS [12.01.2015 15:48]

clip_image004Ông Jim O’Neill, người đã sáng tạo ra thuật ngữ BRICS.
Chiếc "Thẻ thành viên BRICS" của Brazil và Nga có thể sẽ hết hạn vào cuối thập kỷ này nếu họ không vực dậy thành công nền kinh tế, cha đẻ của khái niệm này nhận định. Ông Jim O’Neill, người từng đứng đầu bộ phận kinh tế tại ngân hàng Goldman Sachs, đã sáng tạo ra thuật ngữ BRICS để chỉ nhóm các quốc gia mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và mới nhất là Nam Phi.
Khi được hỏi liệu ông có còn xếp Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc vào chung một nhóm quyền lực như thời 2001, câu trả lời của ông khiến khá nhiều người ngạc nhiên.
"Có lẽ tôi sẽ gọi nhóm này là IC, nếu tình hình tại Brazil và Nga không thay đổi trong ba năm tới!". 
Nền kinh tế chung của nhóm BRIC sẽ bị kéo tụt do kinh tế suy thoái 1,8% tại Nga và gần tăng trưởng chưa đầy 1% tại Brazil. Trong khi đó, Trung Quốc tăng trưởng 7%, tỷ lệ này tại Ấn Độ là 5,5%.
Tính đến năm 2007, BRIC vẫn tăng tốc mạnh mẽ với kinh tế Nga khởi sắc 8,5%, Brazil tăng trưởng hơn 6%. Giá cả leo dốc trên thị trường hàng hóa tạo đà bứt phá tại các thị trường này.
Tuy nhiên xu hướng đó đã đổi chiều trong hoàn cảnh hiện tại, cùng lúc Nga xây xẩm với các đòn trừng phạt từ phương Tây. Tại Brazil, chính quyền Brasilia đang loay hoay vì bê bối tham nhũng liên quan đến công ty dầu khí quốc gia lớn bậc nhất thế giới.
"Rất khó để BRIC lấy lại mức tăng trưởng ấn tượng như trước đây" trong thập kỷ này, ông O’Neill nhận xét.
"Trước đây, rất nhiều tác nhân có ảnh hưởng xảy ra ngẫu nhiên cùng một lúc, giờ thì một vài trong số đó đã bị triệt tiêu", ông chỉ ra.
Tuy nhiên, ông thừa nhận đà kinh tế đình đốn mới  xuất hiện trong năm nay, Brazil và Nga đã hồi phục phần nào.
BRIC vẫn có khả năng đạt tăng trưởng trung bình năm tại 6% trong thập kỷ này, cao hơn so với tỷ lệ của nhóm G7.
Ông O’Neill từng dự đoán tăng trưởng trung bình năm của nhóm sẽ đạt 6,6%, gần bằng con số đạt được năm ngoái, phần lớn nhờ Trung Quốc bứt phá vượt mức 7,5% dự đoán trong 3 năm đầu.
clip_image006
  Các lãnh đạo BRICS tại hội nghị của nhóm vào giữa tháng 4/2011.
Không như Brazil và Nga, Trung Quốc đang tận hưởng trái ngọt từ cải cách kinh tế, trong khi Ấn Độ kiếm lợi từ dầu mất giá và lực lượng lao động trẻ tuổi. Triển vọng xán lạn trong 5 năm còn lại đang chờ đợi hai quốc gia này, ông kỳ vọng.
So sánh theo sức mua ngang hàng, nền kinh tế Trung Quốc mở rộng 7%, người dân sẽ hưởng thêm gấp đôi lượng hàng hóa mua được so với Mỹ. Đặt trong so sánh với Anh, Ấn Độ chỉ cần tăng trưởng tại 6%, tỷ lệ đạt được trong năm 2013.
Với tăng trưởng nở rộ tại Trung Quốc và Ấn Độ, BRICS vẫn "dễ dàng" duy trì ảnh hưởng và quyền lực trong nền kinh tế toàn cầu.
"Nhiều nhà đầu tư đang chạy theo tâm lý 'bầy đàn', họ lãng quên BRICS, nhưng đây là lối tư duy ngờ nghệch. BRICS chính là nhóm đang tác động mạnh nhất lên thế giới", ông O’Neill khẳng định.
Cũng theo dự đoán của ông, Ấn Độ có thể bứt lên so với Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới vào năm 2017, Trung Quốc có khả năng vượt mặt Mỹ vào năm 2027, còn quy mô của BRIC sẽ chạm ngưỡng nhóm G7 vào năm 2035. 
                     Lê Hùng (Báo Tin tức)
http://doanhnghiepodessa.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2064368