Friday, January 16, 2015

NƯỚC NGA ĐI VỀ ĐÂU ?

       Liệu Đế Quốc Nga sẽ hồi sinh                                 Tiến sỹ César Chelala 16 Tháng Một , 2015

Một bé trai chụp ảnh trước xe tăng T-34 của Liên Xô, trưng bày tại bảo tàng Hồi ức Chiến Tranh Xô Viết ở Berlin, Đức (ảnh: gettyimage)
Tôi đang ngồi tại một quán McDonald, uống cà phê cappuc-
 -cino, ăn bánh sừng bò và chiêm ngưỡng một góc nhìn tuyệt đẹp hướng ra một trong những tu viện danh tiếng nhất của thành phố, nếu không muốn nói là của cả nước.
Ảnh : Một bé trai chụp ảnh trước xe tăng T-34 của Liên Xô, trưng bày tại bảo tàng Hồi ức Chiến Tranh Xô Viết ở Berlin, Đức (ảnh: gettyimage)

Cái tình huống này sẽ chẳng có gì là đáng để nói nếu như không phải là đang diễn ra ở St. Petersburg, và tu viện kia là một tu viện bình thường. Nhưng đây lại là tu viện Alexander Nevsky, tu viện được đặt tên để vinh danh một người anh hùng quan trọng và đáng ngưỡng mộ nhất trong lịch sử nước Nga.
Và cũng không thể là bình thường chút nào khi 2 biểu tượng của 2 quốc gia, McDonald và Tu viện Nevsky, lại đang được đặt đối mặt vào nhau. Tu viện này là nơi chôn cất nhiều nghệ sỹ, nhà văn, nhà soạn nhạc đầy uy tín của nước Nga. Cái bánh sừng bò tôi đang ăn đây thì lại là một biểu tượng ăn uống của nước Pháp. Cô thu ngân tại nhà hàng McDonald nhìn không giống người Nga, mà trông như thể cô này sinh ra ở một nước thuộc Liên Bang Xô Viết trước kia.
Cái ngữ cảnh này là một ví dụ về phạm trù toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó lên thế giới chúng ta ngày nay.                                      Sự Tác Động Của Chủ Nghĩa Cộng Sản
Những năm tháng sống dưới chủ nghĩa cộng sản đã để lại hằn vết trong tính cách của nhiều người Nga. Họ dường như khép kín và không còn biết mộng tưởng nữa, có lẽ bởi vì sự thiếu mất các quyền tự do nhất định trong giai đoạn Liên Xô, một tình cảnh mà tôi cũng đã quan sát thấy tại Armenia mấy năm gần đây.
Như một số bạn trẻ người Armenia nói với tôi lúc đó, và cũng như điều mà vài người bạn Nga đã nói với tôi, trong suốt những năm tháng dưới chế độ Liên Xô, mặc dù các nhu cầu cơ bản cũng được đáp ứng, nhưng vẫn có một áp lực khổng lồ khiến người ta không được phép tỏ ra khác biệt hoặc sáng tạo, nó khiến con người cảm nhận được sự áp bức mà cuối cùng thì điều đó đã ảnh hưởng vào trong tính cách của họ.
Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, nước Nga trải qua một thời kỳ biến động lớn.
Angela Sem, một người Nga trẻ tuổi sống ở New York đã nói với tôi “Sau khi Liên Xô sụp đổ là một giai đoạn rối ren, tận dụng việc thiếu các luật lệ và thiếu đạo đức kinh doanh, những người với các khởi xướng cá nhân mạnh mẽ đã chiếm lợi thế trước tình hình và bắt đầu xây dựng lên các khối của cải khổng lồ. Những người ở sát với quyền lực đó hiển nhiên hưởng được nhiều ân huệ nhất.”
Kết quả là nước Nga ngày nay đang phát triển theo kiểu xã hội “lưỡng cực”, nơi một nhóm thiểu số người có của cải khổng lồ, còn phần đông dân số thì sống ở mức tiêu chuẩn của trung lưu hoặc thấp hơn trung lưu.         Điều Cuốn Hút Người Ta Di Dân
Thiếu các cơ hội và các khó khăn về tăng trưởng kinh tế đã lôi kéo nhiều người trẻ tuổi (trong đó có nhiều nghệ sỹ) chọn di dân, nhất là đến Châu Âu và Hoa Kỳ.
Những người di dân đó hầu hết là người trẻ muốn mở rộng tầm mắt và có các cơ hội tốt hơn cho mình. Họ cảm thấy hụt hẫng trước môi trường tham nhũng đang chiếm ưu thế tại đất nước. Một ví dụ, những người thương lái nếu từ chối hối lộ sẽ bị thăm viếng bởi thanh tra phòng cháy chữa cháy, nhân viên kiểm toán hoặc cảnh sát cho đến khi đầu hàng và chịu chi tiền – hoặc không thì sẽ bị mất giấy phép kinh doanh.
Người ta ước tính rằng có đến 1.3 triệu người Nga di cư trong thập kỷ vừa qua, một con số thậm chí còn lớn hơn số người rời khỏi nước Nga sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Một khảo sát thực hiện năm 2011 cho thấy có đến 21 phần trăm người Nga muốn di cư, so với con số chỉ 5 phần trăm người muốn việc này vào năm 1991.
Tôi đi bộ qua một vùng ngoại ô của Moscow, nơi dù thời tiết đang đẹp nhưng cũng chỉ thấy số người ít ỏi đi bộ trên đường. Đột nhiên tôi thấy mình mất phương hướng, không thể nào tìm ra được lối vào đường tàu điện ngầm tôi đang muốn đến.
Tôi đã dừng và hỏi đường đi một người phụ nữ đang đi bộ cùng cô con gái nhỏ bằng vốn tiếng Nga cơ bản của tôi. Bà ta trả lời bằng tiếng Nga một cách mau lẹ. Khi đó tôi hỏi lại bà ta bằng tiếng Anh chuẩn rằng bà có thể nói chậm hơn được không, và cho tôi biết lối vào tàu điện ngầm ở đâu.
Chúng tôi đã có một cuộc chuyện trò ngắn và tôi hỏi bà về quan điểm đối với tình hình hiện tại của nước Nga, và bà đã lý giải cho tôi về các khó khăn mà người trẻ phải đối mặt trước vấn đề có được việc làm và mức lương để đủ sống.
Bà cho tôi biết rằng theo chính phủ nói thì nước Nga đang có một tình trạng kinh tế rất tốt. Và bà nói tiếp với tông giọng tức tối và đầy thất vọng “Nếu chúng ta giàu có như thế, thì sao chúng tôi lại nghèo khó thế này?”
Bà cũng than phiền về việc di cư của những người thuộc các nước Liên Xô cũ đến các thành phố lớn của nước Nga. “Chúng tôi đang khá là đông đúc rồi”, bà nói với vẻ buồn bã. Bà phản ứng cũng còn lịch sự trước điều mà nhiều người Nga dường như không thể dung thứ được : sự tăng trưởng của việc nhập cư từ các nước láng giềng.
Chính quyền Nga đặc biệt lo ngại về những người nhập cư là người Trung Quốc, những người được nhìn nhận là một phần của “Sự xâm nhập từ Trung Quốc” mà họ phải đương đầu bằng các chính sách hạn chế nhập cư.         Nước Nga Là Một Quyền Lực Kinh Tế
Nền kinh tế nước Nga lớn thứ 9 trên thế giới. Lãnh thổ cực kỳ rộng lớn chứa đựng một nguồn khổng lồ tài nguyên thiên nhiên giá trị. Dãy núi Ural chứa đầy dự trự quặng và khí đốt lẫn dầu, và còn nhiều than đá, gỗ ở vùng Siberia và Viễn Đông nước Nga.
Tuy nhiên, hầu hết các nguồn dự trữ này ở vùng xa, địa thế khắc nghiệt, cách xa các cảng và việc khai thác sẽ rất tốn kém và đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Thêm nữa, tham nhũng tràn lan và thiếu đầu tư về cơ sở hạ tầng đã tác động tiêu cực lên nền kinh tế.
Từ lúc suy thoái kinh tế vào cuối năm 2008, đầu 2009, nước Nga đã có sự tăng trưởng liên tục. Năm 2011, GDP tăng trưởng 4.2 phần trăm, một trong những nước tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế dẫn đầu thế giới. Dầu mỏ và khí đốt tiếp tục là sản phẩm xuất khẩu chính, thứ vốn khiến nước Nga dễ bị tấn công bởi giá năng lượng trên thế giới – như đã thể hiện ra mới đây khi giá dầu giảm đột ngột.
Sự tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản nhà nước gây tác động tiêu cực lên sự phát triển của nền kinh tế Nga. Các công ty sở hữu nhà nước đã tiêu diệt các doanh nghiệp tư nhân. Rosneft – gã khổng lồ về dầu mỏ được kiểm soát bởi nhà nước, và Gazprom – công ty độc quyền về khí đốt thiên nhiên, đã trở thành 2 công ty năng lượng lớn nhất trên thế giới sau khi nuốt gọn nhiều công ty năng lượng tư nhân.                                                        Ẩn Đố Có Tên Putin
Với sự giải thể của Liên Xô và Đảng Cộng sản, và với việc trỗi lên quyền lực của ông Putin, nước Nga chắc chắn là trường hợp đầu tiên trên thế giới về một quốc gia được lãnh đạo bởi cảnh sát ngầm.
Vào thế kỷ 19, Fyodor Tyutchev, một người được xem là là nhà thơ lãng mạn vĩ đại nhất thời gian gần đây đã viết như sau :
Who would grasp Russia with the mind?
For her no yardstick was created:
Her soul is of a special kind
By faith alone appreciated.
Tạm dịch :
Ai có thể thấu hiểu được nước Nga từ tâm trí?
Với cô ta không có chuẩn được tạo ra:
Tâm hồn cô là một thứ đặc biệt
Bởi cứ tin thì mới được đánh giá cao.
Cái điều khó mà hiểu được này đặc biệt áp dụng cho Vladimir Putin, một trong những nhân vật kỳ bí nhất của nước Nga.
Tại nước Nga, từ ngữ và hình tượng còn quan trọng hơn cả hiện thực. Ông Putin, dù có là Tổng thống hay là Thủ tướng, thì ông cũng liên tục lặp đi lặp lại việc dùng các hình tượng để củng cố sự ủng hộ cho các chính sách của ông ta. Một trong những hình tượng này là ý tưởng nước Nga như một pháo đài bị cô lập, bị bao vây bởi các kẻ thù đầy quyền lực, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Tuy thế, bất chấp việc sử dụng các kiểu hình tượng như vậy, tôi nhận thấy rằng có một sự phản kháng lớn lao đối với ông Putin, đặc biệt là từ những người trẻ tuổi và những trí thức ở đủ mọi lứa tuổi.
Nhiều người tin rằng dù cho tham nhũng cứ tồn tại liên tục trước giờ, nhưng nước Nga chưa bao giờ tuyệt như hôm nay. Cái cảm giác như thế này được bào chế bằng nhiều thủ đoạn tinh vi của ông Putin nhằm giữ ngôi quyền lực không muốn đến hồi kết, một điều gây nên vô số lo ngại trong cộng đồng người Nga.                                                                       Tương Lai Của Nước Nga
Tự hào về quá khứ, người Nga giờ đang băn khoăn hơn bao giờ hết để tự do biểu đạt khao khát chính trị, và để tăng trưởng và phát đạt trong một môi trường hòa thuận và thanh bình, một điều mà không thể có được khi ông Putin còn đương nhiệm.
Từ khi có quyền lực, ông Putin đã làm trầm trọng thêm các khía cạnh tiêu cực của chế độ ông ta : hợp nhất quyền lực, kiểm soát chặt chẽ truyền thông và nền kinh tế, thao túng bầu cử, và bức hại những đối thủ đe dọa quyền lực của ông ta. Tuy vậy, ông ta đã vừa nhận thêm sự yêu mến của quần chúng sau khi sát nhập Crimea và ủng hộ những người dân tộc Nga đang sống tại Ukraine.
Theo các tình huống hiện tại mà xét, sẽ không thể nào có thể dự đoán chắc chắn được chiều hướng mà các sự kiện này sẽ đi đến. Tuy nhiên rõ ràng rằng các lãnh đạo của người Nga đang phải đối mặt với các vấn đề có phạm trù lan rộng và phức tạp. Cách mà họ phản ứng trước các thách thức này sẽ xác định ra mô hình quốc gia mà nước Nga sẽ trở thành.
Tiến sỹ César Chelala là người từng thắng giải của Câu lạc bộ Báo chí Hải ngoại của Châu Mỹ (Overseas Press Club of America) và giải thưởng báo chí quốc gia của Argentina.
http://vietdaikynguyen.com/v3/28645-lieu-de-quoc-nga-se-hoi-sinh/
                                         *****
    Will the Russian Empire Be Reborn?                      By Dr. César Chelala | January 14, 2015
Children play in the snow atop a self-propelled SU-76 tank at a local military museum in the city of Nizhny Novgorod, about 270 miles from Moscow, on Jan. 11, 2015. (Kirill Kudryavtsev/AFP/Getty Images)
Children play in the snow atop a self-propelled SU-76 tank at a local military museum in the city of Nizhny Novgorod, about 270 miles from Moscow, on Jan. 11, 2015. (Kirill Kudryavtsev/AFP/Getty Images)
I’m sitting at a McDonald’s, drinking cappuccino and eating a croissant with a spectacular view of one of the most famous monasteries in the city, if not the country.
This situation would not be unusual except that it takes place in St. Petersburg, and the monastery is not a common one. It is the Alexander Nevsky Monastery, named in honor of the most important and admired hero in Russian history.
Nor is it common that two countries’ icons, McDonald’s and the Nevsky Monastery, are facing each other. In the monastery are buried prestigious Russian writers, musicians, and artists. The croissant I am eating is a French culinary icon. The cashier at the McDonald’s doesn’t look Russian, but rather looks as if she is a native of one of the former Soviet republics.
This scene is just one more example of the scope of globalization and how it affects the world today.                                                             The Impact of Communism
The years of communism have left their mark on the character of many Russians. They seem introspective and disillusioned, perhaps due to lack of certain freedoms at the time of the Soviet Union, a situation I also observed in Armenia several years ago.
As some young Armenians told me at the time, and as I was also told by several Russian friends, during the years of the Soviet Union, although their basic needs were covered, there was enormous pressure not to be different and creative, thus giving the people a sense of oppression that eventually influenced their character.
After the breakup of the Soviet Union in 1991, Russia went through a period of great ferment.
Angela Sem, a young Russian who now lives in New York, told me, “After the destruction of the Soviet Union there was a period of confusion, of lack of rules and lack of business ethics where people with strong personal initiative took advantage of the situation to start building huge fortunes. Those people close to power were obviously the most favored.”
The result is that today Russia is developing as a “bipolar” society, where a small minority has enormous wealth and the vast majority of the population lives in middle class or lower-middle class standards.                  The Allure of Exile
The lack of opportunities and growing economic difficulties entice many young people (among them many artists) to emigrate, particularly to Europe and the United States.
Those that emigrate are mostly young people who want to broaden their horizons and have better opportunities. They feel curtailed by the prevailing climate of corruption in the country. For example, merchants who refuse to pay bribes are visited by fire inspectors, tax auditors, or the police until they give up and pay—or they have their businesses closed.
It is estimated that 1.3 million Russians emigrated over the last decade, an even greater number than those who left after the collapse of the Soviet Union in 1991. A survey conducted in 2011 found that 21 percent of Russians want to emigrate, compared with 5 percent who wanted to in 1991.
I walk through a suburb of Moscow where, despite good weather, I find few people walking on the streets. Suddenly I feel disoriented, unable to find the entrance to the subway I was looking for.
I stop a woman walking with her young daughter and ask her, in my basic Russian, for directions. She quickly replies in Russian. When I asked her to speak more slowly she tells me, now in perfect English, where the subway entry is.
We have a brief chat and I ask her for her view on the current situation in Russia, and she explains the difficulties faced by young people who want to have a job and a salary that allows them to live well.
According to the government, she tells me, Russia has a very good economic situation. And then she says, in a tone of irritation and almost of despair in her voice, “If we are so rich, why then are we so poor?”
She also complains about the great immigration from the former Soviet republics to major Russian cities. “Pretty much we are being crowded out,” she says sadly. She was responding politely to what many Russians seem to be intolerant to: the growing immigration of people from neighboring countries.
Russian authorities are particularly concerned about Chinese immigrants, who they see as part of a “Chinese infiltration” that they must counter with restrictive immigration policies.                                            Russia as an Economic Power
The Russian economy is the ninth largest in the world. Its vast territory contains huge amounts of valuable natural resources. The Ural Mountains are full of minerals and gas and oil reserves, and there is plenty of coal and timber in Siberia and Russia’s Far East.
However, most of these reserves are located in remote, harsh regions far from ports, a situation that makes their exploitation very expensive and demands large capital investment. In addition, widespread corruption and lack of investment in infrastructure negatively affects the economy.
Since an economic recession in late 2008 and early 2009, Russia has experienced continuous growth. In 2011, its GDP grew by 4.2 percent, one of the highest among the world’s leading economies. Oil and gas continue to be the country’s main exports, which makes Russia highly vulnerable to world energy prices, as shown by the recent dramatic decreases in the price of oil.
Growing state capitalism is having a negative effect on Russia’s economic development. Government-owned companies are eliminating private enterprise. Rosneft, the state-controlled oil giant, and Gazprom, the natural gas monopoly, became two of the largest energy companies in the world after eating up private energy companies.                        An Enigma Called Putin
With the disintegration of the Soviet Union and the Communist Party, and Putin’s subsequent rise to power, Russia is probably the first case in the world of a country led by its secret police.
In the 19th century, Fyodor Tyutchev, considered one of the last great Russian romantic poets wrote the following:
Who would grasp Russia with the mind?
For her no yardstick was created:
Her soul is of a special kind
By faith alone appreciated.

This difficulty in understanding applies particularly to Vladimir Putin, one of Russia’s most enigmatic personalities.
In Russia, words and symbols are more important than reality. Putin, either as president or as prime minister, has repeatedly tried to use symbols to rally support for his policies. One of these symbols has been the idea of Russia as an isolated fortress, surrounded by powerful enemies, particularly the United States.
Despite the use of these symbols, however, I have noticed a great deal of antagonism directed toward Putin, particularly from young people and intellectuals of all ages.
Many people believe that, although there has always been corruption in Russia, it has never been as great as now. This feeling is compounded by Putin’s maneuvers to stay in power indefinitely, which causes tremendous concern among Russians.                                       Russia’s Future
Proud of their past, Russians are more anxious than ever to freely express their political desires, and to grow and thrive in an atmosphere of peace and tranquility, something not possible with Putin in office.
Since taking power, Putin has exacerbated the negative aspects of his regime: consolidation of power, strict control of the media and the economy, electoral manipulation, and persecution of those who oppose his regime. However, he has gained popularity after the annexation of Crimea and his support for ethnic Russians living in Ukraine.
Given these circumstances, it is impossible to predict with certainty the direction events will take. It is clear, however, that Russian leaders face a wide and complex range of problems. How they respond to these challenges will determine the kind of country that Russia will become.
Dr. César Chelala is a winner of an Overseas Press Club of America award and a national journalism award from Argentina.
http://www.theepochtimes.com/n3/1197273-will-the-russian-empire-be-reborn-2/